Uống một ly rượu như thế nào là đúng? Người sành rượu cầm lên sẽ không uống ngay, họ sẽ dùng mắt để nhìn độ sánh, dùng mũi để ngửi, lắc vài vòng để rượu thở, sau đó còn nhấp để xem cảm giác ở lưỡi như thế nào, rồi nhắm mắt khi uống để tập trung cảm nhận thứ chất lỏng đó trượt xuống cổ họng.
Muốn lôi cuốn người khác vào câu chuyện của mình thì ngoài chất giọng rõ ràng, còn phải cần thêm ngắt nghỉ, chọn từ ngữ, sử dụng thêm nét mặt và động tác tay sao cho đúng. 
Đó không phải là màu mè hay kiểu cách, những thứ đó gần như là nghệ thuật, để cảm nhận, hiểu, hay ghi nhớ bất cứ thứ gì một cách tốt nhất, bạn nên tìm cách sử dụng tối đa các giác quan của mình. Ngược lại cũng vậy, muốn khiến cho người khác hiểu điều bạn đang muốn truyền đạt ở mức tốt nhất, hãy tối ưu hóa các kênh tiếp nhận của họ.
Những người bán hàng, quản lý, ảo thuật gia và người làm trong ngành nghệ thuật hiểu rõ nhất các nguyên tắc này. Đặc biệt là những người chịu trách nhiệm tạo ra các chuỗi hình ảnh 24 frame/s liên tục từ một đến hai tiếng và đưa nó lên màn ảnh rộng. 
Những người làm trong ngành nghệ thuật cũng biết rõ một bí mật rằng, khi bạn muốn học thứ gì đó thật nhanh thì chính là học từ những người đi trước. 
Cô gái Đan Mạch của Tom Hooper không phải là một phim hoàn hảo, nhưng nó vẫn là một trong những tác phẩm xứng đáng để bạn học tập rất nhiều thứ, từ cách sử dụng màu sắc, gốc quay, tỉ lệ, đến cách sử dụng các khung hình để bổ trợ cho tư tưởng, ý nghĩa, và cảm xúc.
Ngoài dùng mắt để tiếp nhận hình ảnh, nội dung, tai để tiếp nhận âm nhạc,... hãy xem các khung hình mà ekip làm phim sử dụng có tác động như thế nào đến cảm xúc khán giả nhé.

BỘ PHIM TÔN THỜ THUYẾT NHỊ NGUYÊN


Các khán giả đã xem Cô gái Đan Mạch chắc đều nhận ra, đó là bộ phim tràn ngập những cảnh quay có bố cục đối xứng, nó như một bộ phim tôn thờ tư duy Nhị NguyênNgay từ thời điểm bắt đầu phim, theo sau những cảnh cực rộng bao quát thiên nhiên là bóng của một cái cây soi xuống nước đối xứng. 
Nhưng khung hình ngay sau đó thì lại cho thấy khung cảnh bên trên cái cây không hề như vậy chút nào. Đây không phải trùng hợp, hay cẩu thả, hay đoàn làm phim đã đi đến cùng trời cuối đất mà chẳng tìm được một cái cây nào đối xứng nữa và đạo diễn của chúng ta nói rằng :"Thôi, cứ lấy tạm cái cây này đi.". Hooper hoàn toàn có thể đổi địa điểm, hoặc yêu cầu một chút thủ thuật từ máy tính để biến khung hình này thành một cảnh đối xứng tuyệt đối.

Tại sao ông không làm vậy? Xét cho cùng ông đã tốn công quay hàng loạt các cảnh đối xứng trong phim, nó tuyệt đẹp, gọn gàng, chỉnh chu, và nếu bạn không khó tính tới mức lấy thước ra đo từng milimet, thì nó gần như được cân đối hoàn hảo. 

TRUNG TÂM THÌ CÓ NHƯNG HAI BÊN THÌ KHÔNG


Song song với những khung hình đối xứng tuyệt đối là những khung hình chỉ đối xứng ở trung tâm, còn các chi tiết hai bên lại không đồng nhất.


Tại sao trong một khung hình đang cân bằng lại có cái tủ bên trái và ống khối bên phải? Tại sao không phải hai cái tủ? Hay như trong hình này, tại sao không đặt 6 cái ghế để cân bằng 3/3 hay dời máy quay ra đôi chút, hay tại sao Lili không ngồi vào chiếc ghế ở giữa?
Tại sao lại như vậy, và nó nhằm mục đích hay ý nghĩa gì?

SÂU VÀ RỘNG


Ngoài hai khung chính trên thì phim vẫn sử dụng các khung tạo chiều sâu hình ảnh, các khung cận - trung - rộng và cực rộng. Theo kiến thức quay phim cơ bản thì các cảnh cận có chức năng bắt cảm xúc, cảnh trung cho khán giả nhận biết không gian xung quanh nhân vật, cảnh rộng cho ta thấy nơi sống và cảnh cực rộng sẽ bao quát cho mọi người toàn bộ môi trường, thường dùng để mở đầu hay kết thúc.
Nhưng xét ở phương diện cảm xúc và suy nghĩ,
Các khung tạo chiều sâu, ngoài tạo chiều sâu cho suy nghĩ và cảm xúc, khiến bạn tập trung còn có khả năng khép gốc đánh dấu nhân vật trung tâm. Các khung gốc cực rộng ngoài bao quát môi trường, thời tiết, còn có có thể tạo cảm giác thoải mái yên bình, khiến cho bạn có thể nhìn bao quátbớt căng thẳng.
Cô gái Đan Mạch của Tom Hooper dường như đã tính toán đến từng khung hình một, về màu sắc, tỷ lệ, cả thứ tự sử dụng các khung hình liên tiếp nhau.

TƯ TƯỞNG VÀ DỤNG Ý

Toàn bộ tác phẩm này chủ đạo sử dụng những khung hình đối xứng và bất đối xứng để lòng ghép cả một hệ tư tưởng, làm bật lên hay khẳng định các quan điểm đối với các nhân vật hay sự việc xảy ra trong tác phẩm.
Sự đối xứng xuất hiện tràn ngập nhằm kiến tạo trong tư tưởng người xem rằng đây là một thế giới rõ ràng, có trắng/ đen, sáng/ tối, phải/ trái, nam/ nữ. Giống như đó là chân lý đã có từ thời nguyên thủy và ai cũng phải tuân theo.
Trên nền tảng đó, việc sử dụng thêm các khung đối xứng trung tâm và sự tương tác giữa hai khung hình này đang ngấm ngầm ám chỉ mối liên hệ giữa con người hật của Lili Elbexã hội đương thời.
Các chi tiết bất đối xứng cũng có tác dụng gây nhiễu cảm xúc ở mức độ nhẹ. Nhìn lướt qua, bao quát thì có vẻ tất cả đều ổn, tỉ lệ vẫn cân bằng, gốc quay tốt, nhưng khi đã xem xét và so sánh với các khung hình đối xứng tuyệt đẹp của Copenhagen, của Đan Mạch, của Anh và của Bỉ , những người nhạy cảm hay có tư duy đối xứng ( thứ mà đạo diễn đang cố tiêm vào đầu bạn ) sẽ cảm thấy đôi chút lăn tăn hay thậm chí xuất hiện cảm giác khó chịu với các khung hình nhìn-thì-có-vẻ-đối-xứng-nhưng-lại-không này. 

ĐI VÀO TỪNG KHUNG HÌNH CỤ THỂ


Lý thuyết như thế chắc chắn là rất hàn lâm và khó hình dung, nên bây giờ chúng ta sẽ cùng điểm qua một số khung hình trong phim và mình sẽ giải thích cách sử dụng các khung hình cũng như ý nghĩa ( theo mình ) đằng sau nó. 
Trở lại với khung cảnh cái cây ở đầu phim, bóng của nó dưới nước thì cân đối nhưng bên trên lại không. Điều này có nghĩ là gì?
Cảnh này xuất hiện ở ngay đầu phim, cái cây được đặt ở trung tâm khung hình và trái ngược với bóng của nó. Chính là ẩn dụ cho nhân vật mà các bạn sắp sửa theo chân suốt phim - Einar Wegener, đang phải sống trái ngược với con người thật của mình, xung quanh bà chính là xã hội với đủ loại người, cây có, cỏ có, và còn có cả một ngọn đồi tượng trưng cho đủ thứ định kiến trong xã hội thời bấy giờ.

Lần đầu tiên Gerda Wegener xuất hiện tại triễn lãm tranh của Lili, cô được đặt trong một khung hình đối xứng, phòng tranh cũng là một nơi công cộng, để tạo ấn tượng cho người xem ngay từ những phút đầu tiên về tư duy nhị nguyên, ở đây cái gì cũng phải đi theo cặp, rạch ròi và rõ ràng với nhau.
Còn lần đầu tiên xuất hiện của Lili là bà đang đứng ở gốc tường với rất nhiều người xung quanh, cả đường chéo những bức tranh tạo ra cũng hướng vào nơi bà đang đứng. Gốc quay này cho chúng ta cảm giác Lili đúng là nhân vật trung tâm, nhưng nó cũng cho ta cảm giác bà đang bị dồn ép, và có phần ngột ngạt.
Vài giây sau, khi bà nói gì đó, những người xung quanh đều cười còn bà tỏ ra khổ sở và quay sang Gerda. Cứ như cả thế giới toàn kẻ ngốc hoặc họ chỉ coi bà như một thứ tiêu khiển còn Gerda chính là cứu cánh duy nhất của bà.

Hai khung hình tiếp sau đây lại một lần nữa cho khán giả thấy tư tưởng đang bao trùm xã hội, những nơi công cộng như triển lãm tranh và tòa nhà ở khung hình bên phải thì đã đành, ngay cả nơi riêng tư như căn hộ nơi hai người đang ở cũng không thể thoát khỏi lối suy nghĩ đối xứng.

Gerda trong khung hình  bên trái được đạo diễn sử dụng gốc quay có chiều sâu để đánh dấu nhân vật chính thay vì đặt ở trung tâm như thông thường cho sự việc tiếp nối sau, khiến cho khán giả tập trung, tạo cảm giác sắp có chuyện gì đó quan trọng.
Còn khung hình bên phải, đối xứng, nữ bên trái và nam bên phải, một bức ảnh xung đột ở giữa, việc người môi giới từ chối những bức tranh của cô cũng có thể coi như ông sẽ không chấp nhận các xung đột hay mâu thuẫn trong giới tính so với thường thức.

Đoạn Einar đi đến phòng tập nhảy của Oola Paulson, chúng ta bắt đầu thấy rõ hơn những khung hình chứa cả sự đối xứng và bất đối xứng. 
Độ bất đối xứng của nó được tăng dần trước khi có một sự kiện hay chi tiết nào đó không đúng với thường thức sắp sửa xảy ra. Sự bất đối xứng đó cũng đại diện cho "khác biệt" của Einar với phần còn lại của xã hội.
Cửa phòng của Einar và Gerda đối xứng nhưng hai bên trong phòng thì không. Quầy bán vé, chiếc đèn và cả người đàn ông đọc báo đối xứng nhưng những vật dụng xung quanh thì không. Sau đó đến một cảnh mà sự đối xứng đã mất đi hoàn toàn. Và sau đó là đoạn Einar ngắm Oola đang tập nhảy rất hăng say, hay đúng hơn là ngắm nhìn cơ thể của một cô gái, thứ mà Einar rất muốn có được.

Trong đoạn trên chúng ta còn có một cảnh rộng cùng với một cảnh sâu từ sau lưng Einar, một có tác dụng làm cảm xúc người xem giãn ra để tiếp nhận thông tin và một để tập trung vào nhân vật.
Đến đây thì chúng ta đã có công thức như thế này,
Khung rộng để trung hòa cảm xúc.
Khung sâu để xác định nhân vật, tập trung, và tạo sự quan trọng.
Khung đối xứng cho ta thấy tư tưởng của xã hội, hoặc khẳng định.
Khung đối xứng trung tâm nhưng hai bên lại không có nhiều vai trò nhất, nó báo hiệu hoặc cho thấy sự khác biệt về tư tưởng, tác động vào cảm xúc người xem kèm theo thông điệp về nhân vật/ sự kiện.

Thử áp dụng công thức trên tiếp vào những khung hình sau của phim nhé. Mình sẽ chỉ đi thêm một số cảnh, phần là không thể đi hết trong một bài viết, đồng thời chừa lại cho bạn nào đã đọc bài viết này muốn xem lại phim có cơ hội trải nghiệm phim theo công thức này.

Một cảnh rộng gốc quay chếch lên bầu trời đầy mây đen, nhưng tuyệt nhiên không có mưa, tựa như một điều gì đó âm ỉ, làm giãn cảm xúc của người xem để tiếp nhận thông tin. 
Các khung hình chứa cả sự đối xứng và bất đối xứng báo hiệu cho một chuyện gì đó khác biệt sắp sửa xảy ra. Sau đó chúng ta thấy lần đầu tiên Einar hoàn toàn thoải mái trong chuyện hóa thân thành Lili, đến lúc này khán giả đã có thể chắc chắn 90% về con người thật của Einar.

Lối vào khu nhà của hai người đang sống tưởng chừng như đối xứng nhưng thật ra lại không, bên trái tường bình hõm vào những hình vòm còn bên phải có tủ nhận thư. Cảm giác tưởng chừng như đúng nhưng lại không đúng.
Một đoạn nhỏ tầm vài giây cho khán giả thấy đã bắt đầu xuất hiện sự chia rẻ giữa hai người khi một bà cụ đi ngang qua Einar và Gerda trong lối vào khu nhà. Theo thường thức, họ đã là vợ chồng, tại sao không đứng nép chung về một phía? Hay là từ tận trong vô thức họ đã bắt đầu nhận thấy rằng có gì đó không đúng trong mối quan hệ này?

Tương tự trong các khung tiếp theo, lần đầu tiên khán giả thấy Einar mặc trên mình một bộ váy của Gerda và thích nó đến nỗi không muốn cởi ra.

Bây giờ sẽ là một công thức khác nữa. Khi Einar đã hoàn toàn hóa thân thành Lili hoặc khi bà ở một mình, chúng ta sẽ thấy bà được đặt trong những khung hình đối xứng, đó là cách khẳng định con người của Lili, đi cùng với dụng ý của ekip làm phim.
Khung hình đầu tiên, cầu thang đối xứng. Đó là để khẳng định với khán giả Lili lúc này đang hoàn toàn bình thường chứ không có gì khác biệt hay bệnh tật so với xã hội. Rằng đây chính là con người thật của bà và nó nên hòa hợp với xã hội chứ không phải bị dồn ép hay xa lánh.

Khung hình thứ hai, tại sao không phải là 6 thay vì 5 ghế, tại sao Lili không ngồi giữa để có được sự cân bằng? Để hiểu được khung hình này mình cần mọi người xem lại khung hình ở phòng tranh. Nữ bên trái và nam bên phải. 
Chiếc ghế ở giữa giống như một cái bẫy ý thức, nếu ngồi vào đó Lili sẽ như đang ngồi vào một dành cho một người có cả nam lẫn nữ. Nên trong vô thức ( vì trước giờ vẫn là nam ) bà đã ngồi vào bên ghế của phái nam. Kết hợp với một số cảnh cho thấy mọi người đang nhìn bà thì rõ ràng là bà không cảm thấy thoải mái chút nào.
Khung hình thứ ba, một khung cửa sổ đối xứng hoàn toàn với một bên là Henrik - nam, còn bên kia là Lili - đang cố ra dáng một cô gái.

Ba khung hình tiếp theo đều tạo chiều sâu nhưng tăng dần mức độ, cho khán giả cảm nhận hai nhân vật trung tâm, đang từ từ đi vào chủ đề quan trọng.

Sự bất đối xứng tăng dần, và khán giả lại được chuẩn bị cho một sự kiện kịch tính khác, Einar đi tới phòng tập nhảy để khỏa thân và ngắm nhìn mình trong gương, mong muốn có được cơ thể của một người phụ nữ.

Mọi người có nhận ra điều đặc biệt trong ảnh thứ 5 không?  Tương tự như lần đầu tiên Lili khoác chiếc khăn lụa lên người để vào vai mẫu nữ, khung hình Lili soi mình trong gương được quay ở một gốc hơi nghiêng.
Điều này cũng đã được sắp đặt để gây ra cảm giác khác biệt mạnh hơn so với suy nghĩ thường thức. Và nếu bạn để ý kỹ, những cảnh chứa tranh vẽ Lili của Gerda, các bức tranh đều được quay ở một gốc nghiêng thay vì thẳng.
Có một chi tiết nhỏ thú vị nữa trong khung cảnh này là chiếc khăn lụa của Einar, nó hoàn toàn bay bổng, tựa như cảm xúc của bà lúc sắp được làm mẫu.

Mọi người thử áp dụng công thức cho cảnh này xem.

Nhảy đến đoạn Einar đi khám bác sĩ lần đầu tiên, trong khung hình này bà đứng giữa hai cửa sổ đối xứng, đối ngược lại với người bác sĩ ở giữa một khung không đối xứng hai bên. 
Người bác sĩ này chỉ là trung tâm trong những frame hình của ông ấy chứ không đại diện cho bất kỳ đúng sai nào, và so với Einar trong khung hình bên cạnh, thì có lẽ là sai nhiều hơn đúng. Lúc này Einar mới là người đang được đặt giữa ranh giới đúng sai, bị chất vấn và chuẩn bệnh mà không hiểu tại sao đó lại là bệnh.

Các khung hình sau đó đều là không đối xứng hai bên, đến lúc này có thể các bạn đọc đã hiểu rõ tác dụng của các khung hình này, cảm giác việc Einar bị đưa đi chữa bệnh bằng phóng xạ là hoàn toàn sai về cả nhận thức lẫn cách hiểu của y học thời đó.

Khung chéo, tạo chiều sâu, đánh dấu nhân vật, tập trung vào Gerda để thông báo một việc quan trọng.

Cô về thông báo với Einar về việc mình sắp tổ chức triển lãm tranh ở Paris, nhưng trên hết là chuyện tay bác sĩ kia muốn nhốt anh lại, trong một nhà thương điên. Chỉ có chiếc tủ và giường nằm giữa khung hình để đánh dấu hai nhân vật trung tâm, còn xung quanh đều hỗn loạn để đẩy cảm xúc người xem lên, cho thấy hai nhân vật chính của chúng ta đang ấp ủ những mâu thuẫn rất lớn.
Nếu nhìn kỹ hơn mọi người có thể so sánh cả độ hỗn loạn, rõ ràng là bên phía Gerda đang đứng lộn xộn hơn bên giường của hai người rất nhiều.

Sau trận cãi nhau đó là một loạt các cảnh rộng, căn bản là để cho khán giả có cái nhìn bao quát về địa điểm tiếp theo, hơn nữa là để làm giãn cảm xúc, giảm bớt đi căng thẳng.


Từ sau sự kiện đó, tần suất của các cảnh đối xứng hoàn toàn giảm hẳn đi và thay vào đó là những cảnh có cách bài trí hai bên không hoàn hảo. Thay đổi này nhằm đẩy cho cảm xúc của khán giả dao động nhiều hơn theo cùng với nội dung, càng ngày Einar càng bất ổn hơn ( so với thường thức )nói đúng hơn là càng ngày bà càng thoải mái hơn với việc thể hiện bản thân mình.
Trong năm khung hình trên chỉ có khung hình cuối cùng là bối cảnh đối xứng, cùng với mọi người trong đó, dụng ý của ekip làm phim là giảm tần suất, nhưng vẫn giữ cho mọi người không quên đi tư tưởng chung của xã hội.


Trong khi Einar càng này càng thoải mái với con người thật của mình thì Gerda nằm ở chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Cô đang trên đà sụp đổ tinh thần như mọi người thấy ở bốn khung hình trên, các khung hình có không gian tù túng đi kèm với bất đối xứng hai bên ở mức độ cao hơn thông thường cho thấy nội tâm của Gerda đang cực kỳ hỗn loạn.
Ở khung hình cuối cùng nó còn được quay ở góc nghiêng và cực kỳ tăm tối. Dùng để báo hiệu một biến cố sắp xảy ra. Là lúc Einar ra ngoài trong trang phục "không đàn ông lắm" và bà bị đánh tơi tả giữa công viên mà không một ai thấy hay can thiệp.

Khung hình đầu tiên khá cân bằng, nữ vẫn ngồi bên trái và nam vẫn ngồi bên phải, khung thứ hai cũng khá cân bằng nhưng đều có một chút bất đối xứng nếu để ý kỹ. 
Thư viên và công viên là những nơi công cộng, nên nó tượng trưng cho áp đặt tư tưởng của xã hội, có nghĩa là Einar đang bị đặt giữa hệ tư tưởng của xã hội trên con đường tìm kiếm câu trả lời, bà có thể hành động, nhưng nếu có bất kỳ hành vi nào có phần đi quá các tiêu chuẩn thời đó, bà sẽ phải chịu trừng phạt, thậm chí còn không hiểu tại sao.

Trong ba khung hình tiếp theo, khung đầu tiên để báo hiệu và chuẩn bị, khung thứ hai cho mọi người thấy bác sĩ Warnekros đang ngồi giữa đối xứng, ám chỉ ông vẫn là một người của xã hội nhưng cũng có một chút khác biệt trong con người ông, chí ít ông tin rằng Einar không phải đang bị bệnh, ông muốn giúp bà tìm được bản thể thật sự của mình thông qua phẫu thuật. 
Ở khung hình cuối cùng, đây là một trong số ít các khung hình bất chấp đối xứng, nó quay chếch về bên phải và tập trung vào Gerda và Einar, để thể hiện sự liên kết giữa hai người, cho dù Gerda cũng có lúc dao động và lo sợ cho Einar nhưng cô là người duy nhất có thể ở bên bà khi bà cần. Như hai câu thoại của hai người trong phân cảnh này.
- I believe I'm a woman, inside.
- And I believe it too.



Càng về cuối phim, nhịp độ tăng nhanh đi cùng với gia tăng bất đối xứng, các gốc quay cũng cố tình tạo cảm giác tù túng hay khó chịu, như các khung hình khi Einar phẫu thuật xong lần đầu, bà đã rất khổ sở do sốc sau phẫu thuật, nhưng cuối cùng Gerda cũng đến bên bà dẫn chúng ta đên các khung hình dưới đây.

Các gốc sâu và rộng để người xem tập trung hết cỡ vào hai nhân vật của chính ta, cả sau và trước mặt, như để chốt lại một cột mốc của phim, toàn bộ cậu chuyện trước giờ đều là về họ, và sau này cũng sẽ là về họ.
Nhưng có một chút khác biệt trong khung hình thứ hai, trong khi phần background bên phía Lili ( từ giai đoạn này sẽ gọi luôn bà là Lili ) có phần hơi "phồn vinh" hơn so với background của Gerda.
Đây cũng là một báo hiệu, cuộc đời của Lili từ sau này trở đi sẽ có thể là hạnh phúc, xét cho cùng bà đã sắp có điều bà mong mỏi. Còn Gerda nhưng đang bị dồn vào chân tường, và sự thật đúng là như vậy.



Trong những phân đoạn sau đó, bất kỳ những khi nào hai người đang tương tác tâm lý với nhau, chúng ta đều thấy được lối thoát hay ánh sáng bên phía của Lili, còn Gerda chỉ có những mảng tối, góc tường xám sau lưng. 
Trong khung hình bên phải dưới cùng, chúng ta còn có thể thấy một chút đối xứng trong hoa văn trên tường phía sau lưng cô, nhưng nó giống như là đang cố gắng nếu kéo sự đối xứng vậy, trong lòng cô vẫn mong mỏi rằng có một chút nào đó có thể Lili có thể đi theo hệ tư tưởng của xã hội thông thường, hơn nữa cô cũng sợ cuộc phẫu thuật sẽ thất bại.

Và nó đã thất bại, với hàng loạt các khung hình không đối xứng báo hiệu điều đó. Nhưng mọi người có thể thấy nỗ lực xoa dịu cảm xúc của khán giả bằng cách sử dụng khung hình ở đây.
Hai khung đầu là hỗn loạn, nhưng khi Gerda và Hans đến hỏi kết quả cuộc phẫu thuật, đã có một phần đối xứng xuất hiện trở lại để điều chỉnh cảm xúc đôi chút, rồi sau đó mới dùng những khung hình lệch để báo trước cho người xem.


Đến đoạn Lili sắp mất, các khung hình cũng chủ ý được sắp xếp để cân bằng lại cảm xúc. Và sau khi bà đã thật sự mất đi, hàng loạt các cảnh cực rộng và bao quát không gian nơi quê nhà của Lili được tung ra, xét về phương diện cảm xúc thì nó có tác dụng xoa dịu khán giả, còn xét về mặt nội dung thì cõ lẽ mọi người đều nhận ra, là để mang Lili về nhà.