Thiên đường Mỹ Uc và những câu chuyện không ai biết, cuộc sống không hồng
Thiên đường Mỹ Uc và những câu chuyện, những khó khăn không ai kể
Chào các bạn, mình xin giới thiệu mình là T. Hiện giờ đang làm kỹ sư phần mềm cho một công ty ở Uc, mình qua Uc dạng định cư được 1 năm rưỡi rồi và còn khá trẻ ( 22 ).
Đây sẽ là một bài viết về mình, kinh nghiệm của mình và góc nhìn của mình ở "xứ sở thiên đường", bài viết này sẽ vừa là một bài rant, mà là vừa một bài chia sẻ để nhiều người có nhiều góc nhìn đa chiều hơn về cuộc sống ở Mỹ Uc hay Việt Nam nói chung.
Ông bà ta, hay bố mẹ vẫn luôn mong con cái mình ra nước ngoài, học tây và làm lương ngàn đô. Có nhiều lý do để bố mẹ chúng ta muốn như vậy, một phần vì đất nước đó tốt thật, một phần vì muốn nở mày nở mặt.
Khi bất kỳ ai nhắc đến Việt Nam, chúng ta sẽ luôn nghe những lời chê trách, hay than thở về Việt Nam kém phát triển, mất vệ sinh hay ô nhiễm này nọ, rồi cuộc sống không tốt này nọ lọ chai, và mình chắc hẳn rằng ai trong số chúng ta cũng ít nhất một lần mơ về việc mình sẽ sống ở nước ngoài như thế nào, sẽ ngầu, sẽ oách như nào, làm được bao nhiêu tiền và vân vân mây mây.
Cái giấc mơ mà chúng ta thường mơ khi coi clip một ngày của du học sinh trên youtube và rồi thở dài thườn thượt khi nhìn lại bản thân mình.
Vâng, mình đã từng như vậy và bố mẹ mình cũng chẳng khác gì mấy, bố mẹ mình hay thậm chí mọi người xung quanh mình ( không ở nước ngoài ) đều thích nước ngoài vì một chữ, TIỀN và chỉ có đơn giản vậy thôi. Nhưng thật ra có rất ít người hiểu được rằng đằng sau đó nó là cả một chặng đường dài và gian nan cho du học sinh hay cả dân định cư, mà rất nhiều người trong số họ chẳng bao giờ làm được và bạn chẳng bao giờ biết họ cả, vì đôi khi bạn chỉ biết họ khi có 2 điều xảy ra, hoặc họ thành công vang danh thiên hạ được các mặt báo viết về hay họ chết và ra đi.
1. Cái tát thứ nhất : Công việc và tiền
Một trong những cú tát đầu tiên của cuộc đời khi mình vừa qua Uc đó chính là đi tìm việc. Sống ở TPHCM từ lúc sinh ra, vốn là một trong những thành phố lớn và đông đúc nhất ở VN. Tìm kiếm một công việc dù là tay chân để có tiền với mình trước đây không hề quá khó, chỉ có chịu làm là được nhưng ở Uc đây lại là một điều không hiển nhiên chứ nào cả.
Sống ở trong một town nhỏ ở Uc, mình chật vật để tìm một công việc chân tay vì đơn giản xung quanh đó chỗ mình có thể đi apply không quá một bàn tay. Chân ướt chân ráo qua Uc, tiếng anh mình không tệ một chút nào nhưng người Uc nói tiếng anh thật sự khác xa test IELTS thông thường. Rảo cản ngôn ngữ, văn hóa và nơi ở làm mình gần như kẹt cứng mấy tháng đầu ở Uc dù đã cố gắng hết sức đi apply từng nơi ở trong town.
Bạn thấy đấy, trừ khi bạn bỏ ra một số tiền cực lớn để đi học lấy bằng hay ở những thành phố lớn, thì bạn còn dễ thở một chút. Chứ nếu bạn qua dạng định cư khơi khơi, bạn không có bằng cấp không có kinh nghiệm và cũng không ở một nơi thuận lợi, vậy là xong bạn khỏi tìm việc luôn.
Nhiều người ở VN cứ nghĩ qua Uc hay qua Mỹ liền có thể tìm được việc chỉ cần chăm làm là được. Mình cũng nghĩ vậy và đùng, một cú tát vào mặt cho một suy nghĩ ngây thơ vô tội vạ.
ở Uc hay Mỹ mà làm ra nhiều tiền thì phải có bằng cấp cao hay nhà phải kinh doanh. Các bạn đừng nghĩ tự nhiên qua Uc Mỹ hay bất cứ nước nào khác là sẽ có tiền. Dù bạn làm phục vụ bạn được trả tiền đô bạn nghĩ nó nhiều nhưng bạn đang sống ở Uc. Chi phí sinh hoạt so với VN đều cao gấp nhiều lần nên vậy tiền kiềm được nhiều hơn cũng là bthg.
Đây là điều ít ai hiểu được. Mà khi nhìn vào các nước Uc Mỹ liền nghĩ tiền có thể hái được trên cây, Mình còn chưa kể Uc Mỹ ăn thuế rất khủng so với VN, nhận lương 20-30% thậm chí những người lương cao đi từ 30-40% là chuyện bình thường. Đây là thuế thu nhập cá nhân chứ chưa kể bảo hiểm và thuế bên ngoài như mua đồ hay bất kể chi tiêu gì đều có thuế đi kèm.
2. Cái tát thứ hai : Gia đình và tình cảm
Qua Uc rồi mới nhớ những bữa cơm gia đình, nhớ ngày lễ bạn bè quay quần, nhắn tin gọi điện alo cái là gặp nhay ở quán cà phê, rạp phim. Nhớ những ngày sinh nhật đi chơi, nhớ ngày tết được đi thăm gia đình họ hàng nhận lỳ xỳ, nhớ những lúc bạn bè thân thiết có cột mốc quan trọng đều có thể sẻ chia, nhớ những buổi hẹn hò ngây ngô vui vẻ.
Qua Uc rồi mình không có gì cả các bạn ạ, và không chỉ mỗi mình mà rất nhiều người đi nước ngoài dạng định cư hay du học sinh đều như vậy. Mỗi ngày đều gần như đi làm rồi về đi làm rồi về. Với những bạn tính cách hướng nội còn kinh khủng hơn.
Bao nhiêu dịp lễ rồi bao nhiêu dịp bạn bè các bạn ra trường, chia tay, công việc đầu tiên, kết hôn, sinh con bạn đều không có mặt cả.
Qua nước ngoài cô đơn lắm các bạn, không như Việt Nam đâu. Bây giờ nói nhiều người ham đi nước ngoài vậy thôi chứ không có trân trọng những giây phút hay cái cơ hội đáng quý đó. Bản thân mình ra nước ngoài rồi mới hiểu được rằng mình đã coi ở gần gia đình, những bữa gặp mặt bạn bè là điều hiển nhiên là sai quá sai.
Vậy nên ai còn ở Việt Nam thì nên trân trọng điều này, ở nước ngoài biết bao nhiêu người thèm mà không có.
3. Cái tát thứ ba: Cơ hội học hành và sự cản trở
Qua Uc rồi, mình cũng có suy nghĩ sẽ trở thành du học sinh ở các trường đại học, đi vào các giảng đường rộng lớn rồi các thứ nhưng không.
Mình là dân định cư, điều đó có nghĩa là khi đặt chân đến nước Uc mình phải đợi một khoản thời gian dài mấy năm để có thập nhập cư. Chỉ khi nhập cư bạn mới có quyền đi mượn tiền để đi học đại học. Bởi vì số tiền này rất lớn, 50000$ đến 100000$ là chuyện bình thường cho 4 năm học. Mà con số mà một người trung bình để dành được ở Uc một tháng là đâu đó tầm 500$-1000$ là cao.
Vậy nếu tính ra các bạn muốn đủ tiền đi học là 50000$ thì sẽ phải để dành 50 tháng với số tiền là 1000$ đô mỗi tháng. Chưa kể như mình đã nói như trên, chỗ mình sống cực kỳ vắng và không có trường đại học, vậy nếu muốn học phải chuyển chỗ và chi phí còn cao hơn, có thể lên tới 5-6 năm để dành là điều bình thường. ở đây ai mượn tiền đi học đại học đều phải trả tính theo năm, người lẹ thì 3-4 năm, lâu thì 7-8 năm, thậm chí còn lâu hơn.
Thế là giấc mơ đi học khép lại. Mọi người biết không mình thật sự không sợ cực, mình ở VN cũng làm đủ nghề, đi phục vụ, làm quán thức ăn nhanh, rồi làm tutor. Nhưng mà cái mình sợ nhất là cố gắng rất lâu như vậy cũng không bao giờ đi học cũng không bao giờ trở mình được các bạn ạ. Làm người định cư dân Châu á da vàng tóc đen mà còn không có bằng cấp ở một đất nước phát triển. Là các bạn nắm chắc việc các bạn phải đi làm lao động cực khổ cả đời ấy.
Tới đây nhiều bạn tự hỏi làm sao mình qua 19 tuổi 22 tuổi đã trở thành kỹ sư phần mềm mà mình lại nói ở trên cánh cửa đại học khép lại. Nhưng mà đó sẽ là một bài viết khác nếu nhiều bạn đọc muốn biết, mình sẽ kể sự thật 100%, không bullshit, không cocc nhận việc gì cả.
Tóm lại là ở giây phút nào đó mình nhận ra là mình hoàn toàn sẽ không thể đi học với tình trạng này và biết rằng ngày mai, tuần sau, tháng sau hay năm sau vẫn đi làm lao động làm mình cực kỳ nản. Vô cùng nản. Nhiều bạn ở VN học hành bằng cấp xong rồi đi xin việc mà còn rớt sml, thì các bạn hiểu mình ở nước ngoài không bằng cấp nó như thế nào rồi đấy.
Những cú tát nhỏ khác
Còn có rất nhiều chuyện bất cập khác nữa như là ở Uc đồ ăn không hợp này, không đa dạng phong phú như VN.
ở Uc dịch vụ không tốt bằng VN, ở VN đi đâu, mua cái gì, giao hàng ra sao để siêu dễ. Mình ở TPHCM nên mình chỉ nói cho TPHCM thôi.
Tạm kết
Các bạn thấy đấy cuộc sống các bạn từng mong mỏi ở nước ngoài thật ra cũng không hồng lắm, đặc biệt cho các bạn du học sinh hay định cư mà không có gia đình.
Đằng sau lương ngàn đô là đủ loại thuế, bảo hiểm, mà trừ ra lương các bạn cũng không quá cao như vậy. Chưa kể đằng sau cái công việc ấy là sự đánh đổi vô cùng gian khó, ai đi học thì cũng mượn nợ 30-50-70k là chuyện bình thường, phải gồng nợ mấy năm tiếp sau khi ra trường để trả nợ. Rồi đó là những ngày tháng cô đơn khi mà bạn bè các bạn ở VN đi ăn đi chơi, gia đình tụ họp thì các bạn hoàn toàn không có khả năng tham gia. Đánh đổi rất nhiều tình cảm và nước mắt.
Cũng phải nói luôn chủ bài viết đã là một người đi làm lương cũng cao và khá ổn bên Uc, cũng được gọi là ổn định sau một thời gian dài đầy sóng gió. Không phải là một người ăn không ngồi rồi, không hài lòng với cuộc sống rồi lên đây viết bài chê nước Uc. Bài viết này là cho những bạn/anh/chị/em ở Việt Nam lúc nào cũng ước ao đi Uc đi Mỹ mà không biết mình là ai, không có kế hoạch và cũng không biết đằng sau đấy người khác phải trả giá những gì để có được những gì các bạn nhìn vào mà nghĩ đấy là do nước Uc nước Mỹ cho người ta, chứ k phải họ cố gắng nỗ lực gấp nhiều lần mới có được.
Nhiều người tới đây cũng có câu hỏi, sao chủ bài viết chê nhiều vậy sao không về VN đi ? Thì cũng xin thưa luôn là tình hình dịch bệnh phức tạp cộng với việc trước khi đi Uc cũng phải hy sinh đánh đổi nhiều thứ mới đi được nên không phải thích về là về thích bỏ là bỏ. Đấy là mấy đứa con nít chứ người lớn rồi suy nghĩ nhìn xa thiệt hại gì biết cả chứ không phải muốn là về.
ở VN có nhiều thứ rất tốt tuy cũng có nhiều bất cập, song với kinh nghiệm một người từng sống và làm việc tại Uc. Mình thấy Việt Nam có rất nhiều điểm tốt, ai nghèo quá thì ở đâu cũng khổ chứ không riêng Việt Nam tuy nhiên nếu khá giả thì qua Uc lại phải đánh đổi mất nhiều hơn là được hơn nữa cũng có vô số người qua đây rơi vào trường hợp như mình không thể đi học không có bằng cấp và suốt đời chỉ có thể làm lao động.
Vậy nên ai đọc được bài viết này hãy trân quý những gì mình đang có ở VN, ở gần gia đình, có bạn bè thân thiết, được đi học có việc làm đều đang có một cuộc sống có thể gọi là an nhàn. Đừng nhìn Uc Mỹ mà ham làm gì cả.
Bài viết ở đây là hết. Đây chỉ là góc nhìn của mình ở Uc sau 2 năm sinh sống và làm việc. Mình cũng muốn nghe thêm về ý kiến của các bạn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất