The millionaire fastlane - 3 con đường tài chính
Có ba con đường tài chính : Sidewalk (vỉa hè), Slow lane (làn đường dành cho xe chạy chậm) và Fast lane (làn đường dành cho xe chạy...
Có ba con đường tài chính : Sidewalk (vỉa hè), Slow lane (làn đường dành cho xe chạy chậm) và Fast lane (làn đường dành cho xe chạy nhanh).
Sidewalk, nói đơn giản là một người bình thường sống qua ngày đoạn tháng bằng những đồng lương hàng tháng mà anh ta kiếm được. Ví dụ như một vận động viên điền kinh hay một cầu thủ bóng đá có thể có cả gia tài đến cả triệu đô. Thế nhưng, vấn đề khi trở thành một sidewalk đó là không có một kế hoạch quản lý tài chính cụ thể nào cả. Nếu như có bất cứ vấn đề gì xảy ra với công việc của sidewalk nhưng khi anh ta bị sa thải hay đột nhiên do dịch Corona khiến cho công ty phá sản chẳng hạn thì thôi cả sự nghiệp và thu nhập cũng đi tong luôn. Chính vì thế mà không ít các vận động viên hay diễn viên sau khi kiếm được cả triệu đô nhưng sau đó hoàn toàn có thể trắng tay.
Đừng đi theo con đường của Sidewalk.
Giờ xét đến con đường của Slowlane.
Con đường này được coi là quy chuẩn của hầu hết mọi người. Học thật tốt, kiếm được một công việc ổn định, tiết kiệm 10%, đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc bỏ vào ngân hàng với mong muốn là nó sẽ tăng trưởng 7% một năm.
Và sau đó đến khi 65 tuổi, đây là trong trường hợp bạn chưa chết và vẫn khỏe mạnh thì với sức mạnh của lãi kép mà bạn đã nghe qua rất nhiều lần thì bạn sẽ trở thành triệu phú. Yeahhh! Cuối cùng cũng được trở thành triệu phú!!!!
Ok vậy vấn đề khi đi theo con đường của Slowlane là gì?
Đó là khi bạn nhận ra rằng mình đã đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ của bản thân, làm việc tích cóp như một nô lệ chỉ để đợi đến khi bản thân già nua, sức khỏe không còn được tốt như thời trai tráng thì bạn mới có thể bắt đầu hưởng thụ.
Đây là nếu trong trường hợp bạn may mắn là bạn vẫn sống. Chứ cái thời buổi này, tai nạn giao thông, ung thư và các căn bệnh khác khiến cuộc sống trở nên mong manh hơn bao giờ hết có nhiều người chẳng thể đợi đến khi có tiền để mà hưởng thụ nữa.
Bán linh hồn, thời gian và tuổi trẻ suốt 40 năm chị để hưởng thụ được khoảng mười lăm năm, tự hỏi liệu việc đó có đáng đánh đổi hay không?
Bán linh hồn, thời gian và tuổi trẻ suốt 40 năm chị để hưởng thụ được khoảng mười lăm năm, tự hỏi liệu việc đó có đáng đánh đổi hay không?
Nhưng tại sao Slowlane lại là tiêu chuẩn của rất nhiều người? Tại sao vẫn rất nhiều người theo đuổi con đường này?
Đầu tiên là bởi vì nó an toàn, không có nhiều rủi ro.
Thứ hai, là ít nhất nó còn tốt hơn cái Sidwalk.
Và thứ ba cũng là quan trọng nhất: Đó chính là không phải ai cũng có thể đi vào làn đường của Fastlane.
Nào giờ nói về con đường của Fastlane.
Hiểu đơn giản nhất về Fastlane đó là bạn càng tạo ra nhiều giá trị cho thế giới thì bạn càng giàu.
Bạn càng tạo ra nhiều giá trị cho thế giới thì bạn càng giàu.
Nghe thì có vẻ hơi superficial, kiểu nói đạo lý nhưng thử nghĩ kỹ hơn một chút xem.
Hãy thử so sánh thử một người bán hàng ngoài chợ Xanh và Jeff Bezos — CEO Amazon xem ai giàu giàu hơn.
Hãy thử so sánh thử một người bán hàng ngoài chợ Xanh và Jeff Bezos — CEO Amazon xem ai giàu giàu hơn.
Haha nghe thôi đã thấy một sự so sánh khập khiễng không chịu nổi ở đây rồi. So sánh cái kiểu gì vậy trời?
Vâng , ai cũng biết câu trả lời luôn rồi. Bác Bezos hiện giờ đã vượt cả Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới. Làm sao một người bán hàng ngoài chợ có thể so sánh được chứ.
Vậy hãy thử so sánh giá trị mà hai người này mang lại cho thế giới.
Đầu tiên là người bán hàng ở chợ xanh. Những người này đơn giản là những người mua buôn bán lẻ chứ không có chiến lược kinh doanh tầm cỡ, không có công nghệ thông tin, cũng không có con mắt thẩm mỹ (taste of fashion) hay tạo nên xu hướng gì cả. Cứ hằng ngày đứng ở chợ bán được bao nhiêu tiền thì hay bấy nhiêu.
Thế còn Jeff Bezos thì sao? Amazon tạo ra thị trường rộng lớn mang tầm quốc tế. Người ở Nhật Bản có thể mua hàng ở Châu Âu hay Mỹ chỉ với một cái click chuột. Và không chỉ bán quần áo, Amazon còn bán mọi thứ trên thế giới này. Từ những thứ nhỏ bé như đồ lưu niệm, khung ảnh đến những thứ ngoại cỡ giường, máy giặt hay tủ lạnh. Rồi đến cả những đồ công nghệ cấp cao như máy tính hay iPhone. Bezos tạo ra một giá trị cực kỳ cực kỳ lớn cho nhân loại. Không chỉ mình Bezos có tiền mà ông còn tạo ra cơ hội cho hàng triệu người và những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kiếm tiền trên chính nền tảng của ông.
Giá trị mà bây giờ Bezos tạo thế kỷ này là không thể chối cãi.
Amazon bắt đầu chỉ là một hiệu sách online — cái thời mà Internet vẫn còn là một cái gì đó vô cùng mơ hồ chứ không phải là một thứ thiết yết như bây giờ. Ấy vậy mà chỉ vỏn vẹn sau 3 năm, hiệu sách online đó đánh gục thương hiệu sách to nhất hành tinh — ông lớn như Barnes and Nobles.
Nào ra làm thử cái so sánh có thể cân bằng hơn. So sánh Amazon hồi đó và Barnes and Nobles. Amazon có cả một hệ thống quản trị và lưu trữ sách lớn hơn bất cứ hiệu sách nào trên thế giới. Người mua hàng chỉ cần một cú click chuột là có thể có sách giao đến tận nơi, chứ không phải đến hiệu sách để mua như hàng nữa. Thậm chí việc tìm kiếm sách cũng trở nên dễ dàng hơn chỉ với một vài cú lướt màn hình. Đó là còn chưa kể với những thông tin cá nhân mà Amazon thu thập được, khách hàng còn được recommend thích những quyển sách phù hợp với thị hiếu của bản thân — điều mà chẳng có hiệu sách nào có thể làm được lúc đó.
Với những giá trị khủng khiếp mà Amazon đã tạo ra, không có gì đáng ngạc nhiên khi Bezos đánh gục Barnes and Nobles, và dần dần trở thành “mối đe dọa” cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nữa, kể tên như thị trường bán lẻ với ông lớn Walmart, hay trong vận chuyển hàng hóa có Fedex với UPS — những công ty cả trăm năm tuổi cũng phải dè chừng Amazon — một công ty mới hơn 20 năm.
Với những giá trị khủng khiếp mà Amazon đã tạo ra, không có gì đáng ngạc nhiên khi Bezos đánh gục Barnes and Nobles, và dần dần trở thành “mối đe dọa” cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nữa, kể tên như thị trường bán lẻ với ông lớn Walmart, hay trong vận chuyển hàng hóa có Fedex với UPS — những công ty cả trăm năm tuổi cũng phải dè chừng Amazon — một công ty mới hơn 20 năm.
Bạn tạo ra được càng nhiều giá trị cho thế giới, bạn càng nhiều tiền.
Tất nhiên là bạn cũng phải cần phải biết bảo vệ cái giá trị của mình như thế nào nữa. Đừng để bị ăn cắp chất xám chứ không thì chả biết bao giờ mới giàu nổi.
Và bạn cũng chẳng cần phải như Jeff Bezos mới giàu được. Những gì Jeff Bezos làm là quá to lớn và khủng khiếp nên ông trở thành người giàu nhất hành tinh. Thế còn với những người bình thường với chúng ta, chỉ cần nghĩ cách để tạo ra được những giá trị nhỏ nhỏ để giải quyết những vấn đề nho nhỏ cũng là rất tốt rồi.
Và bạn cũng chẳng cần phải như Jeff Bezos mới giàu được. Những gì Jeff Bezos làm là quá to lớn và khủng khiếp nên ông trở thành người giàu nhất hành tinh. Thế còn với những người bình thường với chúng ta, chỉ cần nghĩ cách để tạo ra được những giá trị nhỏ nhỏ để giải quyết những vấn đề nho nhỏ cũng là rất tốt rồi.
Ví dụ như bạn muốn lập một kênh YouTube chia sẻ những kiến thức mà bạn mà bạn thích, những gì mà bản thân đã học hỏi được. Kiến thức đó có thể là self-help, có thể triết học hay khoa học. Sẽ luôn có những người cùng sở thích với bạn trên thế giới này mà bạn chưa biết. Sẽ có những người mà bạn muốn học nhiều thứ nhưng chưa biết học ở đâu học ở đâu. Những người đó tìm thấy channel của bạn và họ sẽ học rất nhiều thứ từ channel của bạn. Và đây chính là khi channel của bạn mang đến giá trị cho nhiều người. Cùng với thời gian và sức mạnh lan tỏa của Internet, với những kiến thức để xây dựng business của riêng mình bạn hoàn toàn có thể xây dựng một channel thành công mới lợi nhuận có thể lên đến 10000% một năm chứ không phải là 7% một năm nữa.
Bạn càng tạo ra nhiều giá trị cho người khác, bạn càng giàu.
Thế nhưng không phải cứ ngồi mát ăn bát vàng mà giàu lên được. Bạn sẽ phải học nhiều hơn, phát triển bản thân và kỹ năng nhiều hơn trong một thế giới mà các giá trị gia tăng chóng mặt. Vì thế bạn phải nỗ lực hơn và chăm chỉ hơn rất nhiều. Những người đi theo con đường của Fastlane hầu như sẽ có ít thời gian rủng rỉnh rảnh rỗi bởi vì họ phải suy nghĩ rất nhiều. Chính vì thế những người không muốn phải suy nghĩ nhiều cho đau đầu thì chỉ cần mang đến những giá trị bình thường mà thôi. Và đó là lý do vì sao Slowlane phù hợp với hầu hết mọi người.
Còn nếu bạn muốn bước sang con đường của Fastlane thì cần phải đầu tư thời gian và nỗ lực nhiều hơn nữa, cố gắng nhiều hơn nữa, dám chấp nhận rủi ro và chịu đau đầu nhiều hơn nữa 😊.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất