Note: Tuy rằng đây không phải là một bài review, chỉ là một chút gì đó viết một cách lộn xộn về nhân vật Gary King, nhưng tôi cũng sẽ giới thiệu sơ sài qua loa về phim.
Không, tất nhiên, The World's End chỉ là tên của một cái pub nhỏ trong bộ phim hành động-hài cùng tên của Đấng Cứu Thế Đạo Diễn Edgar Wright, người đã nhào nặn nên Ant-Man Baby Driver. The World's End cũng là một cái tên được đặt khá là thông minh để đánh dấu sự trở lại cũng kết thúc của quadrilogy tetralogy trilogy Cornetto của bộ ba bồ tèo Edgar Wright, Nick Frost và Simon Pegg sau thành công của hai bộ phim trước Shaun of the Dead và Hot Fuzz. Thế liệu rằng, phần cuối cùng này có xứng đáng nằm chung với hai bộ phim đình đám kia không? Duh. Tất nhiên  Điều này thì bạn phải xem mới biết được.
 

"Holy shit! These were connected?" "Where is Paul...?" "No, please, for fuck's sake."
 
PLOT:
 
Gary King (do Simon Pegg thủ vai), một gã ngầu lòi một tay nát rượu trong độ tứ tuần, quyết định về thị trấn quê nhà, tập hợp cùng bốn người bạn thuở trung học, để nhậu cho xỉn  tìm lại một chút huy hoàng của tuổi thanh xuân đã qua. Hoàn thành The Golden Mile, chuyến lướt 12 pub bù khú với địa điểm cuối cùng The World's End.

5 gã trung niên. 12 quán rượu. 25 lít bia.
Đây có vẻ như một câu chuyện tầm phào, nhạt nhẽo, chả có gì đặc sắc, cho đến khi the excrement made physical contact with a hydro-electric powered oscillating air current distribution device  họ, một đám những gã tuổi 40 tầm thường phải chiến đấu với một thế lực thù địch  bí ẩn, The Network.

(Spoiler?)
PHẦN GIỚI THIỆU ĐÃ CHẤM DỨT, TIẾP ĐẾN LÀ MỘT TIẾT
MỤC AI CŨNG YÊU AI CŨNG QUÝ:
SPOILER
Điều đầu tiên.
Bạn đã xem phim chưa? Chưa hả, tắt tab này và đi xem ngay đi, ôi giời ạ. Tôi đợi đấy.
Okay, xem xong rồi thì bạn đọc tiếp nhé.
 
Gary King, một kẻ nổi loạn.
Gary King, một kẻ nghiện rượu.
Gary King, một kẻ chẳng bao giờ chịu lớn.
Gary King, một kẻ kẹt mãi trong quá khứ hào hùng của bản thân.
Gary King, một kẻ vỡ mộng
Gary King, một kẻ giống bạn.
Gary King, một kẻ giống tôi.
 
Thuở thiếu thời, đã bao nhiêu người mơ mộng, rồi đây, cuộc đời mình sẽ thành "một cái gì đó"?
Một họa sĩ, chính trị gia, tổng thống, phi hành gia...
Bao nhiêu người đã thực hiện được giấc mơ trở thành "cái gì đó"? Nếu bạn đã thành công trong việc tìm kiếm bản thân, đạt được giấc mơ của chính mình thuở nhỏ, thì cút  tôi xin chúc mừng bạn. Còn nếu bạn đang, ngay lúc này, mồm ngậm điếu thuốc lá hết dở, một tay cầm chai vodka Hà Nội giá năm-mươi-nghìn, và ngồi viết xàm xí trên mạng... khoan, đó là tôi, nhầm, xin lỗi, ý là, đang làm những thứ nhạt nhẽo, đơn điệu sau một ngày làm việc dài đằng đẳng và mệt mỏi, thì bài post này tôi viết dành cho bạn.
Bạn, là một người bình thường, một kẻ mà nếu được quay về quá khứ gặp bạn của thuở nhỏ thì nó sẽ chửi rằng, "Uầy, ý chú là chú là cháu của tương lai đó hả, chán vậy, cháu muốn làm phi hành gia cơ?" bạn sẽ nói "Việt Nam làm gì có phi hành gia!" "Thế còn cảnh sát, cứu hỏa, họa sĩ, diễn viên, biên kịch, bao nhiêu thứ hay ho để làm cơ mà..." và rồi bạn im lặng, nhận ra rằng tuổi thơ cùng bao hi vọng, sự lạc quan, cũng như những ước mơ, hoài bão to lớn, đã chết theo năm tháng...
Bạn, chính là Gary King

Too real, bro...
The World's End là một câu chuyện về nghiện ngập. Gary King, một tay nát rượu, có thể thấy qua phân cảnh mà hắn, uống ba cốc bia thừa bên ngoài quán pub mà hắn bị cấm vĩnh viễn. Một hành động chỉ để thực hiện Dặm Vàng, hay là nó nói lên sự cuồng, sự thèm khát một ít chất cồn của một con người chẳng bao giờ muốn tỉnh?
Gary King, trong suốt bộ phim, hắn là một tay gàn dở, ngu xuẩn, nát rượu, trẻ con cũng như điên khùng. Nhưng ta cũng quên rằng, sau đoạn mở đầu về thuở thanh xuân huy hoàng đấy, ngay sau đoạn đó, là phân đoạn mà Gary, nhân vật chính của suốt bộ phim, đang ngồi trong một nhóm hỗ trợ cai rượu ẩn danh (AA). Tất nhiên, chẳng ai để ý đến phân đoạn đó, một phân đoạn dường như chỉ để làm nền, làm một cái gì đó tạo động lực để đẩy nội dung phim đi đến phân cảnh tiếp theo.
Hắn xuẩn ngốc, trẻ con nhưng thật sự có phải là vậy, hay là hắn chỉ tạo ra một khoảng cách, một bức tường, hay một tấm mặt nạ đối với người xung quanh? Hắn là một kẻ ái kỉ, một kẻ yêu bản thân mình quá mức hay chỉ đơn thuần là một kẻ chán ngấy với những gì mà hắn đã trở thành, một kẻ vỡ mộng, một kẻ chẳng dám chấp nhận bản thân của mình? Là hắn gàn, hay là hắn cố tình tạo khoảng cách với cả bạn bè mình, chỉ đơn giản vì hắn nghĩ con người thật của hắn sẽ chẳng ai chấp nhận?
 
"I don't wanna be sober"
Nếu bạn xem bộ phim này vào thời điểm vừa tốt nghiệp cấp III/Đại học, bạn thật may mắn, giống như tôi lần đầu xem bộ phim này vậy "nhân vật chính bại vãi...", tôi nghĩ thế.
 
 "It never got better than that night! That was supposed to be the beginning of my life! All that promise and fucking optimism. That feeling like we could take on the whole universe. It was a big lie! Nothing happened!"
Tôi cũng từng như thế, cũng từng nghĩ mình là một cái gì đó đặc biệt, và rồi ngày tôi ra trường sẽ là một khởi đầu cho cuộc đời tuyệt cú mèo của mình. Những lời hứa hẹn về một thế giới người lớn tự do, những sự lạc quan của tuổi trẻ. Cái cảm rằng mình có thể đối đầu với cả thế giới này. Và rồi, chẳng thứ gì xảy ra cả.
Trong phân cảnh hắn ngồi khóc về cái chết của mẹ mình, cái lý do mà hắn kéo đám bạn thiếu thời ấy cùng nhau hoàn thành thứ dang dở của tuổi trẻ, qua diễn xuất của Simon Pegg, phân cảnh đó đã đủ buồn. Nhưng hóa ra, đến cuối cùng thì, tất cả chỉ là giả dối, mẹ hắn còn sống, hắn khóc thật, hắn khóc thật đấy, khóc vì một thứ quan trọng tốt đẹp của hắn đã mất đấy, đó là tuổi trẻ, hắn khóc cho tuổi trẻ đã mất của mình. Và mọi chuyện tệ hơn thế, sau đó chúng ta biết được rằng, mẹ hắn đã cố gọi hắn hàng tháng trời, nhưng hắn lảng tránh, tránh đi người yêu thương hắn nhất, chỉ để không phải nói, như ta đã biết, về lần tự tử thất bại của mình.
Ngay đoạn đầu phim, ở phân cảnh mà Gary khai tên giả với cảnh sát công lộ, Andy, bằng một cách bực tức đã hỏi rằng "Do you know how much trouble you could get into?", Gary chỉ trả lời một cách cay đắng "Do you know how much trouble I'm already in?". Bằng khả năng biên kịch tài tình của Pegg và Wright, lần đầu xem phim đoạn đối thoại này là một đoạn đối thoại vô cùng bình thường và có phần hài hước, chỉ là thể hiện sự cù nhầy của nhân vật chính, nhưng rồi lần thứ hai, thứ ba xem phim, liệu nó còn hài hước nữa không? Khi bạn nhận ra, hắn đang nói về lần tự sát thất bại của mình. Và rồi, cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, sau cốc bia cuối cùng ở The World's End, nơi tận cùng của tuổi trẻ hắn, hắn cũng sẽ lại thử một lần nữa, để kết thúc cuộc đời đầy thất vọng, tan vỡ của chính mình, như cái cách mà hắn kệ đời, kệ mọi thứ, kệ những hậu quả còn lại? Tôi không biết, nhưng tôi nghĩ rằng hắn sẽ làm thế...
 


That's Just a Theory, A Film Theory (Okay, sorry, not sorry)
 
 Đây, về mặt cơ bản là một bộ phim khoa học viễn tưởng hài mà bạn có thể chỉ xem một lần, và hành trình của nhân vật chính là một hành trình mà nó kết thúc tại nơi bắt đầu. Gary vẫn là Gary ở đầu phim, chẳng lớn lên, vẫn tụ với hội bạn robot  nhân bản trẻ của những người bạn cũ. Vẫn cố gắng một hành trình. Nhưng ở những lần xem tiếp theo, những chi tiết vô cùng tinh tế mà Edgar cũng như Simon đã lồng ghép vào phim.
 


Ta nhận ra rằng, trong đoạn đối thoại với The Network, Gary đã nhận ra rằng, sai lầm, thất bại, sự kì vọng của người khác, tất cả đều là vô nghĩa, và điều quan trọng là chúng ta chọn làm gì tiếp theo những cú ngã đó. Cái cách mà hắn bỏ những người bạn thiếu thời thật sự của mình đổi lấy những con robot phiên bản trẻ của họ, cũng là cách mà hắn nhận ra rằng, đôi lúc, khi con người ta lớn lên, khoảng cách giữa những con người đã từng thân thiết cũng dần lớn theo, và rồi ta cũng phải tìm đến những mối quan hệ mới. Nhưng rồi ta cũng nhận ra, những con người từng gần gũi với chúng ta đó, vẫn luôn có sự ảnh hưởng đến bản thân của chính mình theo một cách nào đó, như cái cách mà Gary, một tay nghiện rượu trong suốt bộ phim, gọi năm cốc nước, cho hắn và lũ bạn mới của mình. 
Gary thì thế, còn bạn thì sao?
Gary chỉ là nhân vật hư cấu thôi, muốn viết thế đách nào chả được!
Thật ra, Simon Pegg, người thủ vai Gary, là một người đã từng đối mặt với trầm cảm, và chứng nghiện rượu. Có thể vì những lí do mang đầy tính cá nhân này, anh đã diễn rất tròn vai Gary King, cũng như một vài mối liên hệ cá nhân nào đó với nhân vật Gary King mà bài viết này được viết ra chăng? 
 

"Mọi việc rồi sẽ ổn thôi"
 
Bài viết được dựa theo ý kiến cá nhân và trải nghiệm cá nhân của người viết.