Những gì đang diễn ra ngay trước mắt không còn là những điều mơ hồ hay có thể phớt lờ được nữa. Dịch bệnh có thể bạn không tin, bạn có thể cho đó là trò lừa, nhưng sạt lở đất, cháy rừng, cầu đường hư hỏng, nhà cửa tan hoang, lũ quét, thất nghiệp, đói khát... tất cả những thứ này đang tấn công thẳng vào cuộc sống của chúng ta. Bạn nhìn mà không thấy sao? Những người trong xóm của bạn đang ngồi khóc vì mất đi tất cả. Đó là thực tế, ngay lúc này! Chỉ vì bạn không cảm thấy đau đớn giống họ mà bạn nghĩ rằng những điều này không có thật sao?
Nếu tất cả những thảm họa tự nhiên, những gì đang diễn ra trước mắt không làm bạn tỉnh ngộ, vậy thì điều gì mới có thể đánh động được bạn? Hoả tiễn bay vào nhà bạn có đủ để bạn bắt đầu quan tâm không? Hay đến lúc đó bạn mới nhận ra tất cả những điều bạn bỏ qua, đã quá muộn?
Bạn nhìn vào nước Mỹ, cái đất nước mà bạn tin tưởng là cái nôi của thế giới, nó cũng đã bị đánh sập từ hôm qua rồi, nền kinh tế to lớn đó cũng không chịu nổi sự tấn công của thực tại. Vậy mà bạn nghĩ đất nước mình sẽ sớm phục hồi? Bạn nghĩ chúng ta có thể dùng tay không mà dựng lại mọi thứ đã bị sụp đổ ư? Hay bạn chờ người quyền lực nào đó tới cứu? Giống bụt hiện ra khi con khóc ư?
Đây không phải là thời gian để lạc quan một cách mù quáng hay nghĩ rằng mọi thứ sẽ ổn định trong một đêm. Có những công trình phải mất hàng trăm năm để xây dựng, và chúng đang bị phá hủy ngay trước mắt. Liệu bạn có sống đến thời điểm chúng được tái dựng không, hay bạn sẽ tiếp tục giả vờ không nhìn thấy cho đến khi mọi thứ thực sự đổ sụp lên đầu mình?
Này, nói thật nhé, cả nước chẳng ai còn xu dính túi, nhưng không hiểu sao vẫn thấy mọi người đóng bộ, ra vẻ "ổn" lắm. Ổn gì mà ổn? Cái nhà, cái xe, thậm chí cả điện thoại đang cầm, bạn có chắc là của mình không? Hay là nợ như chúa chổm mà cứ làm như đang sở hữu tất cả? Nợ là nợ, thuê dài hạn thì gọi đúng tên đi chứ sao lại nghĩ là "tài sản" của mình? Vậy mà vẫn cứ cố đóng vai “đại gia” với nhau, nhưng mà đóng kịch mãi thì kịch cũng tàn thôi!
 Cả nước túng quẫn mà vẫn còn ngồi đó chờ phép màu rơi xuống? Nghe này, nếu không sản xuất thì lấy cái gì mà ăn, mà có cái gì để xuất khẩu nữa? Không xuất khẩu được bất cứ cái gì, rừng cây xấu xí, du lịch không có đường thở thì có hết suy thoái không? Bạn nghĩ mọi thứ tự dưng hồi sinh, còn tiền đổ vào túi bạn à? Mơ tiếp đi!
Người ta nói "ai còn cái gì thì share cái đó đi," nhưng rõ ràng đang giữ chặt như báu vật rồi để bị đánh từng người một. Thiên tai, chiến tranh, chẳng chừa một ai đâu, cứ ngồi đó mà đợi đi rồi sẽ thấy. Ok?
Thôi, tỉnh lại đi! Còn kịch bản nào để diễn nữa đâu? Hết rồi! Giờ là lúc làm gì đó thực tế đi chứ. Thấy cả xóm đang la hét không? Không còn tiền, không còn cái gì để ăn, mà mọi người thì vẫn cứ chờ. Nhưng chờ cái gì? Ai đến cứu bạn? Không ai hết. Chỉ còn chính bạn và những người quanh bạn. Đoàn kết là lối thoát duy nhất.
Thế thì sao không đứng lên, gom tất cả lại mà bắt tay làm cái gì đó đàng hoàng? Không sản xuất thì lấy gì mà sống? Share hết những gì còn lại, cùng nhau làm thì mới có đường mà sống qua giai đoạn này.
Thử nghĩ xem, hết tiền, hết cái ăn, hết luôn cả hy vọng. Cứ giả vờ là ổn đi, đến khi cả xóm cùng bị đập thì chẳng còn đường mà lui nữa. Thiên tai, chiến tranh không quan tâm đến việc bạn là ai, hay bạn đã từng có gì. Nó đến và quét sạch hết. Không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ nhận ra chẳng có gì mà ngồi chờ cả.
Giờ thì nghĩ đi, bạn còn gì để mất nữa không? Hay bạn vẫn còn "bảo bối" nào đó đang giấu kín mà chưa chịu chia sẻ? Share đi! Ai còn cái gì thì gom lại, chung sức mà sống sót qua ngày. Ngồi đợi gì nữa? Có ai ngoài kia sẽ đến gõ cửa nhà bạn và phát cho bạn một cái bánh mì ấm nóng không? Không có đâu!
Đừng ngồi đó mà chờ được gọi là "đại ca" hay đại gia nữa. Lúc này chẳng ai quan tâm bạn là gì trước đây. Điều mọi người cần là ai đó dẫn dắt, ai đó có thể tập hợp mọi người lại và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cái mác "đại ca" đâu có giúp gì khi cả làng đang đói khát? 
Thời điểm này, một người biết hành động giá trị hơn cả đống lời nói hay lời hứa hẹn viển vông. Bạn có thể là người đứng lên, gọi mọi người lại và bảo, "Thôi, ngừng mơ mộng. Bắt tay vào làm thôi, không thì tất cả chúng ta chỉ còn nước đói mà chết."
Còn nữa, nghĩ đến cảnh làm bộ làm tịch với nhau mãi mà thấy mắc cười. Cả xóm không ai có tiền mà ai cũng cố tỏ ra mình đang "ổn". Còn nếu bạn vẫn còn tiền thì chúc mừng bạn, bạn đã là vua của cái xóm bạn rồi. Có khi là vua của đất nước luôn ấy. Thôi tỉnh mộng đi, chẳng có gì ổn đâu. Mọi thứ đang sụp đổ, và nếu chúng ta không cùng nhau xây dựng lại từ đầu, thì chẳng còn gì mà giữ nữa.
Vậy nên, đứng lên, gọi mọi người lại, làm gì đó ngay. Chứ còn đợi gì nữa đây?
Lúc này, mọi người đều nói về sự sụp đổ, về những cơn bão quét qua không chỉ ở trên trời, mà còn quét qua cả cái nền kinh tế vốn tưởng là vững chãi. Thị trường thì cứng đơ, như thể tất cả đã đứng im, không ai nhúc nhích, không ai làm gì. Nhưng mà nhìn xung quanh xem, trong cái im lặng đó, cái gì đang chờ? Chờ đến khi bị đập tan tành rồi mới chạy loạn lên à?
Hết lần này đến lần khác, cả xã hội như chỉ đang quay vòng trong cái vòng luẩn quẩn của sự sụp đổ và phục hồi, nhưng thực ra là không có phục hồi nào cả. Tất cả chỉ là sự chắp vá, những mảnh vỡ được gom lại, dán lại, chờ bị đập nát thêm một lần nữa.
Nhìn vào, bạn có thấy được sự hoang tàn, những mảnh vụn rơi rụng từ nền kinh tế từng mạnh mẽ? Những cây cầu, những con đường, những công trình xây dựng hàng thế kỷ, giờ thì chỉ còn là tàn tích. Người ta cứ đi qua, cứ nhìn mà chẳng ai thực sự dừng lại để tự hỏi: Chúng ta đã làm gì với cái mà chúng ta từng có?
Cái gì đã đập nát tất cả? Có phải chỉ là thiên tai? Hay còn cả những quyết định sai lầm, những lựa chọn ngắn hạn, chạy theo lợi ích mà quên đi cái lớn hơn? Bạn nghĩ rằng chỉ cần đứng nhìn, chờ thêm một chút, mọi thứ sẽ quay lại như cũ sao? Không đâu. Những gì bị đập nát, không thể chỉ qua một đêm mà tự nhiên mọc lại. Những gì mất đi, có khi là mãi mãi.
Bạn còn nghĩ rằng mình có thể sống sót qua cơn sóng gió này mà không cần làm gì? Nhìn xem, cả xóm không ai còn tiền. Không ai còn gì. Vậy mà cứ giả vờ như mọi thứ vẫn ổn. Đến bao giờ chúng ta mới tỉnh ra? Đến khi nào mọi người mới hiểu rằng chúng ta cần phải hợp sức lại, không phải chỉ để sống sót, mà còn để tồn tại một cách có ý nghĩa.
Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn nhìn vào ai đó và thấy họ đang tuyệt vọng không? Họ ngồi đó, không phải vì họ muốn, mà vì họ không biết phải làm gì tiếp theo. Và bạn cũng vậy thôi, nếu cứ tiếp tục ngồi chờ. Ai còn cái gì thì phải chia sẻ, phải kết hợp với nhau. Nếu không, cái đập tới không chỉ làm tan tành những gì còn sót lại, mà còn phá nát luôn cả ý chí sống sót của mỗi người.
Chúng ta không thể sống tách biệt, mỗi người một mảnh. Bạn nghĩ rằng mình giữ lại một chút gì đó cho riêng mình thì sẽ thoát khỏi cơn bão này? Sai rồi. Cái giữ riêng đó chẳng giúp được gì. Khi cả xã hội đã đổ vỡ, bạn sẽ bị kéo theo, dù muốn hay không. Chúng ta phải đứng lên, phải hợp tác với nhau, không còn cách nào khác. Không ai đến cứu đâu. Không ai cả.
Ngồi đó mà nghĩ về "ổn định", về "phát triển", nhưng thật ra bạn có bao giờ nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cái xóm mình chưa? Cứ mãi mơ mộng đến cái gì đó to tát, hội nhập, phát triển quốc tế, nghe cho sang miệng chứ cái xóm của bạn có ổn đâu! Nhìn đi, cái nền tảng của mọi thứ, cái xóm bạn mà còn chưa ổn thì bạn định phát triển cái gì?
Thế giới này, đất nước này, tất cả đều phải bắt đầu từ xóm nhỏ bạn đang ở. Bạn muốn đất nước ổn định, mà cái xóm quanh bạn còn đang lục đục thì lấy đâu ra yên bình? Mơ à?
Bạn lo cho cái xóm trước đã, bỏ qua mấy cái hội nghị, hội nhập đi, nghe nhức đầu lắm! Cả xóm tin tưởng bạn, nghe đã thấy sướng hơn cả đống like ảo trên mạng rồi đúng không? Đừng có ảo tưởng mấy cái follower trên mạng xã hội làm gì, thực tế mà nhìn đi, một cộng đồng thực sự tin bạn nó quý hơn gấp trăm lần.
Mà này, thử nghĩ mà xem, nếu bạn được cả cái xóm công nhận, rồi từ từ mấy xóm quanh đó cũng tin tưởng, thì bạn nghĩ xem mình đang có gì? Uy tín thật sự, không phải cái nút like hão trên màn hình. Một xóm ủng hộ bạn bằng cả trái tim thì nó còn giá trị gấp 10 lần đống follower trên mạng. Bạn đang sống thật với những người thực sự quan tâm, chứ không phải chạy theo cái thế giới ảo mà chẳng ai biết bạn là ai đâu.
Giờ bạn nghĩ coi, nếu cái xóm bạn, từng nhà, từng người đều đồng lòng tin tưởng và ủng hộ bạn, thì cái vị thế của bạn nó khác thế nào? Đứng đầu xóm, có tiếng nói trong cộng đồng, đó mới là điều đáng nể. Đừng có ngồi đấy mà tưởng tượng mình nổi tiếng trên social media, dẹp hết đi. Bạn chỉ cần thật sự dẫn dắt cái xóm của mình thôi, thì cái danh tiếng thật sự nó sẽ đến theo cách tự nhiên nhất. Social media thì sao? Nó chỉ là ảo mà thôi, cái thực sự giá trị là lòng tin của cộng đồng quanh bạn.
Ổn định đến từ những điều nhỏ nhất, từ cái xóm nhỏ bé của bạn. Xóm ổn định, thì bạn ổn định, từ đó cả đất nước cũng mới ổn được. Nhưng mọi thứ phải bắt đầu từ điều gì thực tế nhất, không phải mấy thứ viển vông trên mạng.
Cái xóm của bạn tin tưởng bạn, thế là đủ rồi. Bạn có tiếng nói ở đây, có giá trị ở đây, thì mọi thứ sẽ từ từ đến. Cứ làm thật, sống thật, rồi tự nhiên mấy cái follower ảo kia sẽ chẳng còn ý nghĩa gì so với cả một cộng đồng thật sự tôn trọng và nghe theo bạn.
Bạn nghĩ mình sẽ làm được gì với đống con số vô hồn đó khi chẳng ai trong xóm của bạn biết bạn là ai? Bạn không thể sống bằng sự nổi tiếng trên mạng khi mà cái xóm nhỏ nơi bạn đang ở không ổn định, không có niềm tin vào bạn.
Bạn nhìn đi, cái xóm của bạn mới là nơi thực sự cần sự thay đổi. Bạn ngồi đếm like, nhưng thực tế là hàng xóm của bạn không quan tâm đến điều đó. Cái gì mới thật sự quan trọng? Làm sao mà ngồi lo lắng về cái gì đang diễn ra ở đâu xa xôi, trong khi ngay trước cửa nhà bạn, mọi thứ đang lộn xộn, mất phương hướng? 
Hãy tưởng tượng thế này, mỗi ngày bạn kết nối thêm một người trong xóm, thì điều đó chẳng khác nào bạn có thêm một follower thật sự cả. Nhưng không phải cái kiểu follower ảo lướt qua trên mạng đâu, mà là người thật, việc thật. Mỗi người bạn giúp đỡ, mỗi người bạn kết nối, đó là một sự gắn kết thật. Nghĩ mà xem, sau một năm bạn đã kết nối với bao nhiêu người? Không chỉ là xóm bạn, mà còn xóm khác, khu vực khác, thậm chí là cả nước. Uy tín của bạn lúc đó, có khi còn mạnh mẽ hơn cả một influencer trên mạng, mà điều quan trọng hơn là nó thật.
Hãy tự hào đi, vì đó là sức mạnh của cộng đồng, là sự gắn kết mà không ai có thể chối bỏ. Mỗi lần bạn gặp gỡ thêm một người, giúp đỡ thêm một gia đình, bạn không chỉ xây dựng uy tín, mà còn tạo ra một chuỗi kết nối bền vững. Cái uy tín của bạn lúc này không chỉ nằm ở con số mà nó còn là cái tâm, cái tình với mọi người xung quanh.
Hội nhập hả? Nghe có vẻ hoành tráng đấy! Nhưng hội nhập cái gì khi nước mình như cái trái chôm chôm vậy? Này, bạn có biết bên ngoài người ta đang xung đột, chiến tranh, căng thẳng từng phút từng giây. Mà bạn thì vẫn ngồi đó, mơ mộng về chuyện hội nhập toàn cầu. Hội nhập với ai? Bạn định nhập vào cái gì khi trong nước còn chưa yên?
Nhìn lại đi, nước mình đang rối tung rối mù. Còn bao nhiêu chuyện chưa giải quyết xong, mà cứ thích chạy theo hội nhập quốc tế. Lo ổn định trong nước trước đi, ổn định từ cái xóm của bạn, từ cái khu phố bạn đang sống, rồi tính tiếp. Chứ đừng mơ màng về chuyện to tát xa xôi khi chính nơi mình ở còn không vững.
Thử hỏi: cái xóm bạn đang lộn xộn, người ta còn chưa có miếng ăn, đất đai tranh chấp, mâu thuẫn chưa giải quyết xong, thì hội nhập cái nỗi gì? Bạn muốn hội nhập mà chân chưa vững, thì chẳng khác gì chạy trên cát. Nền tảng yếu thì sao mà chạy được?
Nước ngoài người ta đang đóng cửa, chặn biên giới, căng mình với xung đột, còn bạn thì ngồi đây mơ mộng về chuyện kết nối toàn cầu. Thực tế đi! Nếu nước mình chưa vững, chưa có gì ổn định, thì sao mà hội nhập được? Bạn có thấy ai đang đứng giữa cơn bão mà cứ muốn mở toang cửa ra ngoài không? Nước mình cũng thế thôi. Nội bộ chưa xong, chưa ổn, thì đừng nghĩ đến việc nhập với hội nào cả.
Cứ thử tưởng tượng bạn có một ngôi nhà, mà bên trong rối tung: cửa thì lung lay, mái thì dột, còn tường thì nứt. Bạn sẽ lo sửa trong nhà trước, hay là đi khoe với hàng xóm rằng mình chuẩn bị mở party? Chẳng ai lại làm thế. Lo cái nhà mình yên ổn trước đi, rồi tính tiếp. Nước cũng vậy thôi. Đừng mơ mộng quá xa, lo cho mình vững đã, rồi muốn hội hay nhập gì thì tính sau.
Nghĩ mà thấy buồn cười, bạn cứ lo nói về hội nhập, nhưng mà thử xem, ai đang đứng sau lưng bạn? Xóm bạn có tin tưởng bạn không? Hàng xóm của bạn có ổn định chưa? Nếu ngay cái chỗ bạn sống còn chưa ai tin tưởng bạn, thì sao mà đòi kết nối với người khác? Cái gốc phải vững thì mới xây được nhà, mà nhà vững rồi thì mới đi ra ngoài chơi được.
Bớt mơ về hội nhập toàn cầu đi. Nhìn xuống chân mình, lo ổn định trong nước trước, xây dựng lại từ cái xóm, từ cái khu phố mình ở. Kết nối với những người xung quanh, tạo ra lòng tin, sự ổn định từ bên trong. Rồi lúc đó, bạn mới có cơ sở để nói chuyện hội nhập. Còn giờ, ngồi mơ tiếp cũng chỉ thêm nhức đầu.
Có những lúc, ta cứ nghĩ rằng cho đi là mất mát, rằng nếu cứ mở lòng và mở hầu bao, ta sẽ chẳng còn gì cho bản thân mình. Nhưng thử tưởng tượng mà xem, có người đã cho đi tất cả những gì họ có, không chỉ là tiền bạc, mà là cả niềm tin vào tương lai của cộng đồng. Và rồi, điều kỳ diệu đã xảy ra.
Câu chuyện không mới, nhưng mỗi khi nghĩ lại vẫn thấy rung động đến tận sâu thẳm trái tim. Khi bà Phương Hằng bắt đầu cho đi, đâu đó vẫn có người mỉa mai. Ai lại lấy công sức tích lũy bao năm để đem cho người khác? Nhưng bà biết điều gì sâu xa hơn. Bà hiểu rằng, giúp người khác đứng vững, là cách tốt nhất để tự mình trụ lại giữa sóng gió. Bởi vì, khi mọi người ổn định, thì họ sẽ trở thành bức tường bảo vệ cho bà.
Những đứa trẻ trong xóm khi được bà trao cho cơ hội, chúng lớn lên và hiểu ra giá trị của lòng biết ơn. Chúng không còn nhìn bà chỉ là một người giàu có, mà là người đã tạo nên cuộc sống yên bình cho cả cộng đồng. Bà không chỉ cho tiền, bà đầu tư vào sự ổn định, và rồi sự ổn định đó trở thành một tấm khiên khổng lồ bao bọc quanh bà. Mọi người xù lông bảo vệ bà, như cách mà một biểu tượng của hòa bình, của sự đoàn kết và hợp tác cần được giữ vững.
Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là việc bà có bao nhiêu tiền, mà là bà đã biến tiền thành niềm tin. Niềm tin không mua được bằng bất kỳ tờ bạc nào, nhưng một khi nó đã được gieo trồng, thì cả một cộng đồng sẽ đứng lên cùng nhau để giữ lấy. Bà không chỉ là người cho đi, bà là người thắp lên tia sáng trong mắt của từng người. Bà biết rằng khi mọi người ổn định, họ sẽ không chỉ bảo vệ chính họ, mà còn bảo vệ ai đã giúp họ có được điều đó.
Và rồi bạn sẽ thấy, sức mạnh không nằm ở chỗ bà đã cho bao nhiêu, mà ở chỗ bà đã tạo nên một cộng đồng vững vàng đến mức chính cộng đồng đó sẵn sàng bảo vệ bà như bảo vệ niềm tin vào cuộc sống mà họ đang có. Đây không chỉ là chuyện của một người, mà là chuyện của tất cả chúng ta. Khi bạn cho đi đúng cách, bạn không bao giờ mất mát, bạn chỉ đang xây dựng nên điều lớn lao hơn.