Để tôi kể cho các bạn nghe thời trẻ (trâu) huy hoàng của tôi. Nó như thế này...
Cách đây 4 năm, tôi vẫn là thằng sinh viên đại học vô tư, có chút kiến thức hơn tẹo người bình thường nên hay lên mạng tham gia những cuộc đấu phím không hồi kết (những người như thế bây giờ người ta gọi là "anh hùng bàn phím" đấy). Hồi đó trên Facebook có cái trang "Nhật ký yêu nước" (thực ra đéo biết yêu nước hay không mà chỉ thấy đăng toàn thông tin không rõ nguồn gốc để gây chia rẽ), tôi rất hay ngứa mắt nhảy vào comment. Hồi đó tôi cũng tin rằng tôi - là một thằng "khác người, đặc biệt" - có sứ mệnh phải đưa tri thức và lẽ phải tới mọi ngóc ngách (trên internet).
Và đó cũng chỉ là một phần trong những thứ mà tuổi trẻ nông nổi của tôi có. Và thực sự, cầu được ước thấy, tôi đã trở nên khá "khác người, đặc biệt" - bằng chứng rõ nhất là tôi đã bỏ học đại học khi đã học tận năm cuối. Ôi, cả một thời huy hoàng!

Nhân tiện nói về chuyện học hành, có thể bạn sẽ quan tâm tới bài viết này, vì nó có kể về cuộc đời học sinh vừa huy hoàng vừa thất bại thảm hại của tôi:

... Nhưng thực ra nó đéo huy hoàng lắm như tôi vẫn lầm tưởng. 4 năm trôi qua, tôi nhìn lại những gì mình đã làm và nhận ra rằng bản thân đã quá ngu ngốc trong khá nhiều chuyện (nhưng tôi vẫn không - hoặc chưa - hối hận chuyện bỏ học, vì tôi thực sự cảm thấy chán ghét nơi đó và tôi không nghĩ là nó sẽ cho tôi bất kì thứ gì đó thực sự hữu dụng với tôi - ngoài tấm bằng để lót chuột).
4 năm trôi qua, tôi đã nhận ra:

Rằng việc tranh cãi với những kẻ không quen biết trên Facebook sẽ chẳng đi đến đâu

Bởi vì những kẻ không quen biết kia chẳng biết tôi là ai, tại sao họ lại phải tin tôi? Liệu những gì tôi nói có thể giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn đến mức "đáng kể" không? Liệu những gì tôi đạt được có thể biến tôi thành "đại diện của tri thức và lẽ phải" không?
Nếu bạn nghĩ rằng tôi cảm thấy phấn khích khi tranh cãi như thế thì KHÔNG, bạn đã nhầm. Mỗi lần tôi tranh cãi với ai về bất kì vấn đề gì đó - nhất là khi tranh cãi trên internet - tôi cảm thấy cực kì căng thẳng, đến mức toát mồ hôi, phải nghĩ đi nghĩ lại xem những gì mình chuẩn bị nói có chính xác không, có kẽ hở nào để bị bắt bẻ không, ... Cảm giác đó chẳng dễ chịu chút nào. Và kể cả khi tôi có thắng cuộc tranh cãi đó, tôi cũng không cảm thấy hài lòng như tôi mong muốn. Hơn nữa, cũng chưa chắc tôi đã thay đổi được điều gì.
Tôi cũng nhận ra rằng Facebook thực ra là một platform khá tệ (nếu không muốn nói là "rác rưởi") cho những việc tranh cãi như thế, bởi vì mọi cuộc tranh cãi cuối cùng đều dẫn tới những lời gạ chịch mẫu thân người kia. Và vì vậy, thật may mắn khi tôi đã bắt gặp Spiderum và chuyển sang viết về những thứ gây tranh cãi đó ở đây, ví dụ như bài dưới đây (intentional seeding):
Thực ra thì tôi vẫn tham gia vào một số group khoa học, chính trị, xã hội v.v... trên Facebook, tuy nhiên với mục đích là cập nhật thông tin và khám phá cái mới là chính. Đa phần nội dung vẫn khá thiết thực và gần gũi nên tôi vẫn theo dõi đều đều. Tôi cũng unfollow hết tất cả những page không quá thiết thực tới cuộc sống hay công việc của tôi, thế nên bây giờ Facebook tôi khá sạch sẽ (ngoài việc thằng bạn weeaboo của tôi share ảnh anime và manga hơi thái quá).
Đợt trước Facebook bỗng dưng có notification báo có comment mới trong một cái post ở trang "Nhật ký yêu nước", thì ra là có người khác comment. 4 năm trôi qua vẫn có người chịu khó lội hết đống wall of text đó để comment sao? Tôi tò mò nên cũng click vào, vừa là để xem năm xưa mình đã trẩu như thế nào, vừa là để xem có comment gì mới. Hmm, tôi nhận ra rằng ngày xưa mình vẫn còn hổng kha khá kiến thức, nhưng dù sao những gì tôi nói ra vẫn khá hợp lý và lịch sự (và còn dùng tiếng Anh nữa, LMAO). Còn kẻ comment mới kia, đúng như tôi dự đoán, chỉ buông những lời chê bai vô căn cứ. Tôi cười thầm khinh khỉnh, chỉ comment thêm đúng 1 câu nữa rồi unfollow, vì tôi biết rõ tôi mà cố gắng theo đuổi như xưa thì thế nào kẻ kia cũng sẽ tới bước gạ chịch đó. Wew.
Còn một dạo nữa truyền thông rùm beng vụ Trịnh Xuân Thanh. Tôi thì chả quan tâm lắm đâu, nhưng lướt Facebook lại thấy con em họ share cái post của một thằng dở hơi nào đó có link một bài báo (ở một trang báo mà tôi còn chưa nghe tên bao giờ) rằng "Đại sứ quán Đức đóng đăng kí Visa vì Việt Nam bắt Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức" (con em họ tôi muốn đi Đức du học nên lo lắng đó mà). Và việc đầu tiên tôi làm không phải là click vào cái click bait đó, mà là lên google tìm thẳng trang chủ chính thức của Đại sứ quán Đức. Và cho dù tôi có lùng sục khắp mọi chỗ trên cái trang web đó thì tôi vẫn chẳng hề thấy bất kì tin tức nào có đăng thông tin như vậy, và Đại sứ quán Đức ở HCM vẫn cho phép đặt lịch đăng kí Visa. Sau đó tôi đã nhắn con em họ rằng không cần phải lo lắng gì cả vì đó chỉ là tin vịt 100% (như tôi dự đoán, ngay ngày hôm sau Đại sứ quán Đức đã thông báo phủ định cái tin nhảm nhí đó). Tôi cũng thử tranh cãi kiểu ngày xưa với thằng ất ơ kia xem như thế nào, và các bạn biết kết quả rồi đấy: mọi chứng cứ và câu hỏi tôi đưa ra đều được trả lời bằng "bố mày làm trong Đảng (ROFL, nhưng thực ra là đéo) bố mày biết abcxyz, bố mày có xe này đồng hồ nọ" (nói thêm: mở Facebook thanh niên ấy lên toàn thấy ảnh sống ảo, chụp đồng hồ chụp xe chụp Macbook và cả check-in Highlands - REALLY, Highlands sang chảnh vậy sao =)) ?)  và, một lần nữa, cũng không quên bước gạ chịch. Ôi thôi tôi không thể nhịn cười với cái kiểu tranh luận đấy. Và lần đấy cũng càng củng cố niềm tin về sự rác rưởi của cư dân mạng trên Facebook. Thôi dẹp nhé, no next time.
Bài học rút ra: chỉ nên nói và tranh cãi với những người thực sự quan tâm và quan trọng với bạn (con em họ tôi trong câu chuyện trên chẳng hạn). Và chỉ cần thế thôi, tôi tin rằng bạn sẽ tạo ra sự khác biệt còn nhiều hơn việc cố gắng thuyết phục 100 kẻ ất ơ không quen biết trên mạng kia.

Rằng cố gắng trở nên khác người, đặc biệt có thể thực sự làm hại chính bạn

Thực sự là như vậy.
Trong tiếng Anh có câu "be careful of what you wish for" và "with great power comes great responsibility" phản ánh rất chính xác những gì mà tôi muốn nói tới.
4 năm trước, tôi đã ao ước rằng tôi muốn trở nên khác người, đặc biệt. Và rồi tôi đã đạt được những gì tôi hằng ao ước. Tôi đảm bảo với bạn rằng nếu bạn gặp và tìm hiểu kĩ về tôi, bạn sẽ thấy tôi cực kì khác người, đặc biệt - tới mức rằng có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi có vấn đề về thần kinh và đạo đức xã hội.
Và bạn biết bây giờ tôi ao ước cái gì khi đã trở nên khác người, đặc biệt không?
Tôi ước rằng tôi chưa từng có những thứ đó. Tôi ước rằng tôi chỉ là một người bình thường.
Tôi đã đề cập tới sự đặc biệt, khác người trong một bài viết cũ khác:
Nhưng hôm nay tôi muốn nói tới những thứ xa hơn, ngoài tầm của những gì tôi đã viết: bạn làm gì với sự đặc biệt, khác người của bạn?
Là một kẻ trẻ tuổi, nắm được có chút kiến thức và khả năng nhỉnh hơn mọi người, tôi đã ý thức được điều đó và tôi cho rằng tôi luôn đúng (hoặc đa số trường hợp đều đúng). Điều đó đã dẫn tới việc trong nhiều trường hợp tôi chọn cách hành xử đúng nhất, mang lại nhiều lợi thế cho tôi nhất chứ không phải tốt nhất, hợp với mọi người liên quan nhất. Và trong nhiều trường hợp, tôi luôn là kẻ ngẩng cao đầu bước ra khỏi võ đài tưởng tượng mà tôi tạo ra. Điều đó hiển nhiên mà, tội gì mà không tận dụng hết mức những khả năng của bản thân cho sướng?
Phải, tôi đã từng cho rằng tôi thượng đẳng.

Bài liên quan:

Nhưng hệ quả của những hành động thiếu suy nghĩ thấu đáo đó là gì? Là sự cách biệt của tôi với xã hội bên ngoài, là sự ganh ghét của người xung quanh, là sự rối loạn cảm xúc của bản thân.
Bởi vì khi bạn biết quy luật vận động của mọi thứ xung quanh, sẽ chẳng còn điều gì làm bạn bất ngờ. Bởi vì khi bạn biết rằng cảm xúc chỉ là sự giải phóng các hormone trong cơ thể, nó trở thành thứ vô nghĩa. Bởi vì khi bạn biết rằng bạn chẳng bao giờ chết đói được, bạn chẳng có lý do gì để phấn đấu cả.
Còn nữa...
Bởi vì bạn biết rằng người khác yêu thích hay ngưỡng mộ bạn, bạn tự cho mình quyền làm tổn thương họ, lợi dụng họ. Bạn cho rằng họ xứng đáng với cái thứ tình cảm bố thí của bạn. Bạn cư xử như shit nhưng sẽ vẫn có người yêu bạn vô điều kiện, vì điều đó khá dễ xảy ra khi có 7 tỉ dân trên thế giới và càng dễ khi bạn thông minh và đẹp trai (hoặc khi người đó là mẹ bạn). Bạn coi thường những kẻ kém cỏi hơn và tự cho mình cái quyền không chấp nhận sự tồn tại của họ.
Tôi không cho rằng có ai đó có thể tinh thông mọi thứ, nhưng sẽ có người biết đủ nhiều để làm được tất cả những điều trên. Và có lẽ là đáng buồn khi có nhiều người như thế - trong đó có tôi "phiên bản quá khứ".
Và khi bạn đã biết một thứ, bạn không thể ném nó ra khỏi đầu được. Bạn có thể quên nó trong chốc lát, trong một khoảng thời gian, nhưng chỉ cần một kích động nhỏ là ngay lập tức, mọi thứ chợt ùa về trong đầu bạn (trừ khi bạn mắc Alzheimer hay bị mất trí nhớ). Và điều đó thực sự phiền phức và khó chịu nếu như chúng là những kỉ niệm không mấy vui vẻ hay những chuyện không mấy hay ho. Như với tôi, tôi thực sự bị ám ảnh bởi những gì đã trải qua.

Và rằng những gì bạn đọc được, biết được từ đâu đó vẫn chẳng là cái quái gì cả

Bởi vì cuộc sống không phải là việc chép lại những bài thơ bạn đã học thuộc.
Cuộc sống là trải nghiệm.
Bởi vì dù bạn có được học rằng 1cm = 1mm nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ hình dung được 1cm hay 1mm là như thế nào nếu như không cầm cái thước kẻ trên tay. Và bởi vì cuộc sống không chỉ gói gọn trong 2 chữ "đúng", "sai" mà cuộc sống có 3 chiều.
Khi nhìn vào những người trẻ hơn tôi, tôi đều thấy bóng dáng của mình trong đó. Cách đây từng ấy năm, tôi cũng như họ, cũng nông nổi, háo thắng, thượng đẳng. Nhưng bây giờ, có lẽ tôi đã bình tĩnh hơn một chút, cảm thông hơn một chút, thấu hiểu hơn một chút.
Nhưng việc tôi trở nên tốt hơn không phải là không có cái giá của nó. Tôi đánh đổi chúng bằng 2 thứ: đau khổtiếc nuối. Bởi vì mọi thứ chỉ thực sự bộc lộ giá trị thật khi chúng qua đi. Bởi vì chỉ có thất bại và mất mát mới có thể thể hiện giá trị thật.
Thật khó để có thể nói với những người trẻ tuổi kia rằng "này cậu, đừng có cư xử hay hành động như vậy, cậu sẽ hối hận đấy" khi họ vẫn say cơn men chiến thắng, chưa trải qua thất bại hay mất mát đáng kể nào. Nó giống với việc bạn cố gắng khuyên những kẻ đang say đừng uống nữa nhưng họ vẫn khăng khăng một mực là họ chưa say. Chỉ khi qua cơn say, họ mới có thể nhận ra họ đã bỏ lỡ gì, đánh mất gì.
Và bởi vì chính những gì tôi viết ra cũng không thể nào thay thế được những trải nghiệm đó, vì đối với họ, những gì tôi viết cũng chỉ để đọc và biết mà thôi.
Và đó chính là sự thật xót xa của cuộc sống: bạn chỉ có thể thực sự hiểu được khi chính bạn trải qua điều đó.
Thực sự mà nói tôi cũng còn rất trẻ, và đối với những người từng trải hơn, tôi vẫn còn là một kẻ rất non nớt và ngây thơ. Sẽ còn rất nhiều những thất bại, mất mát khác mà tôi sẽ phải trải qua. Tôi cũng chẳng thể biết rằng liệu tôi có thể giữ được đúng hướng mà tôi định đi hay không.
Nhưng tôi sẽ để lại bài viết này, như là một cột mốc để tôi nhìn lại mỗi khi mất phương hướng (hoặc để tự cười vào mặt mình).
Và bạn cũng nên làm như tôi.
Fuck, tôi nghĩ là tôi sẽ lại đi làm muộn sáng hôm sau...