Trong friendlist có nhiều bạn inbox mình với ý định muốn chuyển  môi truờng làm việc hay đơn giản muốn trải nghiệm văn hóa, cuộc  sống tự lập tại nuớc ngoài. Thế giới càng ph, bản thân mình  nhận thấy cơ hội làm việc tại nuớc ngoài dành cho người Việt  ngày càng nhiều đặc biệt trong khối các nuớc Đông Nam Á:  Malaysia, Thái lan, Singapore, Philippines.... Điều đó có nghĩa  bạn cần có sự lựa chọn thông minh khi đứng truớc những cơ hội.  Càng nắm đuợc nhiều thông tin thì lại càng có lợi thế và  không bị rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười ở một đất  nuớc khi ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ.
Do đó, mình dành chút thời gian chia sẻ những thông tin hy vọng sẽ giúp đuợc mọi người khi đưa ra quyết định bản thân, so sánh “pros and cons" giữa những cơ hội. Và post này tập trung những thông tin tại đất nuớc Malaysia - nơi mình đã gắn bó hơn mùa trăng sống, làm việc và lăn lộn.
Nhìn chung Malaysia là đất nước khá đa văn hóa, đa sắc tộc với 3 cộng đồng chính là Mã, Trung và Ấn. Các bạn bên này hay nói đùa là chắc chỉ có Malay, trong 1 câu nói của người bán hàng ven đường có thể chen ngôn ngữ Ấn, Mã, Trung thậm chí tiếng Anh. Có lẽ vì vậy mà lối sống ở đây mở và thoải mái hơn những đất nước khác.

Biển hiệu Jalan Petaling
Không chỉ có vậy, người Malay còn thích thú khi pha trộn các thứ tiếng để tạo nên Manglish của riêng đất nước mình. Nếu từng thử lắng nghe các cuộc trò chuyện của  người Malay, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều từ vựng và ngữ pháp được pha trộn  bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau. Câu nói quen thuộc “Wei macha, you want to makan here or tapau?” (tạm dịch: Bạn có muốn ăn ở đây hay đi ra ngoài không?) thường được sử  dụng để minh họa sự đa dạng ngôn ngữ của Malaysia, vì nó có chứa cả  tiếng Tamil, tiếng Anh, tiếng Malay và tiếng Trung.

Về thời tiết, nếu phải so sánh, mình sẽ ví Malaysia cụ thể là KL như Sài gòn, “khó tính’’ nóng quanh năm , đến mùa mưa thì cũng “õng ẹo” sáng nắng chiều mưa và hiển nhiên không có mùa lạnh. Do vậy, nếu nhận được job ở đây, các bạn ko cần mang quá nhiều đồ lạnh, 1 hay 2 cái áo khoác “chống chọi” với cái lạnh của điều hòa trong công ty, mall hay đi lại trong các phương tiện công cộng.
Về thức ăn, thức ăn ở đây khá là dầu mỡ, người ở đây rất ít ăn rau. Món gà là món ăn phố biến nhất bởi người Ấn thờ con bò không ăn thịt bò, người đạo Hồi thì không ăn thịt heo vì trong sách thánh của họ con heo là loài vật bẩn thiểu nhất ngay cả phân nó cũng ăn. Trong công ty mình có phục vụ ăn trưa cho nhân viên, thế là cứ ngày này qua tháng nọ bọn mình nhìn các món gà mà bao tử ngao ngán 
:(
1. Main locations for job opportunities: Kedah, Penang, Kuala Lumpur (KL), ...
Đây là những khu vực mình hay nhận được mail tuyển dụng dành cho người Việt.  Mức sống ở Kedah và Penang thấp hơn nhiều thậm chí bằng 1 nửa so với KL. Mình sẽ liệt ra những cost căn bản ở KL và các bạn có thể tự xác định được cost ở khu vực khác.
Cost of living in KL:
  • Monthly rent cho 1 phòng đơn: 500RM-1000 RM
Những điều căn bản phải hỏi thật kĩ với chủ nhà hay tự đến “hiện trường” kiểm tra : hợp đồng thuê nhà bao lâu, có những ràng buộc gì, deposit bao nhiêu tháng, tiền nhà có bao g utility (điện nước, internet,...) không, nếu share thì share như thế nào, nếu không ở đúng theo thời hạn cam kết trong hợp đồng thì phải đền bù bao nhiêu, báo trước bao lâu, khu vực nhà có gần phương tiện công cộng không (LRT, MRT, Monorail, KTM, tuyến bus free...), có gần chợ, cửa hàng bình dân, tạp hóa không, đối với các bạn gái khu vực nhà ở có an toàn không, nên tránh những khu vực có nhiều người Ấn, đường từ nhà đến phương tiện công cộng có sáng sủa đông người không.... 1 Option khác mà mình cảm thấy khá ok là nếu tìm được 4-5 bạn hợp tính nhau, cam kết ở lâu dài có thể nghĩ đến việc tự thuê 1 unit apartment share chi phí cho nhau thì sẽ rẻ hơn.
“An cư mới lập nghiệp”, câu này mình hoàn toàn đồng ý, chuyện nhà cửa các bạn đừng có xuề xòa, ở nếu không thấy thoải mái hay bất tiện đi lại thì sẽ rất mệt mỏi, tốn kém về mặt tiền bạc và thời gian nếu như không tính toán kĩ.
Lời khuyên là các bạn có thể đến đây trong 1 tuần hoạch 2 tuần ở tạm khách sạn để tìm được căn nhà ưng ý nhất. Đã có nhiều bạn nóng vội đặt cọc, xong ở cảm thấy không hợp muốn chuyển qua chỗ khác thì lại mất tiền cọc oan uổng. Khi chuyển tiền đặt cọc phải cẩn thận, đã có những trường hợp xảy ra tại công ty mình, có những tổ chức/ cá nhân lừa đảo cho xem nhà, có chìa khóa nhà, hợp đồng nhà rất bài bản hẳn hoi nhưng sau khi nhận được tiền cọc thì biến mất tăm mất tích. Việc trình báo công an như là muối bỏ bể, chả nhận được kết quả gì cả vì mình chỉ là expat tụi nó sẽ ko quan tâm.
  • Meal (including drink): 10 RM - 20 RM 
  • Monthly ticket public transportation: 100 RM-150 RM
Về khoảng này nó sẽ đi cùng với việc bạn chọn địa điểm nhà, có nhiều bạn chọn nhà xa giá rẻ thì chi phí này sẽ cao hơn những bạn chọn nhà gần trung tâm hay g chỗ làm hơn. Hay có bạn tìm ở nhà cạnh tuyến bus free thì khoảng chi phí này có thể là 0 RM/ tháng. Tùy theo nhu cầu sở thích của mỗi cá nhân để cân đối những khoảng này 1 cách hợp lý nhất.
2. Thuế và những vấn đề liên quan
Câu chuyện về thuế muôn thưở là câu chuyện đau đầu nhất vì liên quan trực tiếp tới túi tiền của mình nên phải nắm rõ tránh nộp tiền phạt oan nếu như không biết và phạm luật. Thời gian quyết toán thuế là tháng 4 hằng năm. Cho Expat thì sẽ quan tâm 2 loại chính: resident tax và non-resident tax.


 • Non-resident tax: Kể từ ngày kí hợp đồng, cty sẽ deduct từ lương  28% cho việc nộp thuế và sẽ gửi payslip qua email cá nhân. Nhớ lưu lại những payslip này để đối chiếu thông tin khi cần thiết, payslip khá quan trọng nếu như ko nhận được phải email cho HR/ manager. 
• Resident tax: Sau 6 tháng chịu 28% non-resident, thì status chuyển từ non-resident tax sang resident tax, lúc này sẽ không  phải chịu 28% trừ thuế nữa. 28% này sẽ được lấy lại, % tax phải trả dựa vào Total Annual IncomeScenerio mà mình nói trên là trường hợp đã là khá lý tưởng, Còn đối với những bạn ko được may mắn cho lắm (như mình) bắt đầu job sau tháng 8 thì phải đóng thuế cho hết năm và bắt đầu 6 tháng lại từ đầu của năm mới, nghĩa là chịu 28% non-resident tax  >6 tháng. Lý do: 6 tháng này phải được tính liên tiếp ko bị ngắt quãng giữa 2 năm.  Đối với những bạn hoàn cảnh éo le bị giữ thuế >6 tháng, tháng 7 hằng năm, sau khi lấy mã số thuế, điền thông tin trên hệ thống online, in những giấy tờ cần thiết liên quan mọi người có thể đến phòng thuế nộp giấy tờ và sau 1 tháng có thể lấy lại được thuế của năm cũ.Lưu ý khá quan trọng mà có nhiều anh chị ko để ý đã làm sai khi điền form, form trong trường hợp này là e-M (cho non resident status) chứ ko phải e-BE (dành cho resident status)
  • Luật xuất nhập cảnh:
Trong vòng 6 tháng đầu tiên khi còn trong status là non resident thì tổng số ngày rời khỏi Malay ko dc quá 14 ngày không tính ngày đi và ngày về trên passport. Nhấn mạnh lại 14 ngày này là tổng số ngày chứ ko phải số ngày trong 1 chuyến, rất nhiều người hiểu lầm. Nếu như vi phạm luật này thì sẽ mất toàn bộ thuế 28% đã đ.
  • Khai thuế:
Địa chỉ phòng thuế: Olympia Tower - Jalan Chulan tầng 4, từ trạm Masjid Jamek station LRT Ampang Website khai thuế: https://ez.hasil.gov.my/CI/
  • e-M form (cho non-resident status)
  • e-BE form (cho resident status)
Những tài liệu cần chuẩn bị sau khi lấy mã code và khai thuế trên website trên:
1> Passport in tất cả các trang (từ trang đầu đến cuối)  (2 bản)
2> Tax borne letter, indentity letter, EA, PCB (HR sẽ cung cấp)
3> E-filling (sau khi khai thuế trên system sẽ có tờ giấy này)
4> 1 tờ giấy điền tg và số ngày xuất và nhập cảnh khỏi Malay (giấy này có thể lấy tại chỗ văn phòng thuế)
3. Luật mới hiệu lực 8/2016 dành cho expat 
Nếu chuyển qua dự án khác dưới cùng 1 công ty thì sẽ ko có vấn đề gì nhưng nếu nghỉ việc và nhảy qua 1 cty khác, nếu lương <5k RM, thì phải về nước 3 tháng mới được trở lại Malay làm việc cũng như phải bắt đầu lại 6 tháng bị giữ thuê. Ảnh hưởng lớn nhất của luật này là sẽ rất khó nghỉ việc chuyển cty khác hay khó deal lương khi renew hợp đồng.
Nhìn chung mình thấy công việc không thiếu, cái khó là phải tìm được công việc phù hợp với sở thích, tính cách hay cho career path đặc biệt đối với những anh chị đã làm việc 2-3 năm ở VN đã có những kinh nghiệm nhất định trong ngành nghề. Do vậy, nên đọc JD hay hỏi thật kĩ khi phỏng vấn.
Hy vọng những chia s của mình sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về đất nước Malaysia khi có ý định làm việc ở đây. Hay giúp mọi người định hình được những vấn đề cần chú ý khi làm việc ở nước ngoài không chỉ riêng Malay.
 "Climb so you can see the world, not so the world can see you" 

ĐẠI SỨ QUÁN NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM TẠI MALAYSIA
 
1. Văn phòng & Thương vụ :
 
No.4  Persiaran Stonor, 50450 Kuala LumpurĐT: (60-3) 21484858 - (60-3)  21484036(60-3) 21411817 - (60-3) 21641909 ( Lãnh sự)(60-3) 214146 92  (Thương vụ)
 
Fax: (60-3) 21483270 - (60-3) 21636334 (Lãnh sự)(60-3) 21414696 (Thương vụ)
 
2. Ban Quản lý Lao động:
 
4th  Floor, West Block ,Wisma SDB, Jalan Ampang, 50450 Kuala  Lumpur.ĐT:(60-3) 21611753 - (60-3) 21611755 - (60-3) 21611757Fax: (60-3)  21611921
 
3. Ban Quân vụ:
 
No.07, Lorong San Ah Wing Off Jalan Semarak, 54100 Kuala Lumpur.ĐT: (60-3) 26913522Fax: (60-3) 26913566
 

Theo Cổng thông tin điện tử của Cục Quản  lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam bắt đầu đưa lao  động sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002, đến nay đã có hàng trăm  ngàn lượt lao động sang đây làm việc, có thời điểm số lao động Việt Nam  có mặt tại Malaysia lên tới 130.000 người.
Hiện chưa có con số thống kê cập nhật về  lao động Việt Nam tại Malaysia, nhưng theo Cục Quản lý lao động ngoài  nước, lao động Việt Nam chủ yếu làm những công việc như sản xuất chế tạo  trong các nhà máy điện tử, nội thất, may mặc, đóng gói sản phẩm hay  trong ngành dịch vụ (phục vụ nhà hàng – quán ăn, lau chùi, dọn vệ sinh,  nấu ăn, bán hàng…), ngành nông nghiệp và số ít giúp việc nhà trong các  gia đình người Mã gốc Hoa.

Bạn  đang tìm việc làm tại Malaysia? Malaysia là một trong những đất nước  thân thiện và ổn định nhất Đông Nam Á. Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế  bền vững và ổn định chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong  những nước năng động và giàu có nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, nền  giáo dục chất lượng cao đã thu hút không ít du học sinh đến đây hàng  năm.

Người  tìm việc cần phải có giấy phép làm việc của chính phủ Malaysia cấp.  Hàng năm, có rất nhiều du học sinh tốt nghiệp, vậy nên mức độ cạnh tranh  của thị trường lao động ở đây là khá cao. Bên cạnh đó, rất nhiều công  ty tại Malaysia yêu cầu ứng viên phải có vài năm kinh nghiệm.
2. Ngôn ngữ trong công việc
Bahasa Malaysia (Malay) là ngôn ngữ chính được sử dụng trong các cơ quan thuộc chính phủ.
Tiếng  Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Malaysia. Tuy nhiên, tiếng Anh được sử dụng  rất rộng rãi và phổ biến. Nó được sử dụng trong các giao dịch thương  mại, tại văn phòng, nơi làm việc và được dạy trong các trường học. 
Bên cạnh đó, Malaysia cũng sử dụng một số ngôn ngữ như: Mandarin, Cantonese, Hakka.
3. Thời gian làm việc
Giờ  làm việc trung bình: các văn phòng làm việc tại Malaysia thường làm  việc từ thứ 2 đến thứ 6, 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tuy nhiên, một số  cơ quan chính phủ có thể làm việc vào buổi sáng thứ 7.
Giờ  nghỉ trưa: thường kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Nhưng vào ngày thứ 5  hàng tuần, giờ nghỉ trưa có thể kéo dài hơn từ 12 giờ đến 14 giờ. Bởi  vì, đây là thời gian để những người theo đạọ Hồi cầu nguyện.
Các  ngày nghỉ lễ trong năm: thời gian nghỉ lễ sẽ phụ thuộc vào thời gian  bạn làm tại công ty này. Trung bình thì một năm có khoảng 10 ngày lễ.
4. Thuế thu nhập
Nếu  bạn ở tại Malaysia trên 182 ngày/năm thì bạn phải đóng thuế. Bạn có thể  đăng kí đóng thuế online tại chi nhánh gần nhất của cơ quan Hội đồng  Doanh thu Nội địa Malaysia (Inland Revenue Board of Malaysia).

5. Các nguồn tìm việc làm tại Malaysia
Bạn có thể tìm các công việc qua:
Các website tìm việc online 
•    Careerjet Malaysia
•    Electronic Labour Exchange
•    GRADMalaysia
•    Jobs Malaysia
•    JobsDB.com
•    Jobstreet – Malaysia
Các trung tâm giới thiệu việc làm
•    Adecco (Malaysia)
•    Kelly Services – Malaysia
•    Manpower Worldwide
Bạn cũng có thể vào trang Malaysia Yellow Pages  để tìm hiểu thêm về các trung tâm tương tự.
Các trang báo đăng tin việc làm
•    Berita Harian
•    Daily Express (Sabah)
•    New Straits Times
•    The Star Online – Malaysia
Một số trang báo khác bạn có thể tìm trên Kidon Media-Link.
Một số nguồn khác
Trang  GRADMalaysia sẽ có danh sách các nhà tuyển dụng tại Malaysia. Bạn có  thể tìm hiểu trên này về thông tin của nhà tuyển dụng và vị trí mà họ  đang tuyển dụng.
Bên  cạnh đó, cũng có những công việc sẽ không được đăng tin tuyển dụng. Vì  vậy, bạn nên phát triển mối quan hệ của mình như trong các câu lạc bộ,  các hội nhóm trong trường để có được những thông tin việc làm nhanh  chóng hơn. 
Các  bạn nên chủ động mở ra cơ hội việc làm cho mình. Việc đi làm tại  Malaysia sẽ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân, mà bạn còn có thể  giúp bạn khám phá được nhiều nét hay và vẻ đẹp tại đất nước này. Sống là  trải nghiệm!
Tín Phú biên dịch
Mình đã nhận được câu trả lời tuyệt vời từ Admin của Hội Người Việt tại Malaysia [ https://www.facebook.com/hoinguoiviettaimalaysia ]
xin chia sẻ lại cho những bạn cần thông tin ban đầu khi qua Malaysia.

Xin chân thành cám ơn Admin của Hội Người Việt tại Malaysia đã nhiệt tình hướng dẫn.

    Chào bạn, chúc mừng bạn đã tìm được việc làm. Sau đây là thông tin cho các thắc mắc của bạn
1.  Cty của bạn nằm ở khu Bangsa South, ben day nguoi ta ko goi la Quan,  khu này đang xây mới lại nên nhìn chung là cảnh quan khá đẹp , hơi xa  trung tam một tí thôi, nhưng có tàu điện va bus station to vào trung  tâm. Gần shopping mall Mid Valley rất to và đẹp 
))
2.  Qua Malay theo dạng du lich ko cần xin visa, khi vào hải quan sẽ hỏi  bạn đi đâu, bạ n có thể nói đi du lịch ( băt buộc mang theo ít nhất  500usd hay 1500rm tiền mặt) , nếu cty dặn bạn nói đi làm thì cty phải  đưa bạn reference letter, ko có thư này mà nói đi làm người ta trả bạn  về nước ngay trong ngày, phải hỏi rõ cty về lý do nói với hải quan. Lấy  số dt của người rước để có gì gọi họ vào nói với hải quan. Nhiều cty  cũng làm giống bạn, qua mới làm work permit, cái này để họ lo, khi bạn  qua họ sẽ làm cho mình, ko cần lo làm thế nào
3.  Năm đầu tiên bạn phải đóng thuế là 29%, nhưng sau 1 năm bạn được xếp  vào diện ở Malay lâu nên tax sẽ tính theo người local, giảm rất nhiều,  với mức lương của bạn, năm đầu tiên vẫn ok, sau đó thì sống dư dả nếu  như bạn ko cuồng shopping
4.  Bạn nên mang theo một ít thuốc , mì gói, chà bông, cá cơm. Tóm lại là  vài thứ thức ăn khô để ít nhất bạn có thể ăn uống cho đến khi bít đi  siêu thị mua đồ tự nấu hoặc quen với thức ăn Malay.
5.  Nên đổi ra tiền RM hết, thẻ vn sang đây bị hạn chế nên bạn ko cần làm  thẻ gì ở vn cả, nếu nhà muốn cho bạn tiền đề phòng thì làm một cái thẻ  ATM của HSBC vì ben day cung co HSBC . Nhieu cty ben nay cung dang ky  ngan hang hsbc hay maybank de chuyen luong cho ban. Neu muon chuyen tien  ve nha, khi qua day ban nen dang ky hsbc malay va yeu cau cho mot the  phu nua, nha cua ban giu the phu do, ban dung the chinh chuyen vao the  phu bao nhieu tien thi o vn ho se rut ra duoc o hsbc vn, nhung ho ko  chuyen tien cho ban bang the phu duoc.
6.  May vu tien te nay dung dem nhieu qua la duoc. Mang theo khoang 3000rm  truoc thoi, con lai doi ra khoang 2000usd , qua malay het rm thi doi ra  tiep, dung mang theo qua nhieu tien mat, bo vao the atm cua vn cam theo  thi dc, qua day co ngan hang Malay rut ra chuyen qua cung duoc. Ko mang  theo cac loai trai cay , nhất là xoài vào malay, phạt rất nặng. Thức ăn  nên bỏ vào hành lý gửi , hành lý xách tau chỉ nên bỏ quần áo. Lúc đầu đi  mang thức ăn khô thôi.
7.  Đặt air asia có thể mua tới 40kg hành lý gửi, hành lý xách tay họ kiểm  tra rất gắt, ko nên mang quá nhiều hành lý xách tay, một túi nhỏ hoặc  balo dung quan ao, 1 tui laptop , phu nu cho phepmot cai gio deo nho  nua. Laptop va tui phu nu ko tinh chung 7kg xach tay, ban co the yen  tam.
Chi phí sinh hoạt ở Malay rẻ hơn SG.
Quần  áo thì bạn mặc thoải mái, váy , quần short... Miễn đừng quá hở hang là  được, ko ai cấm gì bạn cả, lịch sự là được. Đồ công sở bên này cùng  thoải mái vì đi xe bus hay tàu, ko như vn nên đa số mọi người mặc váy,  bạn mua đủ mặc thôi vì qua đây một time chắc chắn bạn sẽ mua đồ theo xu  hướng bên này. Không mặc theo gu ở vn nữa đâu 

)

Bên  này an ninh cũng gần giống vn, ko tốt lắm vài năm gần đây, ra đường nên  cẩn thận giựt giỏ hoặc ăn cắp trên bus, tàu. Hạn chế đi một mình, hạn  chế đi tối, đi taxi nên kiếm người hoa, ko nên đi người ấn độ. Không nên  đi theo người lạ tự nhiên bắt chuyện bạn ngoài đường, tốt nhất đi làm  xong nên về nhà, muốnshopping hay đi chơi gì thì để cuối tuần đi lúc  trời sáng và cũng nên về sớm nếu đi một mình, nếu đi đông thì không sao.

Chúc may mắn nhen  


 
    Chi phí sinh hoạt tại Malaysia một tháng hết bao nhiêu tiền?      
        
Chi phí sinh hoạt tại Malaysia một  tháng hết bao nhiêu tiền? gồm những chi phí nào? là điều mà bất kì ai  đang có ý định tu nghiệp hay học tập tại Malaysia quan tâm, nhưng bạn có  biết rằng Kuala Lumpur được xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất thế  giới, cho dù bạn ở trong ký túc xá hay nhà trọ thì khoản chi phí này đều  vừa phải. Đa số các bạn sinh viên thường chi tiêu khoảng 1800 RM (450  USD), với khoản chi tiêu đó thì các bạn đã có được cuộc sống tương đối  thoải mái khi học tập tại đây.
Chi phí sinh hoạt tại Malaysia một tháng hết bao nhiêu tiền


Chi phí sinh hoạt tại Malaysia hết bao nhiêu tiền trong một tháng? và gồm những chi phí nào?

Trung bình thì mỗi sinh viên quốc tế  nên chuẩn bị khoảng 1.800 RM (450 USD) cho chi phí sinh hoạt trong một  tháng khi sống ở những khu vực gần thành phố. Những chi phí sinh hoạt  bao gồm:
Chỗ ở:
Chi phí chỗ ở hàng tháng ở Malaysia dao  động khoảng 300 – 600 RM (75-150 USD). Chi phí này phụ thuộc khu vực bạn  sinh sống, các loại nhà ở (sống trong ký túc xá, nhà trọ, chung cư…)  trang thiết bị (phòng có máy lạnh hay không) và số người ở chung với bạn  trong phòng đó.
Thực phẩm:
Chi phí ăn uống ước tính khoảng 600 –  900 RM (150 – 225 USD)/ 1 tháng. Chi phí này được tính dựa trên 3 buổi  ăn /1 ngày. Nếu như bạn tự nấu ăn hoặc nấu cùng với bạn bè thì chi phí  này sẽ rẻ hơn.
Ở Malaysia cũng có bữa fast food dưới 10  RM (2.5 USD). Phần ăn McValue tại McDonalds là 5,96 RM, tại KFC là 6,90  RM và pizza ở Domino cũng dưới 10 RM cho 1 phần ăn.
Những món ăn truyền thống như cơm và mì ở  những cửa hàng bán thực khoảng 4 -10 RM (1 – 2,50 USD). Tại những nhà  hàng hạng trung một bữa ăn khoảng 20 – 40 RM. Coffee ở Starbucks trung  bình khoảng 12 – 16 RM (3 – 4 USD)
Quần áo và giặt giũ:
Chi phí giặt, ủi quần áo khoảng 60 RM (15 USD)/ 1 tháng
Phương tiện công cộng:
Sinh viên ở trong khuôn viên hoặc gần  khuôn viên trường sẽ không phải tốn khoản phí này khi đi học. Tuy nhiên,  các khoản phí đi lại khác khoảng 80-150 RM (20 – 37,5 USD)/1 tháng.
Phương tiện công cộng đi lại ở Malaysia


Phương tiện công cộng đi lại ở Malaysia
Liên lạc:
Mức phí của các gói cước hòa mạng ở  Malaysia có giá rất cạnh tranh. Chi phí liên lạc phụ thuộc vào cách bạn  sử dụng và các chương trình khuyến mãi của nhà mạng. Trung bình mỗi sinh  viên sẽ chi khoảng 30-50 RM (7, 50-12, 50 USD) cho chi phí liên lạc  trong 1 tháng.
Sách vở, đồ dùng học tập:
Chi phí sách vở và đồ dùng học tập   khoảng 50 – 100 RM ( 12,50 – 25 USD)/1 tháng, chi phí này có thể nhiều  hơn phụ thuộc vào khóa học bạn đăng ký và số lượng dự án trong khóa học  đó.
Y tế và bảo hiểm:
Chi phí y tế  khoảng 50 RM ( 12,50 USD)/ 1 tháng ( bao gồm trường hợp bạn khám bệnh và điều trị tại những bệnh viện tư)
Sinh hoạt cá nhân:
Chi tiêu cá nhân phụ thuộc vào phong  cách sống của bạn. Tuy nhiên chi phí này khoảng 100-200 RM (25-50 USD).  Chi phí này bao gồm giao lưu bạn bè, mỹ phẩm, quần áo, xem phim….
Từ những khoản phí đã phân tích, tổng  chi phí sinh hoạt tại Malaysia khoảng 1.800 RM (450 USD)/ 1 tháng và  khoảng 21.600 (5.400 USD)/ 1 năm. Lưu ý rằng chi phí này chỉ để tham  khảo để dự trù ngân sách của bạn khi du học Malaysia. Và ngân sách này  còn phụ thuộc vào phong cách sống và khu vực bạn sinh sống và học tập  tại Malaysia.