Đề tài của Hult Prize năm nay – Giải Nobel cho sinh viên là  “𝗙𝗢𝗢𝗗𝗙𝗢𝗥𝗚𝗢𝗢𝗗” - "Biến lương thực thực phẩm thành động lực thay đổi mới" với mong muốn thúc đẩy các bạn sinh viên trẻ tạo ra những sáng kiến, những thay đổi mang tính đột phá cho hệ thống lương thực thế giới.
Bản thân mình xuất phát từ gia đình từng làm nông (tuy nhiên chưa tiếp cận nhiều với nông nghiệp), và cũng đang tham gia cuộc thi này. Được tiếp xúc, chứng kiến và tìm hiểu những vấn đề thực phẩm và nông nghiệp nên đã rút ra một điều rằng: NẾU CHÚNG TA KHÔNG MÙ QUÁNG THÌ CÓ LẼ CUỘC CÁCH MẠNG LƯƠNG THỰC ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TỪ RẤT LÂU RỒI.

Cách mạng lương thực đang được nói đến là gì? Đó là thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified organism – GMO), một đề tài đã và đang được bàn cãi rất nhiều ở khắp mọi nơi trên thế giới, những cuộc biểu tình, những bài báo đa chiều về vấn đề này nổi lên như một hiện tượng, kéo theo là những con người không hiểu biết về khoa học đi lôi kéo những kẻ cũng không biết gì về khoa học tẩy chay những nghiên cứu mang tính cách mạng này.

GMO là gì?

Như một cách phối giống cây trồng để tạo ra những thể trạng trội của cá thể khác (việc con người đã và đang làm mấy ngàn năm nay), những giống cây GMO được cấy những đoạn gen được nhân bản( clone) từ chính loại cây đó nhưng đã được điều chỉnh để có những đặc điểm sinh tồn tối ưu hơn, như là chống được các loại bệnh, sâu, chống chọi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất.
Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn ngày nay được tạo ra thông qua các phương pháp phối/ ghép giống truyền thống. Nhưng việc biến đổi cây trồng, vật nuôi thông qua phương pháp truyền thống này mất nhiều thời gian và khó tạo ra những thay đổi cụ thể. Sau khi các nhà khoa học phát triển kỹ thuật di truyền vào những năm 1970, quá trình biến đổi giống cây trồng được diễn ra nhanh hơn với những đặc tính mong muốn.
Biến đổi gen vẫn là việc cả ngàn năm nay con người vẫn làm

Vì sao GMO được cho là một cuộc cách mạng lương thực?

Để kể về những lợi ích mang lại thì có lẽ không kể hết được, để tóm tắt lại thì GMO giúp tạo ra nền nông nghiệp bền vững và giải quyết những nạn đói trên thế giới như:
Giống cây trồng được trong điều kiện khắc nghiệt giảm nguy cơ mất mùa
Giống cây phát triển cần ít nguồn tài nguyên để trồng như lượng nước nhiều, đất dinh dưỡng tốt(những thứ khan hiếm ở các nước nghèo)
Giống cây tiết ra những chất khiến sâu bọ không thể tấn công được nhưng vô hại với người, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu
Giống cây được điều chỉnh gen để tạo ra loại dinh dưỡng phù hợp với những nơi thiếu nguồn lương thực thay thế (như gạo vàng có nhiều Vitamin A thay thế cho Cà rốt)Và nhiều nhiều những ưu điểm khác nữa.
Những đặc điểm nêu trên khiến việc nuôi trồng thực phẩm biến đổi gen quy mô lớn tạo ra ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, hệ thống lương thực thế giới, tạo sự tiếp cận đến nguồn lương thực dồi dào dễ hơn với những nước ít phát triển đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường, nâng tầm nông nghiệp bền vững.
Gạo vàng (Golden rice) bên phải, được biến đổi gen để mang nhiều Vitamin A hơn, giúp tiết kiệm đất trồng thêm cà rốt và đảm bảo dinh dưỡng.

Vậy tại sao vẫn có những ý kiến trái chiều phản đối GMO?

Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của một số người, đã thế còn bị dắt mũi như trâu với bò. Tuy không có căn cứ nào cụ thể và bằng chứng gần như bằng 0 về những trường hợp tiêu cực của GMO đối với con người, những cuộc biểu tình vẫn nổ ra vì họ cho rằng (và được bảo rằng) GMO gây biến đổi gen trong người gây ra ung thư và giảm kháng thể khiến cho cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.
Phỏng vấn một người biểu tình. GMO là gì? . Em cũng đếu biết nữa anh ạ.
Về phía chính phủ, sự áp lực từ dân chúng khiến cho nhiều nước ban hành lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen, những lệnh cấm xảy ra càng dấy lên niềm tin về tác động xấu của GMO với toàn thế giới, vô tình tạo ra cái nhìn xấu về thành tựu đột phá này đến nỗi, có một lần miền Nam Châu Phi chịu hạn hán nặng, chính phủ Mỹ đã viện trợ lương thực, nhưng được nghe tin những lương thực đó trồng từ giống cây biến đổi gen nên họ đã từ chối nhận. 
Về phía thế hệ chúng ta, những con người của thời đại mới nói chung và những người tham gia những cuộc thi như Hult Prize nói riêng, mỗi chúng ta có trách nhiệm thu nạp đúng thông tin vào trong đầu, đồng thời xúc tiến những nghiên cứu  mang lại giá trị tích cực đến với xã hội và toàn thế giới.

Sẽ ra sao nếu cả thế giới hưởng ứng GMO?

GMO ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp bền vững và thịnh vượng của hệ thống lương thực thế giới.
Từ khi Mendel lai tạo thành công hai loại đậu Hà Lan khác nhau và xác định quá trình di truyền cơ bản năm 1866, cho đến hiện nay khi có một số thành tựu đáng kể một số sản phẩm GMO đã được thương mại hóa tuy nhiên vẫn ở quy mô nhỏ. Các thế hệ đã chứng kiến những phát hiện mang tính nhân loại từ khoa học, việc trao niềm tin vào cách mạng lương thực tạo ra từ GMO là điều đúng đắn để giải quyết những vấn đề nhức nhối trong hệ thống lương thực toàn cầu, nạn đói khắp nơi đáng lẽ bây giờ đang được giải quyết triệt để, đồng thời tạo ra nông nghiệp bền vững. Nhưng trước hết chính phủ và người dân cần đặt việc phủ nhận đúng chỗ ở khía cạnh nào khác của khoa học. Những người nông dân cần lĩnh hội kiến thức về môi trường thay vì tập trung vào tối đa hóa khai thác nông sản bằng sản phẩm vô cơ.
Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu như ai cũng đón nhận tiến bộ khoa học, chúng ta chỉ có nhau, không có bàn tay vô hình nào có thể cứu vớt được những tổn hại mà con người đang gây ra cho trái đất này.
By Khuong Duy Pham, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.