Đối tượng bài viết

Giáo viên tiếng Anh mầm non - Tiểu học và các ba mẹ có con nhỏ quan tâm đến việc dạy con tiếng Anh tại nhà

Lý do viết bài:

Công việc của mình có liên quan đến phỏng vấn, đào tạo và quản lý giáo viên (nước ngoài và VN). Đôi khi mình thấy các bạn ứng viên và cả giáo viên đang làm việc cùng mình gặp khó khăn khi triển khai một bài giảng, lớp học thiếu hoạt động dẫn đến các vấn đề như:
• học sinh không hứng thú -> không hợp tác với giáo viên
• mất tập trung dẫn đến nói chuyện nói chuyện riêng, ngồi không nghiêm túc, chọc phá bạn
• không nhớ bài và học không hiệu quả
Ví dụ khi dạy về bài food, objectives là: học sinh nhớ được từ vựng và sẽ áp dụng được cấu trúc I like + food - I don't like + food.
Có một (vài) giáo viên khi demo đã tiến hành các bước sau [Chỗ này chắc sau mình thay bằng link file plan chi tiết]:
• Dùng flashcard giới thiệu từ vựng cho cả lớp đọc và nhắc lại
• Show từng flashcard ra và đi đến từng học viên cho con đọc
• Bật bài hát có từ được học (các bé ngồi trên ghế và nghe, hát theo)
• GV giảng cấu trúc cho học viên, TA dịch lại ra tiếng Việt
• GV cho học sinh đọc đồng thanh và gọi từng bé lên bảng để thực hành nói
Thêm hoạt động tô màu nếu thừa thời gian
Thường các bài demo nếu được thực hiện như trên thì rất khó có khả năng pass. Bài viết này mình hy vọng sẽ phần nào đó hữu ích được cho các thầy cô mới vào nghề và các bố mẹ muốn học cùng bé ở nhà

T.P.R là gì

T.P.R là viết tắt của Total Physical Response được tạo ra bởi Tiến sĩ James Asher dựa trên việc quan sát quá trình học ngôn ngữ mẹ đẻ của các bé. Nghiên cứu này là kết quả của sự kết hợp giữa quan sát thực tế, lý thuyết và tâm lý học phát triển.
Nền tảng quan trọng nhất của T.P.R là việc sử dụng ngôn ngữ hình thể (body language) kết hợp với hình ảnh và âm thanh vào việc diễn đạt từ được học.

Tại sao T.P.R giúp lớp học hiệu quả

1. Vì học sinh sở hữu những learning styles (phong cách học) không giống nhau
https://lapaas.com/vak-learning-style/
https://lapaas.com/vak-learning-style/
• Nếu bé là Auditory learner, bé sẽ học nhanh hơn khi nghe (bài hát, xem phim...)
• Nếu bé là Visual learner, bé sẽ học nhanh hơn thông qua xem tranh ảnh và hình minh họa
• Nếu bé là Kinesthetic learner, bé sẽ học nhanh hơn thông qua việc học bằng vận động (body language)
• Nhưng learning style của bé hoàn toàn có thể là kết hợp giữa những styles khác nhau
2. Vì trẻ con có nhu cầu vận động cao và thời gian tập trung thấp (15-20 phút)
Việc dạy học theo phương pháp truyền thống (viết và đọc, nghe và nhắc lại) hoặc sử dụng tách rời hình ảnh, âm thanh và không sử dụng body language sẽ khiến bé chỉ tiếp thu được một phần kiến thức của bài (auditory learner sẽ học không hiệu quả nếu chỉ nhìn ảnh, visual learner học không hiệu quả nếu chỉ nghe và nhắc lại...) do đó bé sẽ mất dần sự tập trung.
Ngược lại, T.P.R tối đa hóa được độ hiệu quả của việc học ngôn ngữ do phương pháp này đáp ứng được toàn bộ các learning styles của bé và sẽ đảm bảo bé nào cũng có thể hiểu nội dung được dạy.

Cách thiết kế bài giảng áp dụng T.P.R

• Xác định từ vựng có trong bài học (các từ trong bài đọc, nghe, bài hát, câu truyện... xuất hiện trong bài giảng)
• Tìm Flashcard của từ vựng xuất hiện trong bài
• Thiết kế các actions để học sinh "mime" (hành động diễn tả từ). Thầy cô và ba mẹ có thể tham khảo thêm về makaton để thiết kế phần này nhé ạ
• Tìm game với flashcard [em sẽ insert link kho game với flashcard em tổng hợp vào đây sau ạ]
• Tìm hoạt động thủ công liên quan đến bài (ví dụ: vẽ món ăn yêu thích và thuyết trình)

Cách tiến hành

[lesson plan chi tiết mình xin phép sẽ insert vào sau ạ]
Hoạt động 1: Mime
• Show cho học sinh flashcard, đọc to cho hs nhắc lại (x3 mỗi flashcard)
• (Mime) Nói to từ đồng thời làm hành động cho hs thực hiện theo
x 3 lượt mỗi từ
• Mime khoảng 3-4 từ/ lượt sau đó review 3-4 từ vừa học một lần - vẫn thực hiện cùng hs
• Mime toàn bộ từ mới nhưng đảo thứ tự các từ - vẫn thực hiện cùng hs
• Đọc từ mới đồng thời show flashcard nhưng đảo thứ tự để học sinh tự mime
Hoạt động 2: Games
• KIM's game (hoặc bất kì game nào với flashcard)
Hoạt động 3: Nghe
• Thực hành bài tập luyện nghe và đánh số thứ tự các từ nghe được
• Nghe bài hát và mime + hát theo (sing along)
Hoạt động 4: Làm thủ công/thuyết trình
(trước hđ này sẽ nên có phần drill ngữ pháp)
• Tô màu tranh hoặc vẽ về topic
• Thuyết trình với cấu trúc được học trong bài về sản phẩm vừa làm ra, sử dụng cấu trúc đã học

Demonstration video

Tài liệu tham khảo