Nổi ám ảnh nhất của con người ta khi sống trong thời kỳ cách lý xã hội này là gì nhỉ?
Là không thể la cà ở những nơi mà mình thích, thiếu vitamin D-u lịch, hay bị công ty giảm lương chống dịch?
Với tôi, khi mà công việc của tôi vẫn đang đem lại cho tôi nguồn thu nhập đủ để sống qua mùa cách ly, và tôi cũng không phải là dạng người thích đi quá nhiều. Thì thứ duy nhất tôi ngán ngẫm trong nh chính là "sự lặp lại".
Nó giống như việc bạn là cô nàng Teresa Gelbman trong ngày sinh nhật chết chóc của cổ, khi cứ phải chết đi sống lại ở trong cùng một ngày. Nó đến từ việc tôi đã, đang, và phải sinh hoạt những hoạt động quá tương đồng, nếu không muốn nói là giống nhau.
Tôi thật sự mắc kẹt với nó trong những ngày đầu cách ly xã hội.
Một ngày của tôi bắt đầu lúc 7h30, sinh hoạt về sinh cá nhân, đến ăn sáng, và ngồi vào bàn làm việc lúc 8h30. Tôi có thói quen bật một loạt tabs trong khi phần mềm làm việc của tôi đang được mở. Thứ tự nó sẽ như sau:
Mail để check tin tức và liên lạc > Youtube để cập nhật videos của các kênh tôi theo dõi > Behance để kiểm tra tương tác và cuối cùng là Facebook.
Làm việc đến tầm 12h trưa tôi sẽ bắt đầu phụ mọi người chuẩn bị bàn ăn và dọn dẹp nhà bếp. Thói quen của tôi chính là phải rửa hết tất cả chén dĩa trong sink trước khi ngồi xuống ăn cơm. Thật sự thì nó không quá phiền phức đối với tôi, nhưng sẽ phiền phức khi mọi người ngồi đợi tôi rửa xong thì mới bắt đầu ăn trưa.
Tôi dành 1 tiếng để nghỉ ngơi trong phòng ngủ, đó là thói quen tôi được rèn từ nhỏ bởi Mẹ. Một giấc ngủ trưa sẽ không bao giờ là phí đối với những người làm việc văn phòng như tôi. Ngủ xong tôi lại tiếp tục làm việc, đầu giờ chiều là thời gian tuyệt vời để nạp một lượng caffein cho bộ não, khiến nó minh mẫn hơn. Và nói thật, đầu giờ chiều đối với tôi là thời gian khó khăn nhất trong ngày.
Tôi kết thúc công việc lúc 6h15 và ăn cơm xong lúc hơn 7h. Lúc này tôi sẽ có nhiều lựa chọn, có ngày tôi sẽ xem phim, đọc sách, đọc báo, chơi game cùng bạn,... Nhưng hoạt động này sẽ kết thúc vào lúc 8h hơn, tôi dành gần 1 giờ để gọi điện cho Mẹ mỗi ngày, đó là thói quen khó bỏ và cũng không nên bỏ. Ba mẹ nào cũng cô đơn cả, và luôn muốn có thời gian dành cho con cháu mình.
Sau khi gọi cho Mẹ, tôi sẽ gọi cho người yêu. Bọn tôi nói đủ thứ trên đời, từ thơ ca đến công việc, phim ảnh và có cả bo xì nhau. Việc bo xì nhau không phải là nhiều, nhưng có một vấn đề là trong mùa dịch nó lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Chí ít chúng tôi đã học được cảm cân bằng điều đó, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn. Yêu xa là một công việc khó nhằn, nhưng nếu chúng ta chấp nhận được nó, thì coi như hữu chí cánh thành, chúng ta sẽ càng bền chặt.
Thoạt nhìn thì có vẻ nó là một ngày khá lý tưởng và không vấn đề đúng không? Đúng vậy, nó không có vấn đề, nhưng nó sẽ có vấn đề khi khoảng một vài chục ngày nó lặp lại y như vậy.
Một lịch trình quá giống nhau làm tôi chùn bước rất nhiều trong công việc, cũng như chăm sóc các mối quan hệ của mình. Đôi lúc nó khiến tôi cảm thấy bất lực, nhàm chán với bản thân. Nó hoàn toàn chả thoải mái chut nào cả.
Sau một vài sự cố, cũng như tôi bắt đầu nhìn nhận vấn đề của mình kỹ càng hơn. Tôi đã chấp nhận và thay đổi nhiều hơn trong cách suy nghĩa của mình.
Trong thời kỳ cách ly xã hội như thế này, cái lợi thế lớn nhất chắc là có nhiều thời gian, và cái khó khăn nhất cũng là việc chúng ta có quá nhiều thời gian. Việc phân bổ và sử dụng sao cho hợp lý sẽ là vấn đề chung của tất cả mọi người .
Nhưng mà, ngay và lúc chúng ta gặp nhiều vấn đề nhất, cũng là lúc chúng ta sẽ suy nghĩ nhiều nhất.
Tôi phát hiện ra trong lúc mình đọc sách, xem phim thì tôi hoàn toàn có thể tiếp thu thêm những kiến thức mới từ trong đó, hoặc đơn giản là biết thêm vài từ tiếng Anh. Đây cũng là thời gian vàng để tôi bắt đầu luyện viết nhiều hơn, phát triển kỹ năng nhiều hơn, học những thứ mà mình chưa được học. Hoặc là làm những gì mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thật sự làm.
Có một câu mà tôi khá thích, đại loại như là nếu chúng ta chưa thể làm công việc chúng ta yêu, thì chúng ta hãy yêu công việc chúng ta đang làm. Hãy làm thật tốt những gì chúng ta được làm, rồi sau đó tích lũy và phát triển thêm về tuy duy, về kiến thức. Để rồi, khi đại dịch qua đi, bình thường mới trở lại thì chúng ta là những chiến binh đã được trang bị những món đồ tốt hơn, để rồi mạnh mẽ hơn trên con đường phía trước.