Thiếu đi sự tồn tại của người nào sẽ làm thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới?
Q: Thiếu đi sự tồn tại của người nào sẽ làm thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới? A: Bas Leijser, Nhà văn, Nhà leo núi, nghiện cà phê,...
Q: Thiếu đi sự tồn tại của người nào sẽ làm thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới?
A: Bas Leijser, Nhà văn, Nhà leo núi, nghiện cà phê, sinh viên.
Link: https://qr.ae/TWrFhR
______________
STANISLAV PETROV.

Có vẻ sẽ hấp dẫn hơn nếu tôi kể tên ai đó khác như Niu-tơn, Thành Cát Tư Hãn, hoặc những người liên quan đến tôn giáo như Muhammad và Chúa Giê-su.
Tất nhiên là những người tôi vừa kể tên có sức ảnh hưởng to lớn đến lịch sử nhân loại, tuy nhiên không ai trong số họ có công trong việc trực tiếp ngăn chặn sự diệt chủng (gần như là toàn bộ) loài người.
Stanislav Petrov đã làm được điều đó.
Ngày 26 tháng 9 năm 1983, quá nửa đêm, Petrov lúc đó là trung tá của quân đội Liên Xô và đang làm nhiệm vụ cùng một trong những vệ tinh cảnh báo sớm của họ.
Công việc của Petrov là giám sát cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Liên Xô sắp xảy ra và cảnh báo nó cho các giám sát viên ngay lập tức. Sau đó, cả hai bên sẽ tiến hành những cuộc phản công hạt nhân theo học thuyết hủy diệt lẫn nhau (mutual assured destruction)
Mặc dù đe dọa hạt nhân trong chiến tranh lạnh là sự thật, nhưng bằng một giác quan nào đó, Petrov đã không tin vào những gì mắt ông nhìn thấy. Một trong những máy tính đã báo rằng một ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) từ Hoa Kỳ đang tiến về phía Liên Xô.
Petrov bãi bỏ nó như một báo động giả. Rốt cuộc đó chỉ là một tên lửa, có thể chỉ là một lỗi kỹ thuật.
Tuy nhiên, không lâu sau máy tính tiếp tục định vị thêm 4 tên lửa nữa. Lại là tên lửa từ Hoa Kỳ đang nhắm về hướng Liên Xô.
Petrov yêu cầu các báo cáo bổ sung và các kiểm tra xác nhận. Tất cả mọi thứ liên quan đến cuộc tấn công đang đổ bộ. Cấp dưới của Petrov đều đứng lên và hồi hộp chờ ông đưa ra quyết định.
Một phần nhờ vào may mắn, một phần nhờ vào tính cách đặc biệt của Petrov mà nhân loại đã thoát khỏi một cuộc diệt chủng hạt nhân.
Bạn thấy đấy, Petrov hiểu rằng Hoa Kỳ luôn muốn sử dụng chiến lược tấn công toàn diện, chứ không chỉ phóng một vài tên lửa. Ông cũng biết rằng hệ thống vệ tinh cảnh báo này còn mới và có thể phát sinh những vấn đền kỹ thuật.
Vì thế, lại một lần nữa Petrov bãi bỏ tất cả các báo cáo tấn công là báo động giả, và không báo lại với các giám sát viên.
Hóa ra Petrov đã đoán chính xác. Không hề có tên lửa nào được phóng. Đó chỉ là một lỗ hổng kỹ thuật trong phần mềm định vị mà thôi.
Đây là quyết định táo bạo nhất trong lịch sử nhân loại, và chắc chắn cũng là quyết định có tính rủi ro cao nhất.
Ban đầu Petrov đã được biểu dương, nhưng sau đó ông bị giáng chức và quyết định nghỉ hưu. Ông cũng không nhận được bất kỳ phần thưởng nào, và mãi đến năm 1997 câu chuyện của ông mới được biết đến. Năm ngoái (2017) ông đã qua đời ở tuổi 77.
Câu chuyện của Petrov là một ví dụ về việc chúng ta đã tiến gần đến việc hủy hoại bản thân như thế nào, nhưng cũng là câu chuyện về những người hùng quanh ta và lý do tại sao loài người đáng được bảo tồn.

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất