Book Grab thay vì Go Viet vì anh tài xế cute, đăng ký học ở trung tâm này vì giảng viên cute, hay quyết định gắn bó với công việc vì sếp cute,... Chính việc để yếu tố cute chiếm vai trò hàng đầu trong mọi quyết định đang tiết lộ một xu hướng sống của Gen Z: Đây là thời đại cuteee!
why am i so weird?¿ - notitlebecauseimauncreativebitch - Wattpad

1. Một định nghĩa (suýt soát) hoàn chỉnh về "Cute"

"Cute" từ lâu đến nay vẫn được định nghĩa là tính từ để gán cho những hình ảnh như em bé, động vật non hoặc những món đồ chơi nhồi bông mềm mại. Những hình ảnh đáng yêu của những sinh vật nhỏ nhắn với đôi mắt cụp, to tròn, hay những chiếc tay chân bé xíu xiu luôn khiến cho những người nhìn không tài nào cưỡng nổi phản ứng muốn "awwww" hay ôm một cái.
Ur cute : wholesomememes

Thế nhưng, sự dễ thương không chỉ đơn thuần chỉ giới hạn ở hình ảnh. Theo như nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc giaCatherine Alexander từ Đại học Oxford, sự "Cute" hoạt động bằng cách liên quan đến tất cả các giác quan và thu hút mạnh mẽ sự chú ý của con người bằng cách kích thích hoạt động não nhanh chóng. Trên thực tế, sự dễ thương có thể là một trong những yếu tố định hình hành vi của con người - có khả năng khiến chúng ta trở nên nhân ái hơn. Điều này theo mình nghĩ, có nghĩa là sự "cute" không còn chỉ tìm thấy ở những thứ nhỏ nhắn về phương diện nhìn nữa mà sự cute được định nghĩa là bất ai hay cái gì để lại ấn tượng khi có những hành động khiến cho người khác cảm thấy "tan chảy" hay wholesome như cách dùng của giới trẻ ngày nay.

Một vài định nghĩa gắn với từ "cute":

Cute Overload:


Quá tải dễ thương; được dùng khi nói về một cái gì đó hoặc một ai đó siêu dễ thương đến mức không có từ nào miêu tả nổi. (Urban Dictionary, 2008)

Cute Attack:


Một phản ứng giật gân được kích động bởi việc chứng kiến một thứ gì đó dễ thương. Các triệu chứng bao gồm ớn lạnh dọc sống lưng và qua các đầu ngón tay, mỉm cười bốc đồng và giật các chi. Các trường hợp nghiêm trọng của các cuộc tấn công dễ thương có thể gây ra những tiếng rít the thé và co thắt tạm thời của toàn bộ hệ thống thần kinh, buộc nạn nhân của nó bất lực gục xuống đất.

2. Một thời đại Cute?


Từ biểu hiện về mặt về niềm quan tâm dành cho những điều dễ thương...
Như đã đề cập ở trên, quan niệm về Cute của giới trẻ, cụ thể là thanh thiếu niên không chỉ còn giới hạn ở việc phản ứng với những sinh vật nhỏ bé dễ thương. Tất cả những con người, hành động, hiện tượng mang lại cảm giác "tan chảy" sẽ trở nên cute dưới góc nhìn của Gen Z. Điều này lý giải vì sao những trang fanpage sở hữu hàng trăm nghìn follow và tương tác trên mạng xã hội thường có nội dung gồm hình minh họa chibi, nhân vật truyện tranh, hay những câu chuyện ngắn những điều nhỏ bé dễ thương. Và nếu như bạn là một đại diện điển hình của thế hệ Gen Z và sống tại Việt Nam, hẳn bạn phải là một thành viên hoặc ít nhất từng nghe đến một nhóm trên Facebook là Cháo Hành Miễn Phí - nơi hàng ngày có rất rất nhiều câu chuyện dễ thương ấm lòng được chia sẻ. Có những câu chuyện riêng: Vài đoạn tin nhắn của các bố mẹ nhắn nhủ con giữ sức khỏe, những trận cãi nhau vô lý buồn cười của anh chị em trong nhà. Có những câu chuyện mang trách nhiệm với cộng đồng: sự nhiệt tình quá đà của mấy anh chạy xe ứng dụng, vài em học sinh dừng lai dọn rác cho đến hình ảnh những người bác sỹ xả thân trong cuộc chiến với dịch bệnh,... Dưới góc nhìn của Gen Z, tất cả điều hết sức cute!
Ảnh chụp một anh chiến sĩ với chiếc khẩu trang cute lạc lối :">
... cho đến những quy tắc ngầm sinh ra từ cute...
Cách dễ nhất để phân biệt thế hệ giữa Gen Z và Millennials cộng các thế hệ trở về trước đó nữa là nhìn cách họ sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội. Có những quy tắc không quy thành văn bản nhưng ai cũng tự hiểu. Thứ nhất, người trẻ cute thì có xu hướng thích kéo dài chữ cuối câu. Thực ra hơn thế nữa, thói quen này ngày nay còn được xem xét để đánh giá thái độ của người nhắn tin trong cuộc trò chuyện. Đồng ý bằng một dòng tin nhắn "Ok nha" thường được hiểu là đồng ý nhưng hời hợt, nhưng "Ok nhaaaa" thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thế này nhé, nếu như mình nhắn tin vào nhóm chat lớp hỏi: "Cái này là sao vậy?" thì xác suất được rep tin nhắn thường rất ít, ngược lại nếu như câu hỏi là: "Cái lày là sao zậyyyyy?" chắc chắc sẽ nhận được lời hồi đáp sau vài tích tắc. Thậm chí đôi khi, việc sử dụng những quy tắc cố tình viết sai chính tả hay kéo dài chữ cuối trở nên bình thường, việc gõ những dòng tin nhắn đầy đủ chuẩn chỉnh tiếng Việt sẽ được mặc định gán với thái độ lồi lõm hay tâm trạng chuẩn bị để khẩu chiến. 
Từ điển nhìn tin nhắn đoán tính cách: Đứa dùng sticker rất thích cợt nhả còn đứa chuộng voicechat chính là bà 8 hóng drama thượng thừa - Ảnh 17.

Một dấu hiệu nữa để nhận biết những người cute trên mạng xã hội nữa là ở phong cách cố tình viết sai chính tả để khiến cho những từ ngữ đó khi phát âm lên nghe bị ngọng, mà ngọng là cách nói của trẻ nhỏ, trẻ nhỏ thì cute. 

3. Tại sao Gen Z phát cuồng với Cute?

Cute trở thành một hệ giá trị chung của hầu hết thế hệ Gen Z là một lẽ tất yếu. Đầu tiên, đây là thế hệ tiếp nhận mạnh mẽ văn hóa giải trí từ âm nhạc cho đến phim ảnh với vô số những biểu tượng "quá tải dễ thương": thần tượng Kpop với các hành động aegyo tan chảy, các "hoàng thượng", "boss" chó, mèo có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội,... Việc ngày ngày tiếp cận chủ yếu với những nội dung như vậy tạo cho những người trẻ tuổi nhìn nhận việc trở nên cute là một lẽ bình thường và trở nên cute trong mắt những người khác chính là lợi thế để dễ dàng kết bạn hay có người yêu (tất nhiên tỉ lệ đúng của nó xảy ra nhiều hơn ở Châu Á). Phong cách trang điểm hay ăn mặc đáng yêu bắt nguồn từ Hàn Quốc hay Nhật Bản lan rộng ra toàn cầu và trở thành xu thế của thế hệ ngày nay.
Tiếp theo, sự phát cuồng của Gen Z được củng cố do vấn đề mang tính thời đại: Căng thẳng và trầm cảm. Xem những bức ảnh chó con mèo con hay những video ngắn với các điệu nhảy dễ thương được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng. 
Có thể dễ dàng nhận ra, sự yêu thích dành cho những thứ dễ thương được thúc đẩy bởi sự thôi thúc thoát khỏi một thế giới đầy đe dọa để lạc trôi trong khu vườn của sự ngây thơ, trong đó những phẩm chất trẻ thơ khơi dậy cảm giác được bảo vệ một cách ngon lành và mang lại sự hài lòng và an ủi. Những dấu hiệu dễ thương bao gồm những hành vi có vẻ như bất lực, vô hại, quyến rũ và nhường nhịn cũng như các đặc điểm giải phẫu như đầu ngoại cỡ, trán nhô ra, mắt hình đĩa, cằm rụt và dáng đi vụng về. (Theo tạp chí Aeon.co)
Dễ thương được cho là một trong những ảnh hưởng cơ bản nhất đến hành vi của con người (Kringelbach và cộng sự, 2016). Mặc dù các nhãn hiệu cho nó đã được đưa ra, chẳng hạn như “phản ứng dễ thương” (Sherman và Haidt, 2011), “dễ thương”, “aww,” hoặc “cảm xúc dễ thương” (Buckley, 2016), cảm xúc mà sự dễ thương gợi lên đã chưa được khái niệm hóa tốt hoặc được đặc trưng bằng thực nghiệm. Nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết rằng kama muta (tiếng Phạn có nghĩa là "cảm động bởi tình yêu"; Fiske và cộng sự, 2017a, c) là một cảm xúc cụ thể mà con người thường trải qua khi đối mặt với những con vật dễ thương.
Hãy xem qua đoạn comment phổ biến nhất của chiếc video về chú chồn ngảy trên nền nhạc Butter Cup để hiểu hơn vì sao sự cute có thể làm giảm bớt căng thẳng:
Depression: exists
This video: joins the chat
Depression has left the chat.
Trong các nghiên cứu gần đây bởi Giáo sư Hiroshi Nittono, một nhà tâm lý học nhận thức, đã tiết lộ: “Những thứ dễ thương không chỉ khiến chúng ta hạnh phúc hơn mà còn ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. "Nghiên cứu này cho thấy rằng việc xem những thứ dễ thương sẽ cải thiện hiệu suất tiếp theo trong các nhiệm vụ đòi hỏi sự cẩn thận trong hành vi, có thể bằng cách thu hẹp phạm vi tập trung chú ý."
Đấy chính là lý do giải thích cho tại sao ngày nay trong các văn phòng cộng sở của những người trẻ tuổi, càng ngày càng nhiều có sự xuất hiện của lực lượng thú nhồi bông =)))


4. Những tranh cãi xung quanh lối sống Cute hóa của Gen Z.

Sống cute nhìn chung vừa khiến cho bản thân trở nên yêu đời , vừa tăng kết nối với bố mẹ, vừa thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, vậy vì đâu lối sống cute của giới trẻ lại nhận lời chỉ trích từ một bộ phận số đông?

Thứ nhất, khi một xu hướng trở nên chi phối cả một cộng đồng, nó trở thành một hình mẫu cho mọi người vươn tới, bất chấp hoàn cảnh. Có thể kể đến việc chụp ảnh với những chiếc filter cute trên Strory Instagram hay Facebook, hiệu ứng bóp nát cả mặt khiến cho người ta trở nên tự tin hơn trên mạng xã hội. Thế nhưng ở đời thực, các bạn lại chính là người sẵn sàng chỉ trích bản thân vì có ngoại hình không thể cute như những bức ảnh trên mạng. "Ước gì ngoài mấy chiếc filter cũng có thật ở ngoài đời thì tao đã xinh rồi :(". Thực tế đối với đại đa số các bạn nữ, việc cần phải có ngoại hình cute trở thành yêu cầu bắt buộc để làm một người bình thường trong mắt mọi người, nhất là bọn con trai.

Thứ hai, việc bị chi phối bởi yếu tố cute khiến cho Gen Z dễ dàng đưa ra những lựa chọn miễn cưỡng, qua loa, chạy theo trào lưu. Đây chính là điểm chạm dễ dàng mà những người làm Marketing có thể lợi dụng để lôi kéo ngược những người khách hàng thích ý kiến (chỉ bằng việc tỏ ra cute trước mọi đánh giá) và cả những khách hàng sẵn sàng đổ gục vì phong cách cute. Mới đây, hãng đồ ăn nhanh McDonald vừa cho ra mắt tại Việt Nam dòng Burger mới gây tranh cãi: Burger vị Phở. Nhiều người cho rằng sản phẩm này là một sự xúc phạm nặng nề với món Phở truyền thống của người Việt và phản ứng rất gay gắt. Thế nhưng bằng cách đáp trả một cách cực kỳ cute, dù đúng, dù sai hãng này đã rất thành công trong việc lôi kéo sự yêu thích của những bạn trẻ cuồng sự cute. Khởi đầu là món ăn đáng bị lên án, Burger vị Phở của McDonald giờ đây lại nằm trong danh sách những món ăn mới đáng để trải nghiệm của đông đảo giới trẻ.
Cách trả lời những comment tiêu cực của McDonald về sản phẩm mới Burger vị Phở gây thích thú cho Gen Z.


5. Tổng kết

Hệ giá trị cute đang ngày ngày là phong cách sống mà thế hệ Gen Z theo đuổi. Nó mang lại những kết nối mà trước đây chưa từng có: bạn bè, gia đình, cộng đồng trở nên gần gũi hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu việc để cho yếu tố cute chi phối các quyết định có phải là sự đúng đắn?
Đọc thêm:
Nguồn tham khảo: