Tín chỉ Carbon đã mở ra một cơ hội to lớn cho công cuộc đối đầu với vấn đề môi trường và tất nhiên, nó có tính thương mai khi có thể mua và bán. Có thể nó, tín chỉ Carbon có thể được ví như một tài sản mới và dĩ nhiên, song hành cùng loại tài sản này, ta cần có một thị trường cho nó. Đó là vì sao thị trường Carbon được ra đời mang theo hy vọng về một khả năng giảm thiểu phát thải. Song, điều đó không màu hồng như mong đợi khi mà nó gặp phải không ít thách thức và khó khăn.
Thị trường Carbon được dựa trên một đạo luật được Hoa Kỳ ban hành năm vào vào năm 1990. Khi đó, chính phủ Hoa Kỳ phát động đạo luật buộc các công ty phát thải phải trả tiền cho lượng khí phát thải ra (cụ thể là SO2) thông qua sáng kiến tạo ra một hệ thống mới gọi là “Cap-n-trade” hay hạn ngạch phát thải. Đến hiệp định thư Tokyo 1997, áp dụng thể thức này cho phát thải CO2.

I. Cách thị trường Carbon vận hành.

Sau khi Hiệp định thư được thông qua, nhiều hệ thống Cap-n-trade được rục rịch khởi động. Sớm nhất là 2005 với Hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính EU (EU ETS), sau đó Thị trường Carbon California (2011), Thị trường Carbon Trung Quốc (2017).
Thông thường thị trường Carbon và hệ thống Cap-and-trade thường được sử dụng tương tự như nhau và chúng có quan hệ mật thiết trong việc hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác nhau.
Thị trường Cap-n-trade hoạt động dựa trên việc chính phủ đặt ra giới hạn lượng khí thải cho các ngành công nghiệp dưới dạng các "giấy phép phát thải". Các công ty có thể phát thải trong phạm vi giấy phép này. Nếu công ty phát thải ít hơn mức cho phép, họ sẽ có giấy phép dư thừa. Công ty có thể chọn giữ lại hoặc bán giấy phép này cho những công ty khác cần phát thải nhiều hơn mức trần.
Trong hệ thống EU ETS, các ngành hàng tham gia gồm sản xuất năng lượng, hàng không và ngành công nghệ nặng tốn nhiều năng lượng; trong tương lai, có thể bao gồm cả vận tải biển.
Mỗi năm chính phủ sẽ thắt chặt mức trần lại, đưa “giấy phép” trở nên đắt đỏ hơn. Tại EU ETS, giai đoạn một, mức trần được áp dụng là 2,096 MtCO2e (Số tấn CO2 tương đương). Tới nay, năm 2024, mức trần là 1,386 MtCO2e (tương đương giảm 33.8% so với 2005). (ICAP, n.d.)
Theo đà đó, khuyến khích các doanh nghiệp phải tìm cách thắt chặt lượng phát thải của mình, hướng đến giảm phát thải. Hay tạo ra một cuộc đua giảm phát thải giữa các công ty thông qua việc sử dụng các công nghệ hay phương pháp lưu trữ.
Tuy nhiên, đối với mọi số ngành, đôi khi việc cắt giảm phát thải gần như là không thể. Họ phải đối mặt với việc chấp nhận đóng phạt do vượt quá lượng phát thải cho phép. Tất nhiên, họ có thể mua thêm các giấy phép phát thải từ các công ty để giúp họ không thể đối diện với mức phạt. Song nếu đến một ngày mà lượng “giấy phép phát thải” không cung cấp đủ cho mọi doanh nghiệp, mức trần của chính phủ ngày càng thấp xuống và giá thì dĩ nhiên con đường tất yếu là bù đắp carbon, mà thông qua chủ yếu là tín chỉ Carbon.
Thị trường Carbon bắt buộc lúc này được hình thành cho mục đích giao dịch các tín chỉ Carbon dựa theo cung và cầu trên thị trường nhằm bù đắp Carbon cho các doanh nghiệp không thể giảm mức phát thải. Trên thị trường này dĩ nhiên có thể mua: (1) giấy phép phát thải, (2) tín chỉ Carbon. Các thị trường như EU ETS là một ví dụ về thị trường Carbon bắt buộc. Ngoài ra, chúng ta còn có thị trường Carbon tự nguyện được thiết lập một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, quốc gia, cũng như vì mục đích trung hòa Carbon tự nguyện.
Sự hình thành và bổ trợ giữa thị trường Carbon và hệ thống Cap-n-trade góp phần trở thành hai công cụ quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, và góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính, cũng như đạt được mức Net Zero trong tương lai.

II. Thách thức và khó khăn mà thị trường Carbon gặp phải.

1. Rò rỉ Carbon.

Vấn đề đầu tiên trong phát triển thị trường Carbon là vấn đề rò rỉ Carbon. Vấn đề của rò rỉ Carbon đến từ sự thiếu đồng bộ về mặt pháp lý quốc tế của thị trường Carbon giữa các nước.
Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp chuyển dịch hoạt động từ những quốc gia hoặc vùng có quy định nghiêm ngặt sang những nơi có quy định lỏng lẻo hơn, đặc biệt với những công ty đa quốc gia, hoặc những công ty yêu cầu lượng năng lượng cao. Hoặc đến các quốc gia chẳng thèm quy định về Carbon. Mặc dù tại Hoa Kỳ có thị trường Carbon tại bang California, song tại bang khác hay toàn nước Hoa Kỳ vẫn chưa có thị trường Carbon cụ thể. Bằng cách đó, các công ty giảm chi phí phải trả cho cho phát thải khí nhà kính, cũng như không lo lắng có thể bị phạt.
Trong khi lượng Carbon tại EU và US có chiều hướng giảm thì tại các quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ lại phản ánh chiều ngược lại (Đến hiện tại, Trung Quốc đã phát triển hệ thống ETS cho riêng mình nên có thể sự phát thải đã phần nào có sự chững lại).
While the rise in greenhouse gas emissions in developing countries is largely due to domestic growth, it’s no secret that companies from wealthy countries set up factories in foreign countries to cut costs and avoid regulations, thus further contributing to global pollution. (CLEAR Center, 2020)
Nguồn: (CLEAR Center, 2020)
Nguồn: (CLEAR Center, 2020)
Một số giải pháp được đưa ra cho vấn đề này là đánh thuế lên các mặt hàng đến từ các quốc gia có quy định lỏng lẻo hơn. Song lại có khả năng gây ra các vấn đề liên quan đến thương mại hay căng thẳng chính trị không cần thiết.

2. Giá thấp.

Thách thức tiếp theo mà thị trường Carbon đối ắt là việc giá cả các tín chỉ Carbon, cũng như giấy phép phát thải đang khá thấp. Vì thế, chưa thật sự thúc đẩy sự thay đổi ở các doanh nghiệp.
Theo Joseph Stiglitz và Nicholas Stern, để đạt được mục tiêu như Hiệp định Paris đề ra, giá cần thiết của tín chỉ nên ở khoảng 50 đến 100$. Song giá của tín chỉ Carbon đang khá thấp, đối với các tín chỉ rừng chỉ dừng lại ở mức 5$.
Theo Reuters tháng 11 năm 2023, chi phí để mua tín chỉ Carbon tự nguyện chỉ rơi vào khoảng 6 đến 8 đô la cho mỗi tấn Carbon được cô lập trong rừng. (Jessop, 2023)
Do đó, giá tín chỉ carbon thấp hiện nay hạn chế việc thúc đẩy đổi mới và nâng cấp công nghệ. Thay vì đầu tư vào các công nghệ hay đổi mới, thứ rõ ràng tốn hàng triệu đô la thì tại sao không mua “giấy phép” hay tín chỉ Carbon - rõ ràng là rẻ hơn nhiều. Một lựa chọn khác là chấp nhận án phạt khi vượt quá mức trần. Tại EU là 100 euro cho mỗi tấn vượt qua, rõ ràng không khó đạt được hiệu quả. Nếu mức phạt không cao hơn nhiều so với giá của giấy phép hoặc giấy phép phát thải, thì rõ ràng việc giảm phát thải sẽ không đạt hiệu quả mong muốn. Đặc biệt, biện pháp này chỉ thực sự tác động đến những công ty bị phát hiện vi phạm.
Chú thích: Tại thời điểm, tôi viết bài này, giá “giấy phép phát thải” đã có giá trị khoảng 80 euro/tấn. Một con số rơi vào mức dự đoán của hai nhà kinh tế Joseph Stiglitz và Nicholas Stern về triển vọng tạo ra thay đổi. Song mức phạt vẫn ở mức 100 euro/tấn. (Kerstine Appunn, Julian Wettengel , 2024)
Ngoài ra, thị trường Carbon cũng đồng thời vấp phải một số vấn đề khác, có thể kể đến như: xác định mức trần hợp lí, vấn đề đo đạc phát thải và tính pháp lý của thị trường, cũng như của tín chỉ Carbon (đặc biệt trên thị trường tự nguyện).

Kết luận

Kể từ khi xuất hiện, thị trường Carbon đã mở ra một cơ hội cho một tín hiệu phát triển theo hướng xanh và bền vững, cũng như giảm thiếu phát thải các khí nhà kính vào môi trường, hay tham vọng hơn là đưa đến phát thải bằng. Song để đạt được điều đó, thật sự cần sự đồng hành để vượt qua các khó khăn và thách thức, cũng như quốc tế hóa thị trường Carbon.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ mang lại thêm thông tin hữu ích về thị trường Carbon. Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót. Nếu có bất kỳ sai sót nào, rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người để bài viết hoàn thiện hơn. Mình xin chân thành cảm ơn.
Nguồn:
1. CarbonCredits. (n.d.). How Do You Get Carbon Credits? < https://carboncredits.com/how-do-you-get-carbon-credits/>
2. CLEAR Center (2020, April 24). What is Carbon Leakage? <https://clear.ucdavis.edu/news/what-carbon-leakage>
3. The Economist (2021, 10 1). How do carbon markets work?, < https://www.youtube.com/watch?v=m5ych9oDtk0&t=213s>
3. ICAP. (n.d.). EU Emissions Trading System (EU ETS).<https://icapcarbonaction.com/en/ets/eu-emissions-trading-system-eu-ets>
6. Jessop, S. (2023, November 16). Carbon offset price of $25-$35/ton would boost climate action - ADB climate envoy. < https://www.reuters.com/sustainability/climate-energy/carbon-offset-price-25-35ton-would-boost-climate-action-adb-climate-envoy-2023-11-16/>
7. Kerstine Appunn, Julian Wettengel . (2024, May 23). Understanding the European Union’s Emissions Trading Systems (EU ETS). <https://www.cleanenergywire.org/factsheets/understanding-european-unions-emissions-trading-system#:~:text=Companies%20face%20a%20fine%20if,can%20then%20sell%20excess%20allowances>
8. European Commission (n.d.). EU Emissions Trading System (EU ETS). <https://climate.ec.europa.eu/eu-action/eu-emissions-trading-system-eu-ets_en>