Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu (goal) dù lớn hay nhỏ, đó là thứ ta muốn đạt được trong một khung thời gian nhất định. Có thể bạn muốn kiếm được 1 tỉ khi bước qua tuổi 30. Hoặc giảm 10kg trước mùa hè. Hoặc viết một blog trong tháng tới. Để theo đuổi những thứ vô hình (thành công, giàu có, sức khỏe..), đặt một mục tiêu hữu hình thường là bước đầu tiên.
Còn thói quen (habit), là những thuật toán hoạt động ngầm tạo nên sức mạnh cho cuộc sống của ta. Những thói quen tốt giúp ta đạt được goal hiệu quả và hiệu suất hơn. Những thói quen xấu khiến mọi thứ trở nên khó khăn, khó để đạt được thành công. Thói quen ảnh hưởng mạnh mẽ đến những hành vi tự nhiên của ta.
Nguồn: https://jamesclear.com
Nguồn: https://jamesclear.com
“Đầu tiên hãy quên động lực đi. Thói quen đang tin cậy hơn. Thói quen sẽ duy trì bạn cho dù bạn đang có động lực hay không. Thói quen là sự thực hành bền bỉ.” — OCTAVIA BULLER
Sự khác biệt giữa mục tiêu và thói quen không chỉ là về mặt ngữ nghĩa, nó còn là sự khác nhau trong cách thực thi. Ví dụ bạn muốn đọc sách nhiều hơn. Bạn có thể đặt mục tiêu đọc 50 quyển sách trong năm, hoặc có thể tạo một thói quen và luôn đem theo sách bên cạnh mình.

Những vấn đề đối với mục tiêu

Sau đây là các vấn đề nếu bạn chỉ có mỗi mục tiêu.

Đầu tiên, mục tiêu có điểm dừng.

Đây là lý do vì sao có một số người trở về y như ban đầu ngay sau khi đạt được mục tiêu. Mọi người đạt được mục tiêu giảm cân, sau dó làm hỏng tiến độ này bằng cách ăn mừng quá nhiều. Hoặc kiếm được số tiền lớn, sau đó lâm vào cảnh nợ nần ngay sau đó.
Thói quen giúp sẽ giúp ta tránh những cạm bẫy này vì nó sẽ tiếp tục vô thời hạn.

Thứ hai, mục tiêu bị ảnh hưởng bới các yếu tố ta không kiểm soát được.

Không phải lúc nào nỗ lực cũng có thể đạt được mục tiêu. Chỉ cần một chấn thương, có thể làm trật mục tiêu tập thể dục. Phải chi một số tiền lớn trong tháng này làm hỏng mục tiêu tiết kiệm cho nguyên một năm.
Khi chúng ta đặt mục tiêu, ta thường cố xây dựng một lộ trình từ thứ ta phỏng đoán. Hình thành nên những thói quen thường là cơ chế tốt hơn để dẫn dắt ta đến điều mình muốn.

Thứ ba, việc cần phải ghi nhớ một mục tiêu và sử dụng nó đề điều hướng hoạt động của mình đòi hỏi ta cần nhiều suy nghĩ và nỗ lực để đánh giá giữa nhiều lựa chọn khác.

Khi gặp một tình huống bất ngờ, ta cần suy nghĩ và tìm ra hướng tốt nhất để đạt mục tiêu của mình. Với thói quen, mặc định ta luôn biết cần làm gì.
Trong cuộc sống ngày càng nhiều sự lựa chọn, điều này có thể dễ dàng đẩy việc đạt mục tiêu của ta sang ngày khác. Ví dụ, mục tiêu tiết kiệm một số tiền lớn cần ta luôn tự giác cân nhắc mỗi khi mua đồ. Trong khi đó nếu có thói quen bỏ $50 vào tài khoản tiết kiệm mỗi tuần sẽ không bắt ta phải suy nghĩ quá nhiều.
Thói quen giúp ta biến những mục tiêu khó khăn trở nên dễ dàng hơn.

Cuối cùng, các mục tiêu dễ khiến ta tự mãn hoặc liều lĩnh.

Bộ não của chúng ta đôi khi nhầm lẫn giữa việc đặt mục tiêu với việc đạt được thành tích. Cảm giác này rõ ràng hơn khi mọi người thông báo với nhau về mục tiêu của mình. Ví dụ việc đặt ra mục tiêu đầu năm mới dễ khiến ta rất motivated, điều này nhân lên nếu post chúng lên mạng xã hội. Hơn nữa, các mục tiêu không thực tế có thể dẫn đến việc bất chấp mọi thứ để đạt được.
“Thói quen là giao điểm của kiến thức (Cần làm gì?), kỹ năng (Làm như thế nào) và khao khát (Muốn làm) — STEPHEN COVEY

Lợi ích của những thói quen

Một khi hình thành, thói quen tự nó vận hành. Thói quen thực hiện những nhiệm vụ khó — như tiết kiệm — và khiến chúng dễ dàng thực hiện hơn.
Mục đích của việc hình thành các thói quen là để đảm bảo ta đạt được các mục tiêu từ những bước nhỏ tăng dần.
Dưới đây là những lợi ích của việc hình thành cuộc sống có hệ thống:

Hình thành nên thói quen đồng nghĩa với việc ta đã vượt qua mục tiêu của mình.

Xem xét một người có mục tiêu viết tiểu thuyết. Nếu họ hình thành thói quen viết 500 từ mỗi ngày, sẽ mất 200 ngày. Viết 500 từ một ngày không cần quá nhiều nỗ lực đối với người viết đã chuẩn bị đủ chủ đề và kiến thức, ngay cả những ngày bận rộn, căng thẳng, thói quen sẽ giúp người đó hoàn thành. Từ những bước nhỏ đó, có thể vào một ngày nào đó họ có thể viết đến 1000 hoặc hơn. Kết quả là họ có thể hoàn thành sớm hơn.
Ngược lại, đặt mục tiêu là “Viết một cuốn sách trong bốn tháng” sẽ rất đáng sợ nếu chỉ tính đến số chữ cần phải viết tổng cộng cuối cùng.

Thói quen dễ hoàn thành.

Một khi ta hình thành được một thói quen, bộ não của ta sẽ cập nhật để khiến cho hành vi được hoàn thành dễ dàng hơn. Ví dụ sau khoảng 30 ngày liên tục thực hiện hành động đơn giản như uống nước vào buổi sáng, việc uống nước này sẽ tự động trở nên dễ dàng hơn. Các thói quen phức tạp thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để hình thành, nhưng tất cả chúng luôn có thể tự động như vậy.

Thói quen là dành cho cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta vận hành xung quanh những thói quen mà ta ít để ý đến. Theo nghiên cứu của Duhigg, thói quen chiếm 40% thời gian của ta (không tính thời gian ngủ). Từng hành động nhỏ này cộng lại để làm nên con người của chúng ta.
Một khi thói quen đã ăn sâu, nó có thể tồn tại suốt đời và cần nhiều công sức để bỏ.

Thói quen ảnh hưởng rộng hơn ta nghĩ.

“Gieo một suy nghĩ, gặt một hành động; gieo một hành động, gặt một thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận. " — STEPHEN COVEY
Nói cách khác, xây dựng một thói quen có thể có tác động rộng hơn đến nhiều mặt của cuộc sống.
Có thể gọi đây là những thói quen then chốt. Là những hành vi khiến mọi người thay đổi các mặt khác trong cuộc sống. Ví dụ, những người bắt đầu tập thể dục hàng ngày có thể ăn ngon hơn và uống ít rượu hơn. Người bỏ một thói quen xấu có thể thay thế nó bằng một việc làm khác tích cực hơn.

Thói quen chỉ cần nhỏ.

Một lời khuyên chung cho những người đang tìm cách xây dựng thói quen là hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Nếu bạn muốn đọc nhiều hơn, bạn có thể bắt đầu với 25 trang mỗi ngày. Sau khi điều này trở thành một phần trong hoạt động thường ngày, bạn có thể tăng số lượng trang để đạt được mục tiêu của mình. Một khi thói quen nhỏ của bạn đã ăn sâu, có thể tăng mức độ phức tạp lên.
“Đầu tiên chúng ta tạo những thói quen, sau đó để chúng tạo ra chúng ta.” — CHARLES C. NOBEL

Vì sao việc hệ thống hóa sẽ có ích?

Bằng việc thay đổi từ ráng đạt được mục tiêu sang việc hình thành các thói quen chủ động dài hạn, ta có thể là cuộc sống luôn luôn tốt hơn mỗi ngày. Cho dù đôi khi có những sự kiện ảnh hưởng, ta vẫn không mất định hướng ban đầu.
Warren Buffett đọc mỗi ngày để có kiến thức cần thiết cho các quyết định đầu tư. Stephen King viết 1000 từ mỗi ngày, trong 365 ngày trong một năm
Những thói quen này, đã lặp đi lặp lại hàng trăm lần trong 1 năm có chủ ý. Với sự kiên trì, lợi ích của những hành động này sẽ cộng dồn và hướng đến những thành tựu phi thường.
Trong khi các mục tiêu thường dựa vào động lực vay mượn, những thói quen, một khi đã hình thành là tự động. Chúng được ghi nhớ trong bộ não của chúng ta.
Nếu đang tìm cách đạt được thành tựu trong cuộc sống, thay vì tập trung vào một mục tiêu cụ thể, chúng ta nên đầu tư thời gian vào việc hình thành những thói quen tích cực.
Tham khảo & dịch: