Thời điểm, nhả đòn và "sen" trong Karate
Thời điểm là gì và tại sao nó quan trọng đến vậy ??? Lúc tôi mới bắt đầu học võ, thầy tôi thường dậy là mày phải bắt trúng thời...
Thời điểm là gì và tại sao nó quan trọng đến vậy ???
Lúc tôi mới bắt đầu học võ, thầy tôi thường dậy là mày phải bắt trúng thời điểm nó định ra đòn hoặc đang thả lỏng thì tấn công. Hoặc đợi nó tấn công xong thì phản công.
Thực sự, nghe thì có vẻ dễ nhưng cái phần thời điểm nó định ra đòn, đang thả lỏng và tấn công xong lúc ấy nó mông lung v** với một thằng nhóc học cấp 2 như tôi.
Và thế là, tôi mới vặn bằng được ông thầy rằng làm thế nào mà con biết được lúc nào nó định phang con khi nó cứ giật giật nhún nhún thế này :
Như thế này thì đoán kiểu gì :) |
Và rồi, câu chuyện về cái thời điểm và "sen" trong Karate của tôi bắt đầu:
" ... .Để tao nói mày nghe, trong đánh nhau, hay cụ thể trong Karate và thậm chí là bất kì môn võ đánh nhau nào thì có 3 thời điểm cơ bản xác định hành động của đối thủ. Đó là chuẩn bị ra đòn, trong khi ra đòn và sau khi ra đòn, đây cũng là 3 thời điểm căn bản nhất khi tập luyện mày phải nắm được nếu mày muốn bước vào Kumite. Hãy nhớ khẩu quyết "đòn đánh đau nhất là đòn đánh mày không ngờ tới" - nó chính là mục tiêu cho 3 thời điểm này mà mày cần đạt được.
3 thời điểm này đặt ra 3 yêu cầu ra đòn khác nhau mà Karate sau này đã chia nó ra làm các khái niệm cơ bản "Go no Sen", "Sen no Sen" và "Tsui no Sen" ..."
( ai đã đọc bộ Hanza Sky hay bộ Tokita Ouma - Đấu Sĩ Atula sẽ thấy 3 khái niệm này được nhắc tới.)
Nói nôm na như sau:
- Sen no Sen (trước của trước) thời điểm đối thủ đang thả lỏng, trong trạng thái không phòng bị về tinh thần và tư thế, ta tung đòn trước gây bất ngờ.
- Go no Sen (sau của trước) thời điểm đối thủ tung hết đòn, chưa kịp quay lại tư thế phòng thủ thì ta phản đòn ngay lập tức.
- Tsui no Sen (trong của trước) thời điểm đối thủ đang ra đòn, ta phản đòn ngay giữa combo của đối thủ và phá vỡ nó.
Thời điểm, hay "sen" thực chất nhắm vào "tâm thế" và "tư thế" của đối phương. Tức là dù trước, trong, sau thì cũng đều hướng vào đúng lúc đối thủ đang lơ là phòng thủ về mặt tâm lý để phản công hoặc chủ động tấn công.
Nhưng mặc dù, được đặt tên và phân biệt rõ ràng trong Karate - liệu 3 khái niệm về thời điểm này có thực sự chỉ của riêng Karate. Hay nó vốn là cơ bản của tất cả các môn đối kháng khác. Xem thử những ví dụ sau nhé.
1. Sen no Sen - "Trước của trước", The Jab
Dễ nhất và là bài học đầu tiên, Sen no Sen yêu cầu cách quan sát đối thủ khi cả 2 chưa bắt vào nhịp đòn. Tất tần tật mọi tín hiệu như cách bước chân, nhịp thở, sự chú ý, tay thủ, ... nói chung là phải làm quen và "đọc" thói quen của đối phương để tìm sự chủ động.
Sen No Sen cơ bản giống với chiến thuật "Tiên phát chế nhân". Đó là thay vì chờ đợi nó đánh mình, mà ta biết thừa là nó sẽ đánh mình nên mình đánh mẹ trước cho nhanh - còn cái đánh trước này hiệu quả hay không, dĩ nhiên phải dựa vào khả năng "đọc" của anh chị.
Cơ bản nhất để thực hiện Sen no Sen chính là những cú jab, thứ vũ khí gần đối phương nhất của chúng ta (có lẽ chỉ sau cú vỉa chân trước).
2. Go no Sen - "Sau của trước": Daniel Cormier vs. Stipe Miocic, Anthony Pettis vs. Stephen Thompson
Gần giống Sen no Sen, Go no Sen xuất hiện ngay khi kết thúc 1 pha ra đòn, nó khó hơn vì anh phải tỉnh táo vượt qua loạt đòn vũ bão đầy áp lực của đối thủ. Lúc này, tình trạng "hồn chưa kịp về xác" của đối phương, đôi khi sẽ xuất hiệp - bởi lẽ, tâm thế cho rằng đối thủ sẽ bị áp đảo và lui hẳn ra ngoài phạm vi đánh sẽ khiến ta thả lỏng, nghỉ ngơi để "reset".
Và lúc anh chưa kịp chuẩn bị tình huống mới thế là BỤPPPP ... thằng đứng đối diện sẽ cho anh 1 nhát: "Ê bố đánh mày đấy".
Nếu xét về khả năng, này, có lẽ "Thợ săn Kazakh" Gennady Golovkin và Floyd Mayweather - là 2 ví dụ điển hình cho lối "đánh sau" này. Khi chiếc cằm thép cùng độ tỉnh táo đưa bạn đi hết chuỗi công của đối phương và nhẹ nhàng nhả 1 cú kết thúc.
Sau trận đấu với Anthony Pettis, Stephen Thompson cũng đã thừa nhận mình chủ quan không chỉnh hông rút lui ngay lập tức mà để lỡ một nhịp. Lúc này, ai cũng nghĩ với cái tư thế dựa lồng thì Pettis chẳng thể nào tung được 1 cú ra hồn - nhưng tiếc là, anh này lại chuyên ra đánh được mấy cú knockdown chỉ cần đứng bằng một chân như thế. Không tin hả, nhìn đi :
Anh lính cứu hỏa Stipe Miocic cũng là một ví dụ, dù trong lần gặp Daniel Cormier thì thể lực là yếu tố anh ta thua thiệt. Nhưng không thể phủ nhận việc đánh hết một combo mà "khựng" lại như thế này không phải lựa chọn tốt khi bạn đang phang nhau với mấy gã hạng nặng.
3. Tsui no Sen - "Trong của trước": Conor McGregor vs. Jose Aldo
Khó và là đỉnh cao của "sen", Tsui no Sen (trong của trước) không chỉ yêu cầu anh đọc được thời điểm đối phương sẽ ra đòn (kết quả của Sen no Sen và Go no Sen). Anh còn phải biết được chính xác đối phương sẽ ra đòn như thế nào và phản công lại nó.
Khỏi nói, ví dụ điển hình nhất cho Tsui no Sen chính là cú knockout lịch sử của Conor McGregor lên Jose Aldo. Trong hình, có thể thấy Conor tung đòn móc trái ngay giữa combo của tay đấm Brazil, ngay khi đòn nhử tay phải kết thúc và trước khi đòn móc trái kịp bay đến nơi.
Sau trận đấu, Conor cho biết anh đã nghiên cứu lối vào đòn này, từ việc tung những cú swing tùy tiện tới thói hạ tay phải của Aldo. Và tất cả, "...chỉ còn là việc chọc giận và nhử hắn sấn lên tấn công để lộ cái điểm yếu đó thôi ..." - Conor said.
Một ví dụ khác của Tsui no Sen:
Trong đối kháng, và không chỉ Karate, rõ ràng 3 thời điểm trên được xem là cơ bản của mọi tình huống tấn công - phản công - phòng thủ. Và chính do yếu tố thời điểm, nên 3 trạng thái "sen" kể trên thực chất hoàn toàn có thể xuất hiện nối tiếp nhau và được tạo ra bởi cả 2 võ sĩ trên sàn đấu. Chính vì thế, nghe thì đơn giản, nhưng việc nhận biết và tận dụng chúng lại không đơn giản tí nào. "Nói thì dễ, làm mới khó"
Vậy, làm thế nào để tìm kiếm "Sen" trong một tình huống thực, câu trả lời thực ra chỉ có 1 từ, đó là "tập nhiều", kkkk ... Còn tập như thế nào, tôi sẽ nói trong phần sau nhé ...
còn tiếp ...
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất