Albert Einstein - Thiên tài đi lên từ bàn tay trắng và tình yêu thương vô điều kiện !
Albert Einstein - Thiên tài đi lên từ bàn tay trắng và tình yêu thương vô điều kiện !
Con người ta hay tranh cãi nhau về 2 khái niệm "Lớn" và "Trưởng thành". Vì chẳng thể bé mãi được nên chúng ta luôn chọn cách cố thúc ép, gò bó bản thân theo những khuôn mẫu xã hội, cho đến khi được những người xung quanh gật đầu công nhận :" Mày đã trưởng thành rồi đấy"!. Nhưng tại sao là " Mày đã Trưởng thành" chứ không phải là :"Mày đã Lớn"? Giải thích được ý nghĩa của những từ này ta sẽ hiểu tại sao lại cần trao nhau những "tình yêu thương vô điều kiện" !

TA HIỂU GÌ VỀ "LỚN" VÀ "TRƯỞNG THÀNH" ?

Gia đình là nơi duy nhất cho ta lớn ...
Gia đình là nơi duy nhất cho ta lớn ...
Từ "Trưởng thành" xuất hiện khi người ta cần diễn đạt một tiêu chí chung, một tiêu chí bị áp theo những quy chuẩn khắt khe của xã hội. Nhưng, có một sự thật ít ai để ý rằng : con người ta chỉ khó khi không biết mình phải đi đến đâu, chứ khi đã có những tiêu chí chung xuất hiện như những đích đến được định sẵn thì ai trong chúng ta cũng đều có thể chạm đến đích! Bất kể ai cũng đều có thể đắp nên cho mình một cái mặt nạ, đều có thể bỏ quên cái bản chất thật của mình để chạy theo một quy chuẩn xã hội nào đó, một quy chuẩn có cùng kết quả an toàn với những người đi trước.
Những quy chuẩn đó thật ra chỉ là sự "lớn giả tạo", một sự "lớn" bằng cách ép bản thân vào một bộ đồ chặt ních để cho người ngoài, cho xã hội soi xét. Nhưng hãy để đó là những vấn đề bên ngoài xã hội, hãy đừng mang nó về nhà, đừng ép nhau vào những suy nghĩ toxic đó khi đã coi nhau là một gia đình ...
Từ "Lớn" lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, nó được dùng như để diễn tả một quá trình cần sự quan sát, thấu hiểu hơn là một dấu mốc định sẵn. Chính vì lý do ấy mà ta hay thấy nó được dùng vào những giờ phút con người ta chân thành nhất với nhau. Người cha, người mẹ sẽ ôm lấy đứa con của mình mà thủ thỉ nói rằng "chúng đã "Lớn" rồi" khi họ muốn chúng tin vào chính bản thân mình và tin rằng mình có thể tự bước đi một mình. Tiếng nói ấy cất lên từ niềm tin và lòng tự hào về thành quả mà chính họ đã luôn ở bên cạnh, luôn dõi theo và vực dậy mỗi khi đứa con chùn bước. Những người xây dựng tổ ấm ấy đã không hề áp lên con mình bất cứ quy chuẩn xã hội nào. Trái lại, họ luôn tìm cách dạy chúng biết tin vào bản thân, chỉ ra cho chúng thấy điều gì ảnh hưởng tốt và điều gì làm xấu đi tương lai của chính bản thân chúng.
Khi bước chân ra đời, xã hội luôn có những quy chuẩn để trao cho ta những thứ gần giống với "tình yêu thương", nhưng dù có là thứ gì thì ta luôn phải trả giá. Ta được quyền lấy vào nhưng cũng phải trả ra một cái giá tương đương, thế nên ta chẳng còn gì để nuôi bản thân mình lớn lên cả! Chỉ có gia đình thực sự, những người yêu mình không với một chút toan tính sẽ biết cách bù đắp, xây dựng lên con người ta lớn lên từ gốc rễ mà không phải đeo lên một chiếc mặt nạ nào.

SỨC MẠNH CỦA "TÌNH YÊU THƯƠNG VÔ ĐIỀU KIỆN"

Hình ảnh người mẹ Việt Nam ôm con - biểu tượng của "tình mẫu tử vượt lên số phận" đạt Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế HIPA (Hamdan International Photography Award)
Hình ảnh người mẹ Việt Nam ôm con - biểu tượng của "tình mẫu tử vượt lên số phận" đạt Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế HIPA (Hamdan International Photography Award)
Có thể nói, mỗi con người khi được sinh ra đều mang trên vai một sứ mệnh riêng với thế giới này. Nếu được lớn lên trong " tình yêu thương vô điều kiện" thì chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua cái quy chuẩn xã hội mà tạo lên những đột phá cho cả thế giới.
Chúng ta nếu ai đã biết qua về Albert Einstein thì đều có thể kể tên được những thành tựu mà ông để lại. Xét vào đó mà chúng ta thường tán dương ông là điển hình của người đàn ông trưởng thành. Ông không chỉ có sự nghiệp nghiên cứu đồ sộ về vật lý lượng tử, tìm ra thuyết Tương đối mà khi nhận được giải Nobel Hoà Bình ông đã trao toàn bộ lại cho người vợ cũ là bà Mileva Marić và những người con.
Nhưng hãy nhìn sâu một chút để bóc tách về con người của Einstein. Ta thấy rằng ông lớn lên và thành công như thế là do nhận được rất nhiều những "tình yêu thương vô điều kiện"! Gia đình khi ông còn nhỏ là một gia đình gốc Do Thái sống chật vật giữa một xã hội Đức quốc xã đầy rẫy tội ác tàn nhẫn và sự miệt thị chủng tộc đáng ghê sợ. Nhưng dù đánh đổi tất cả, dù có phải bán xới đi nơi khác thì cha mẹ vẫn luôn cố cho ông được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Sau này, khi ông đã trở thành một nhà khoa học danh tiếng, vào giai đoạn ông cần phải chuyển qua một đất nước khác để tiếp tục nghiên cứu, thì vợ ông - bà Mileva - người chăm sóc ông suốt thời gian ông chưa có tên tuổi, người có với ông 3 đứa con đã không ngần ngại mà để ông đi.
Có câu chuyện kể lại rằng khi Einstein ra đi, bà Mileva không một lời trách móc, bà đã lặng lẽ ôm 3 đứa con của mình trong nước mắt mà nói :" Cha các con là người đàn ông của cả thế giới, cả thế giới cần ông ấy và chúng ta không thể ích kỷ mà giữ ông ấy ở lại được". Việc mà Mileva đã làm là sự hi sinh xuất phát từ "tình yêu thương vô điều kiện". Và rồi như chúng ta đã biết, tình yêu thương đó đã không níu chân, không bó buộc mà thả lỏng để cho con người vĩ đại ấy được tự do góp sức thay đổi cả bộ mặt của cả thế giới.

KẾT

Sau cùng thì đây là một bài viết ngắn mang đầy những suy tư của tôi. Tôi viết bài này để thoả mãn khúc mắc của bản thân mình khi đã từng thấy người ta hay nhìn một đứa trẻ để xem nhân tướng và đoán tương lai của nó, hoặc đôi khi là những đánh giá về sự thành đạt của một người theo những yếu tố chủ quan như điều kiện gia đình về vật chất, lợi thế địa vị xã hội. Thế nên, pls, hãy biết chân trọng những thứ tình cảm có sẵn mà bấy lâu nay mình cố tình lờ đi, hãy hiểu rằng người cho bạn tình cảm mà không toan tính mới là người đáng quý chứ không phải chỉ tiền bạc, vật chất. Thứ gì rồi cũng sẽ đổi khác và quay về với con số 0, chỉ có tình yêu luôn còn tồn lại và thay đổi cả thế giới ! Trust me
"True love will change the world"!