Well, bài viết này vừa mang tính chất review vừa có chút tính chất tâm sự cá nhân cũng như mong muốn bàn luận về cả series The Legend of Zelda với mọi người ở đây. Tui cũng hi vọng sau bài viết này, mọi người có thể tìm lại dần những tựa game The Legend Of Zelda cũ để chiến, bởi đơn giản là chúng xứng đáng. (tui sẽ cố gắng viết sao để tránh spoil quá nhiều khi bạn những tựa game này)
Bản thân tui cũng mới hoàn thành được 1 bản The Legend Of Zelda là bản The Minish Cap và đang cày dở nhiều bản khác bao gồm Breath of The Wild (hoàn toàn hiện tại có thể đánh boss nhưng side quest cũng thú vị nên để đánh boss cuối cùng), A Link to the past, Ocarina of Time, Link's Awakening, The Legend of Zelda NES. Nhưng tui sẽ để bài viết này để nói về 2 tựa game Zelda tui dành nhiều thời gian nhất: The Minish Cap và Breath Of The Wild.
The Legend of Zelda: The Minish Cap

Đây là tựa game The Legend of Zelda đầu tiên tui chơi (mới chơi xong tầm tháng 8 vừa rồi thôi, nên tui không có 1 chút hoài niệm nào về cái series này cả). Thú thực, nó rất tuyệt. Gameplay không nặng về combat mà mang tính chất giải đố nhiều hơn, nhất là qua những dungeon (lâu đài).
 Một phòng nhỏ trong một dungeon từ bản The Minish Cap
 Ờm chỗ này vẫn chỉ góc nho nhỏ của một dungeon thôi
Trong các dungeon thì chúng như một mê cung, rất nhiều lối ra vào, các căn phòng, quái vật và cả những puzzle nữa. Lượn lờ quanh các dungeon là điểm thú vị bậc nhất của The Minish Cap nói riêng và series The Legend Of Zelda nói chung, bạn phải tìm hiểu và ghi nhớ đường, chìa khóa, tìm map của dungeon, la bàn giúp xác định những nơi có hòm vật phẩm, và quan trọng nhất là giải đố trong dungeon rất thú vị. Đôi khi puzzle chỉ đơn giản là tìm vài ba cái kìa khóa để mở một cánh cổng, đôi khi phải đẩy những hòm đồ hay tượng đá về đúng chỗ của nó,... và còn nhiều cách giải quyết khác nữa trong mỗi dungeon khác nhau.
Map của The Legend of Zelda: The Minish Cap
Các dungeon trong The Minish Cap cũng rất đa dạng, dungeon ở vùng băng tuyết, dungeon ở trên trời mây, nơi thì khiến bạn phải thành người tí hon mới vào được dungeon... Và từ đó cũng sinh ra việc giải quyết puzzle ở mỗi dungeon cũng rất khác nhau. Đâm ra mỗi lần tui hoàn thành xong một dungeon đều thấy rất thỏa mãn và muốn chơi thêm nhiều game có dungeon như vậy nữa. Đó là lý do tui đâm ra rất nghiền series này, nhiều giải đố, comat nhẹ nhàng với quái nhẹ nhàng, có dungeon, hiếm điều gì tuyệt hơn vậy.




Pixel art của game rất là đẹp, màu sắc rất dễ chịu và bắt mắt, nên tui chơi game này screenshot nhiều lắm. Âm nhạc thì thú thực lúc đầu tui không có thích lắm (nhất là cái main theme từ bản NES) cơ mà về sau thì nghe nhiều nghiền vãi cả ra. Vì nghiền cái game này đến vậy, tui mời bắt đầu mày mò đến bản The Legend Of Zelda mới nhất: Breath Of The Wild.
The Legend of Zelda: Breath Of The Wild

Breath Of The Wild có một gameplay có phần khác biệt khá nhiều so với những phiên bản trước đó. Bản thân game cũng có sự thay đổi rất lớn, từ game tuyến tính đã trở nên phi tuyến tính nhờ đưa yếu tố Open World vào game

Đầu tiên đó chính là việc combat trong game đã được đưa lên mức khó nhằn hơn. Các vật dụng như khiên, kiếm hay cung hoàn toàn có thể bị phá hủy trong lúc chiến đấu, khiến cho việc lựa chọn các vũ khí mỗi khi muốn combat với quái cũng trở nên đáng lưu tâm hơn. Cung thì ngoài những mũi tên bình thường ra, giờ đây đã có thêm các mũi tên khác đáng để lưu tâm hơn như tên lửa, tên bom... Và giờ đây anh chàng Link của chúng ta có một chiếc tablet để xem map hoặc... tự sướng. Game giờ đấy đã bỏ đi nhưng dungeon nhiều lối đi, thay vào đó thêm vào hơn trăm shrine để anh chàng Link thỏa mãn giải puzzle. Điều này cũng hơi khiển tui có phần hụt hẫng 1 chút vì các shrine có puzzle khá bình thường (đôi lúc có những shrine rất khó và cũng có những shrine cực kì dễ), không bị lạc lối nhiều như các dungeon của những phẫn cũ.
Bản đồ Hyrule trong Breath of The Wild. Nguồn: Imgur
Hyrule trong Breath of the Wild là một trong những vùng đất mà tui cảm thấy tự do nhất trong mọi game open world tui từng được chơi. Đồng bằng, sa mạc, vùng nhiệt đới, núi lủa, vùng có tuyết, hay những vùng cao thấp mà đôi khi bạn không ngờ đến, mỗi lẫn khám phá ra đều rất tuyệt. Nhiều vùng đất như vậy, game cũng mang đến việc bạn phải có đồ ăn uống hay quần áo hợp lí để có thể sống sót ở nơi đó dễ dàng hơn. Breath of The Wild, game hiệu ứng vật lý hay nhất mà tui từng chơi, bạn gần như có thể leo trèo ở bất cứ đâu, có thể sử dụng lửa để đốt mọi thứ bằng gỗ, sét có thể đánh vào Link nếu còn mang đồ kim loại trên người hay một cái khiến cho nhiều người khá bực mình khi chơi là leo trèo lúc mưa trở nên khó khăn hơn do trơn, và còn vô vàn hiệu ứng vật lý khác sẽ khiến bạn vô cùng thích thú khi chơi. Breath of The Wild là một game đúng kiểu đưa người chơi đi một chuyến phiêu lưu, một chuyến "phượt" thực sự mà đã từ rất lâu rồi mà The Legend of Zelda không làm (từ bản game The Legend of Zelda đầu tiên ở hệ máy NES họ đã thực hiện điều này rồi nhưng mãi đến Breath Of The Wild mới mang một chuyến phiêu lưu, một chuyến "phượt" này trở lại).

Âm nhạc trong game lần này không còn mang chất epic hero nữa, mà thay vào đó đa phần là những tiếng piano rất nhẹ nhàng gợi lên cái vẻ gì đó rất hoài niệm. Chúng nghe cảm giác rất là nhẹ lòng, thanh thoát, im ắng, mang cảm giác mọi thứ đã ngủ yên. Đôi lúc, chúng ta không còn thấy âm nhạc trong game, chỉ còn là sự im lặng, một chút tiếng chim hót, và tiếng bước chân của anh chàng Link. Dù thú thực là đôi lúc tôi không thích nhạc của game cho lắm, nhưng soundtrack của game thực sự rất hợp với thế giới của game và cả câu chuyện của nó nữa.




Art của game đúng là tuyệt vời, vừa đậm chất tranh nhưng cũng mang tính chất thực. Tựa game này đúng là một tuyệt phẩm về màu sắc, ánh sáng và nhiều cái khác về mặt hình ảnh. Chẳng cần phải theo kiểu reality như đa phần những tựa game bom tấn khác, hình ảnh trong game đều mang cảm giác như những bức tranh mà bất cứ lúc nào bạn cũng có thể chụp lại. Màu xanh lá cây là tông màu chủ đạo của cả game luôn mang đên cho bạn cảm giác gì đó vừa cổ kính, vừa cảm thấy thanh thản, yên tĩnh đến kì lạ.
Story: muôn đời vẫn vậy, Nintendo thì không mấy khi quá chú trọng về story, nhưng câu chuyện của game vẫn mang đến được cảm xúc ở một số đoạn trong game. (Welp, đội ngũ phát triển game có nói rằng là không nên qua tập trung vào nhiệm vụ chính mà mà hay đi khám phá nhiều hơn). Bản thân tui chũng không quá tập trung nhiều về nhiệm vụ chính của game, mà thay vào đó tui đi làm side quest cực kì nhiều bởi side quest cũng có rất nhiều câu chuyện riêng hay ho nữa. (chưa kể đến game có một story có phần hơi khác biệt một chút so với những game trước, khiến cho game khó để có thể fit ở bất cứ dòng timeline nào trong cả series TLOZ, vậy bạn cũng không cần thiết phải chơi những phần trước cho lắm).
Tổng kết
Hai tựa game Zelda trên hiện tại là hai tựa game tui bỏ nhiều thời gian để chơi nó nhất, trải nghiệm nó nhất. Thật khó để mà có thể nói game nào "more Zelda" hơn game nào như một số fanboy TLOZ sẽ nói, bởi chúng đều mang cái quen thuộc cần có trong TLOZ cả. The Minish Cap thì thừa hưởng tốt những gì tinh túy mà các game TLOZ 2D (hay thậm chí cả 3D) đã làm được, trong khi đó Breath of The Wild là lúc Nintendo đưa chúng ta trở về cội nguồn của series The Legend of Zelda từ bản đầu tiên trên NES. Cả 2 game đều xứng đáng được đặt vào hàng ngũ đáng chơi trong cả series The Legend of Zelda. Và tui cũng sẽ sớm ra các bài về The Legend of Zelda nữa thôi.