"Cả thế giới đang dõi theo"

+Là bộ phim cuối cùng mình xem trong ngày xem tất cả các phim đề cử phim hay nhất Oscar và là bộ phim hay nhất năm 2020 trong lòng mình.
+Đến từ bàn tay tài hoa của Aaron Sorkin, biên kịch đứng đằng sau The Social Network, Steve Jobs hay gần đây là Molly's Game. Và lần này ông không chỉ làm biên kịch mà kiêm luôn cả đạo diễn.
+Phim dựa trên sự kiện có thật, xoay quanh việc chính phủ Mỹ kiện các nhóm phản kháng, phản động (hay ở VN còn được goi là 3 que). Và mục đích của những nhóm này lại có một chút sự liên quan với tôi và bạn. Đó là dừng ngay cuộc chiến tranh vô nghĩa với "Việt Nam".
+Bối cảnh và những yếu tố sâu xa dẫn đến cuộc xung đột được giới thiệu thông qua các đoạn tư liệu. Năm 1968 là cao trào của phong trào phản đối chiến tranh. Vụ ám sát Martin Luther King và Robert F. Kennedy càng khiến xã hội Mỹ sôi sục. Theo chân 7 nhân vật có thật trong lịch sử, chúng ta phần nào có thể biết được chuyện gì đã xảy ra bên trong lòng nước Mỹ khi Mỹ thả bom vào VN

Các nhân vật

Tom Hayden  và Rennie Davis
Tom Hayden và Rennie Davis
+Tom Hayden và Rennie Davis thuộc hiệp hội Sinh viên vì một xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society). Là những người sinh viên với một khát vọng khuyến khích những cuộc biểu tình ôn hoà, nhấn mạnh vào những mảnh đời còn trẻ đã chết trong một cuộc chiến không công bằng. Họ đại diện cho tầng lớp học thức, cư xử luôn đúng mực và đúng luật . Tom cũng là nhân vật phát triển mạnh nhất của cả phim. Tom hiện lên đầu phim như là một người xuất sắc trong những người xuất sắc đang học đại học. Anh dẫn đầu phong trào của hàng nghìn sinh viên. Luôn là người hiểu biết nhất, anh vẫn đứng lên chào thẩm phán, dù cả nhóm đã thống nhất không làm vậy để tỏ thái độ phản đối, là người duy nhất được đi giải quyết công chuyện cùng với 2 người luật sư. Anh cũng là người duy nhất được chọn để lên vành móng ngựa với tư cách nhân chứng. Nhưng rồi một chuyện vỡ lở khi bên công tố nắm được bằng chứng anh kích động mọi người bằng câu nói "Nếu có máu đổ, thì máu sẽ đổ cả thành phố". Và ở đây chúng ta có phân cảnh hay nhất phim khi luật sư chất vấn Tom. Và rồi qua lời của Abbie chúng ta mới nhận ra rằng Tom không hề có ý như vậy. Câu nói của anh chỉ đơn giản không nằm trong ngữ cảnh. Và đỉnh điểm của sự phát triển khi Tom dù có cơ hội nhận khoan hồng, Tom từ chối bằng một bằng hành động thể hiện lý tưởng của cả nhóm.
Abbie và Jerry
Abbie và Jerry
+Abbie và Jerry là sáng lập viên Đảng Thanh niên Quốc tế (Youth International Party). 2 người họ ăn mặc như dân hippie, hành xử phóng khoáng và đôi khi cợt nhả. Trong quá trình xét xử, không ít lần Abbie và Jerry có hành động mỉa mai thẩm phán Julius Hoffman và giới chức. Tiêu biểu như việc bộ đôi này mặc áo choàng thẩm phán khi hầu toà. Khi bị yêu cầu cởi bỏ, bên trong họ đã mặc sẵn đồng phục cảnh sát(ý muốn nói thẩm phán và cảnh sát thực ra là một).Trong phần sau của phim, Abbie dần bộc lộ là người có học thức và có đầu óc. Khi được Tom chỉ định lên làm nhân chứng thay mình. Abbie đã có màn lột xác khi từng câu nói của anh đều thấm thía, đầy ý nghĩa ẩn dưới một lớp hài hước. Điển hình khi được hỏi làm gì trước năm 1960 anh trả lời không biết ,và vị công tố hỏi lại tại sao lại không thể biết mình làm gì thì anh trả lời rằng "Đây là ví dụ về giáo dục Mỹ ". =))))))))
Bobby Seale và hình ảnh biểu tượng
Bobby Seale và hình ảnh biểu tượng
+Bobby Seale. Vâng nhắc tới Mỹ năm 1970 thì làm sao thiếu một người da đen được. Bobby Seale - thành viên Đảng Báo Đen (Black Panther Party). Ông có mặt ở đây vì bị vu cho tội giết một cảnh sát ,ông chỉ ở Chicago có 4 tiếng trước khi mọi chuyện xảy ra và không liên quan gì đến những cuộc biểu tình này. Và lý do ông bị xử cùng với những người kia nghe rất phân biệt chủng tộc đó là muốn tạo ác cảm cho bồi thẩm đoàn về nhóm người này khi để một người da đen ngồi cùng =)). Từ đầu đến cuối tất cả những gì ông muốn là được tự bào chữa cho mình vì luật sư của ông đang bị bệnh và không thể tham dự phiên tòa nhưng tất nhiên giống như những người da đen khác ông không thể có thứ ông muốn. Sau cùng vì không thể chịu nổi nữa ông đã làm loạn cả phiên tòa, và hình ảnh một người da đen bị trói chân tay trong khi miệng bị bịt kín giữa một phiên tòa đã trở thành hình ảnh biểu tượng.
David Dellinger và gia đình
David Dellinger và gia đình
+David Dellinger là một nhà văn yêu hòa bình, chủ trương ôn hòa. Ngay từ lần đầu xuất hiện ông đã luôn nhắc nhở con trai về tư tưởng không sử dụng bạo lực, luôn nghe lời cảnh sát và lịch thiệp. Đất diễn của nhân vật này không nhiều ngoại trừ những lần can thiệp khi cuộc biểu tình trở nên nóng. Sau cùng vì quá tức giận mà không giữ được mình khi đấm một cảnh sát giữa phiên tòa mà như ông nói không cần diễn ra nữa vì đằng nào ông cũng có tội.
Lee Weiner và John Froines
Lee Weiner và John Froines
+Lee Weiner và John Froines. 2 nhân vật không hiểu tại sao mình lại phải ngồi đây :))). Điểm nhấn duy nhất của 2 nhân vật này có lẽ là câu nói nhạo báng và hài hước. Khi thấy rất nhiều cảnh sát chìm trong những người biểu tình lên làm nhân chứng thì Lee Weiner có nói rằng "Có khi nào 7 người dẫn dắt 10000 cảnh sát chìm đi biểu tình".Và lý do thực sự 2 người không làm gì phải ngồi ở đây đó là để khi kết thúc phiên tòa 2 người họ sẽ vô tội để chứng minh phiên tòa này trong sạch và khoan hồng(thật sự xem đến đây mình thấy khá sợ. cảm giác như chính quyền đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ vậy).
+Judge Julius Hoffman. Với màn diễn xuất đỉnh cao của Frank Langella hình ảnh ẩn dụ về chính quyền đã hiện lên không thể rõ ràng hơn.
-1. Luôn tỏ ra khó hiểu khi cứ hỏi đi hỏi lại một câu trong khi người khác đã trả lời. Ông luôn miệng nói rằng luật sự của Bobby Seale hãy biện hộ trong khi Bobby Seale đã không dưới 10 triệu lần nói rằng luật sư của ông đang bị bệnh và không thể tới. Chưa kể tới việc yêu cầu luật sư của 6 người kia biện hộ cho Bobby Seale trong khi vị luật sự này cũng không dưới 5 triệu lần nói rằng mình không phải luật sư của Bobby Seale. Đến mức vị luật sư luôn giữ bình tĩnh từ đầu đến giờ phải quát lớn ngay giữa phiên tòa rằng ông không phải luật sư của Bobby Seale =)))))).
-2. Lời nói không đi đôi với hành động. Trong khi vị Thẩm phán này nói rằng mình không phải người phân biệt chủng tộc nhưng tất cả những hành động của ông lại nói lên điều ngược lại.
-3. Thiếu năng lực nắm giữ quyền lực mà họ không có khả năng điều khiển. Dù là người quyền lực nhất phiên tòa nhưng rất nhiều lần ông tỏ ra không thể kiểm soát nó. Chưa kể những lần phản biện một cách vô lý,phiên tòa của tao luật của tao.
-4. Cho dù bạn có cố gắng thế nào đi chăng nữa bạn sẽ luôn sai nếu "thẩm phán" muốn bạn sai.
Tổng kết
+Biên kịch Aaron Sorkin vẫn chứng tỏ mình là người viết thoại giỏi nhất Hollywood và khả năng đạo diễn của ông cũng không hề kém cạnh.
+Tuy nhiên đây không phải phim tài liệu, mà là một vở chính kịch với những sự kiện gây tiếng vang mạnh mẽ, trong khi vẫn bao hàm các chi tiết lịch sử cốt lõi. Thế nên vẫn có nhưng chi tiết hư cấu như là sự đồng cảm của luật sư công tố .
+Khó có thể tìm được điểm yếu của phim khi mà kịch bản, diễn xuất, các góc quay chuyển cảnh đều ở mức trên 8.
+Phim sẽ hơi khó xem ở những phút ban đầu khi mà người xem phải làm quen và nhớ mặt 1 loạt các nhân vật. 10 phút đầu xem kiểu tôi là ai đây là đâu
Chấm điêm 9.5/10
Cảm ơn các bạn đã đọc đến dòng này