The Feynman Technique - Cách tốt nhất để học mọi thứ
Chia sẻ về The Feynman Technique - kỹ năng giúp bạn có thể phát hiện và nắm vững những kiến thức đã học hơn
Việc học không đơn giản chỉ là đọc qua một cuốn sách hoặc ghi nhớ vài thông tin. Kiến thức thực sự học được khi bạn có thể giải thích và sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.
Đa số chúng ta thường quên đi những kiến thức mà mình đã học và lãng phí suốt phần đời còn lại. Feynman, được phát minh bởi Feynaman - nhà vật lý học đoạt Nobel là một technique giúp bạn biến thông tin thành kiến thức và sẵn sàng sử dụng bất cứ khi nào cần.
Hai loại hình nhận thức
Có 2 loại hình tiếp nhận kiến thức: “Biết” và “Hiểu”, thông tin chỉ có thể tiếp nhận một cách sâu sắc khi ta không chỉ dừng ở biết, mà còn phải là hiểu.
"Những người nói rằng họ biết những gì họ đang nghĩ nhưng không thể giải thích nó ra thường không biết những gì họ đang nghĩ." —Mortimer Adler
The Feynman Technique
"Bất kỳ kẻ ngốc thông minh nào cũng có thể làm cho mọi thứ trở nên lớn hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn. Cần phải có thiên tài - và rất nhiều can đảm - mới có thể đi theo hướng ngược lại." —E.F. Schumache
Có 4 bước chính trong The Feynman Technique:
Bước 1: Xác định điều cần học
Bạn cần biết thêm về chủ đề gì?
Một khi đã xác định được chủ đề, hãy viết xuống tất cả những gì bạn biết để dạy cho một đứa trẻ.
Một khi bạn đã nghĩ rằng mình đã hiểu về chủ đề đó, chuyển sang bước 2.
Bước 2: Giải thích cho một đứa trẻ 12 tuổi
Sử dụng những gì đã note để tham khảo, loại bỏ tất cả biệt ngữ hoặc từ ngữ phức tạp. Chỉ sử dụng những từ đơn giản mà một đứa trẻ sẽ hiểu.
“Bất cứ ai cũng có thể làm cho một chủ đề trở nên phức tạp nhưng chỉ người hiểu mới có thể làm cho nó trở nên đơn giản”
Biệt ngữ che dấu sự thiếu hiểu biết của ta. Chỉ khi ép phải giải thích mọi thứ một cách đơn giản, bạn mới có thể xác định những lỗ hổng trong kiến thức của mình và bù đắp chúng.
Bước 3: Xem lại, Điều chỉnh và Đơn giản hóa
Review lại note của bạn để chắc chắn rằng bạn không lỡ mượn bất kỳ biệt ngữ nào.
Đọc to như thề với một đứa trẻ, nếu lời giải thích không đủ đơn giản hoặc nghe có vẻ khó hiểu, bạn cần tinh chỉnh lại.
Quay lại note và xem lại những phần chưa rõ ràng, lặp lại cho đến khi mọi thứ thật đơn giản.
Bước 4: Quản lý và Kiểm tra
Để kiểm tra những gì bạn hiểu trong thực tế, hãy áp dụng. Giải thích của bạn có hiệu quả không? Đã có những câu hỏi nào? Họ có nhầm lẫn gì không?
Một khi bạn đã hài lòng, hãy lấy note đã tạo đóng thành một tập tài liệu. Làm theo kỹ thuật này với tất cả những gì bạn học được, có thể xem lại một vài lần mỗi năm.
—
Hiểu được kỹ thuật này có thể giúp bạn phát hiện lỗ hổng kiến thức của người đối diện. Lần tới khi nghe ai đó giải thích điều gì bằng biệt ngữ hoặc thuật ngữ phức tạp, hãy yêu cầu họ giải thích đơn giản hơn. Nếu họ cảm thấy lúng túng, đó là dấu hiệu cho biết họ đang chưa thực sự hiểu hết những gì mình đang nói.
Bài gốc
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất