Một cô bé 15 tuổi trở về nhà sau một ngày học bình thường và nhận được một bức thư nặc danh gửi đến mình qua đường bưu điện với nội dung chỉ vỏn vẹn ba chứ 'Bạn là ai?'', đã mở ra một cuộc hành trình cho cô đến với triết học và đến với sự thật về thế giới nơi cô đang sống hay ý nghĩa tồn tại thực sự của nó.
 Với nội dung hấp dẫn, lối kể truyện lôi cuốn, Jostein Gaader đã biến cuốn sách giáo khoa triết học nhập môn của riêng ông trở thành một 'best-seller không thể hiểu nổi toàn thế giới', được nhận vô số giải thưởng văn học danh giá bởi đã khiến bao độc giả trẻ tuổi si mê với một thứ tưởng chừng khô khan như 'triết học'. Cuốn sách là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn bắt đầu tìm hiểu về triết học, lịch sử hay chỉ đơn giản là hiểu những gì đã diến ra trong quá khứ để dẫn đến những kết quả như ngày nay.
 Cuốn sách là sự ngược dòng lịch sử đên với những nhà triết học từ thời Cổ đại tới những trào lưu triết học thời kì Phục Hưng, thời Khai sáng rồi đến gần hơn với thời Hiện đại. Tất cả đều cùng chung mục đích là giải mã một câu đố ba ngàn năm tuổi, một câu hỏi của mọi người, một nỗi băn khoăn của mọi thời đại với một câu trả lời tưởng chừng như khônbg thể đạt tới.

 Cuốn sách bắt đầu với việc Sọphie bỗng nhiên nhận được những bức thư của một người lạ đặt cho cô hàng loạt những câu hỏi khiến cô phải tự vấn về sự tồn tại của mình và thế giới, người này sau đó cũng trở thành một thầy giáo triết học của Sophie, dạy cô một khoá triết học miễn phí với những kiến thức bổ ích mà cô không được dạy trên trường. Song song với đó là sự bí ẩn của một ông thiếu tá trong quân đội Liên Hợp Quốc và cô con gái Hidle của ông ta cùng tuổi và trùng ngày sinh nhật với Sophie. Cũng từ đây, cô nhận ra được ý nghĩa thật sự của thế giới cô đang sống, ý nghĩa thật sự những trò đùa táo tợn của ông thiêú tá va ý nghĩa thật sự về sự tồn tại của cô cũng như giải thoát chính mình khỏi cái thực tại ấy.

Những kiến thức triết học lý thú 

 Có một kết luận trong sách mà mình rất thích;
Triết học không phải thực sự là thứ người ta có thể học được, nhưng người ta có thể học tư duy một cách triết học..
  Triết học quả thật rất phi phàm, bạn có thể theo đuổi những ý tưởng của bản thân mà không cần phải ghi nhớ những gì đã học trong lớp. Những gì trong cuốn sách, những gì ta học ở trường về triết học nói đúng ra là lịch sử triết học, chúng ta được biết về sự phát triển và những tư tưởng lớn của từng thời kì. Nhưng một triết gia đích thực không chỉ mỗi biết và hiểu dòng chảy lịch sử triết học, người đó còn cần xây dựng cho riêng mình một hệ tư tưởng triết học. Nói như thế thì chỉ bằng việc suy ngẫm về thế giới và tự mình đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa thì mỗi người chúng ta đều là một 'triết gia' đang góp phần vào công cuộc xây dựng văn minh nhân loại. 
 Gaadeer đã tạo 'sân chơi' cho cuốn sách giáo khoa nhập môn triết học dành cho thiếu niên của ông bằng việc xây dựng bối cảnh truyện, lồng ghép những sự kiện bất ngờ vào mạch kể cùng với văn phong giản dị, ông đã biến những kiến thức triêt học trở nên dễ hiểu và nhanh nắm bắt. Ngoài ra, bạn còn có thêm cái nhìn tổng quan về dòng thời gian và sự phát triển của lịch sử triết học, giúp mở man tầm nhìn về sự phát triển của một ngành khoa học có vai trò vô cùng quan trọng tới văn hoá như việc triết học Mác là bệ phóng cho những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của bè lũ xâm lược trên toàn thế giới và là tiền đề cho tư tưởng xẫ hội chủ nghĩa sau này mà Lê-nin đã phát triển nên từ đó, những phong trào triết học thời Phục Hưng phản pháo lại chế độ phong kiến và giáo lý Công giáo giúp con người ta ngừng mơ tưởng về vị trí trung tâm của mình trong vũ trụ, hay vào thế kỉ 19, nơi mà chủ nghĩa Lãng mạn và nghệ thuật phát triển mạnh thì triết học cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó.

Khơi gợi ước mơ và tư duy phản biện cho người trẻ


 Sọphie đã từng không nghi ngờ một chút gì trước khi cô bước chân vào chuyến phiêu lưu triết học này. Thế giới của cô chỉ là một con thỏ trắng được  lấy ra từ một chiếc mũ chóp cao, Cô đang sống trên mình nó và đang chìm dần, chui tuột vào trong đó bằng việc chấp nhận một cuộc sống yên bình, ấm áp trong bộ lông nó mà không thử cố gắng trèo lên đỉnh của sợi lông chú thỏ, vươn mình ra để nhìn thấy nhà ảo thuật đã biểu diễn trò này và tới với một thế giới rộng lớn bên ngoài, thoát ra khỏi cuốn sách viết về cô. Vai trò quan trọng nhất mà thầy giáo triết học của cô đã làm được không đơn thuần là dạy cho cô về lịch sử triết học thế giới, ông còn hơn thế là tạo cho Sophie những suy ngẫm, làm sống lại tính tò mò trẻ thơ trong cô và giúp cô bay  tới một thực tại cao xa bên trên, thoát khỏi những ý nghĩ về một cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt.
  Điều quan trọng hơn những kiến thức triết học ấy là nó đã khơi gợi trong lòng ngừời trẻ mong muốn tự vấn bản thân, khuấy đọng nỗi khát khao phản ứng lại cái thường nhật, ca tụng niềm kinh ngạc ngỡ ngàng mà người ta vẫn cho là đặc quyền của người điên, triết gia và trẻ nhỏ. Trí tò mò qua đôi mắt trẻ thơ được mở lại, tư duy chấp nhận và đóng khung về thế giới sẽ không còn tồn tại. Dù ta không nhơ hết được những kiến thức triết học trong sách thì điều còn đọng lại sau cùng cũng đáng giá ngàn vàng, giúp ta mở mang thế giới quan của bản thân.
  Thực ra khi đã lớn lên, ngẫm lại thì mình cũng thấy mấy cái môn học toán lý hoá vô bổ ngày xưa chính ra cũng không phải không đem lại lợi lộc gì. Những kiến thức ấy có thể sẽ chẳng bao giờ được ta áp dụng trong tương lai, nhưng sẽ ra sao nếu ta không học chúng. Ta sẽ chẳng bao giờ có những giây phút phải vắt óc, động não suy nghĩ, sẽ chẳng bao giờ có thời gian để than vãn chán nản, sẽ chẳng bao giờ có những cuộc tranh luận đúng sai về đáp án với bạn bè. Việc học có thể không làm tăng chỉ số IQ, nhưng ít ra cũng luyện cho não bộ cách tư duy, làm vận động các nơ ron thần kinh, ít ra thì gần 20 năm đầu đời cũng không bị lãng phí. Việt Nam dù sao cũng là một nước đang phát triển, cần thêm nhiều nhân tài để xây dựng đất nước nên khối lượng kiến thức và những môn học bắt buộc tất nhiên cũng phải nhiều hơn, chính ra biết nhiều cũng tốt hơn đấy!

Một sự an ủi lớn cho khoa học hiện đại

  Từ thời xa lắc xa lơ, khi con người bắt đầu tiến hoá vượt trên mọi giống loài khác trên Trái đất, tổ tiên ta đã nảy sinh những sự tò mò về các hiện tượng thiên nhiên lẫn xã hội  quanh ta và họ đã đưa ra những phỏng đoán để lý giải những thứ kì lạ ấy bằng cách xây dựng nên hình tượng cac vị thần, tạo nên những câu truyện thần thoại về nguồn gốc của thế giới. Và những câu truyện dân gian ấy khá là khó tin và mang lại nhiều dấu hỏi chấm vì thực ra chẳng ai dám khẳng định 100% là thần linh có thật cả, tất cả chỉ là giả thuyết. Rồi những nhà triết học tự nhiên xuất hiện, với bản tính tò mò và sự rành mạch cần có ở các nhà nghiên cứu, họ phủ định những niềm tin thần thánh ấy, bằng cách đưa ra quan điểm về một hoặc một vài chất liệu sơ khai đã cấu thành nên Vũ trụ, họ đã đặt nền móng quan trọng cho những ngành khoa học sau này để từng bước khám phá những trăn trở lớn từ ngàn năm nay của con người về nguồn gốc Vũ trụ. Chung quy lại thì tất cả mọi thứ đều chỉ có một mục đích duy nhất là tìm ra sự thật về gốc gác của cái thế giới rộng lớn, bao là này.
 Nhưng liệu rằng ngày đó có đến, các nhà khoa học thời nay cũng đã học hỏi rất nhiều từ những sai lầm của thời đại trước, họ sử dụng chiến thuật 'Bài nào dễ thì mình làm trước' trong viêc nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ đời người thì ngắn, dành dụm hết tâm huyết vào một bài toán nhân loại thì sẽ chỉ càng thêm bế tắc, những áy náy, day dứt suốt đời cho một ước mơ cao cả, ý nghĩa nhưng xa vời thực tế. 

 Chính lúc này đây, triết học lại là nơi giúp giải toả tâm lý cho các nhà khoa học đang gặp bế tắc trong những kì vọng của họ. Đến với triết học, họ sẽ được sống với những tư tưởng của chính mình, triết học cho họ quyền được bộc bạch những quan điểm, thể hiện cái tôi cá nhân, Đối tượng quan tâm của triết học là tất cả những vấn đề mà mọi người quan tâm. Đó không phải là những mối bận tâm 'vặt vãnh' của một người đang chết khô trên sa mạc cần một ngụm nước hay của một tín đồ thời trang luôn muốn là người đầu tiên nắm bắt những xu hướng mới. Con người đã đang và luôn cần biết chúng ta là ai và tại sao chúng ta sống, đó là những câu hỏi muôn thưở được nối tiếp từ bao thế hệ này qua bao thế hệ khác. Đặt ra những câu hỏi triết học  là cách tốt nhất để tiếp cận với triết học, những câu hỏi loại triết học ấy cũng chính là cái đích cuối cùng của mọi ngành khoa học trên thế giới ngoài việc đem lại cho con người trí tuệ và sự tiện lợi. Nói không ngoa rằng Triết học chính là gốc rễ của khoa học.
 Ta thường có cảm giác bình yên khi trở về với cội nguồn và các nhà khoa học cũng vậy, họ tìm thấy một sự chia sẻ lớn lao khi gặp những triết gia, lý tưởng của họ sẽ không bị ràng buộc về một sự đòi hỏi những bằng chứng đủ thuyết phục và xác đáng, họ cũng sẽ không bị coi là kẻ mơ mộng hão huyền. Triết học giúp họ giải trừ đi sức nặng của cuộc sống, đưa họ đến với niềm vui được tìm kiếm sự thông thái. Triết học dẫn ta đến với một buổi bình minh nằm dài trên thảm cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh hay đến với một bầu trời đêm vô tận đầy sao. Đến với triết học, ta nhanh chóng bị cuốn vào những suy ngẫm về những câu đố hàng ngàn năm của nhận loại, mọi đau khổ, bực tức trong lòng tan biến để nhường chỗ cho sự suy tư. Và biết đâu, ta lại tìm trong suy tư sự vực dậy tinh thần, hay hơn thế nữa là chìa khoá đưa ta đến với hạnh phúc.


ai