The Cracked Marble - Bi Nứt (Part XI)
Những chiều hè oi ả, nắng ran ran như đổ lửa, Những con diều cứ thế vút lên chao liệng, vi vu trong gió,
10. DIỀU
Những ngày sau đó, Tiến cứ lủi thủi, lặng lẽ, dáng vẻ nói cười của cậu bé đã biến đâu mất, chỉ còn những buổi chiều thẫn thờ ngồi bên ban công, lúc thì trốn biệt trong nhà ngủ vùi, khi thì trèo lên cây xoài sau nhà rồi mất hút trong đó, đến tối muộn mới thấy mặt cậu.
Không thể chịu thêm cái cảnh Tiến suốt ngày ủ rủ như vậy, một chiều khi thấy cậu bé bên gốc bơ sau nhà, ngẩn ngơ nhìn lên bầu trời xám nhợt nhạt như có ai lấy tro bếp vẩy lên không trung. Anh đến bên, cất lời:
- Cháu ổn không, mấy nay chú không thấy cháu đi đâu chơi với mấy bạn nữa.
Một hồi yên lặng trôi qua, Tiến quay mặt đi thốt lên: Cháu chán lắm, chán tất cả.
- Cháu sao vậy,
- Tại sao tất cả đều phải mất đi, tại sao Mino lại chết, tại sao mọi thứ đều biến mất đi, vậy thì cuộc sống này có ý nghĩa gì hả chú?! Giọng cậu bé buồn so.
Thật đau xót và bất ngờ khi nghe câu hỏi của Tiến, anh trầm ngâm giây lát rồi đáp:
- Chú cũng không biết phải trả lời cháu sao nữa, vì chính chú đôi lúc cũng không hiểu thật sự đời sống là gì, và ý nghĩa thật sự của cuộc sống này là như thế nào.
Nhưng chú tin rằng, sự sống chính nó đã là một điều tuyệt vời, và là sự kỳ diệu của vũ trụ. Khi mọi vật được ban cho sự sống, mọi thứ mới được trao cho cơ hội để phát triển và trở thành nhiều sự mới mẽ hơn.
Khi cháu sống, cháu mới có cơ hội gặp Mino, cháu mới có thể gặp bạn cháu, Hoài, Đại, Dư và chơi vui với nhau như vậy, mới có cơ hội nhìn ngắm những cảnh tượng tuyệt vời như trên đồi đom đóm hôm trước cháu dẫn chú đi vậy, và nhiều nhiều thứ khác nữa.
Tất cả những trải nghiệm đó sẽ không xuất hiện nếu cháu không tồn tại, sự sống không chảy trong cháu.
- Mino không mất đi, nó vẫn ở đây, trong ký ức của cháu, trong lúc cháu đi bắt cá, lúc cháu đi hái nâm, lúc cháu đá bóng, khi đi bắt cua, hay những buổi lang thanh tìm dế, trong từng khoảng khắc mà cháu đang có. Chú tin là như vậy.
- Nhưng cháu vẫn nhớ nó lắm, chú ơi! Tiến vừa nói vừa khóc lên nức nở.
Lại một khoản thời gian tĩnh lặng nữa trôi qua. Khi chỉ còn nghe vài tiếng nấc nghẹn từ cậu bé, anh nhẹ nhàng hỏi:
Cháu có nghe thấy tiếng của Mino trong tiếng nấc của cháu không?
Tiến vừa mếu vừa cười, chú chọc cháu ak, gương mặt bổng chốc sáng lên.
Không chú hỏi thật mà, cháu không nghe thấy tiếng nấc của Mino và cháu có phần giống nhau sao.
Tiếng nhẹ gật đâu, đồng ý.
Cháu nhìn kìa, anh chỉ về hai con diều, từ đâu xuất hiện trên không, màu trắng nhạt lúc chao lên, khi lượn xuống, hòa vào nền trời và những cơn gió
Nếu lúc này, cháu không ở đây, cháu không sống thì cháu có nhìn ngắm được con diều đang bay không, cháu có thấy được bầu trời với những cơn gió, tiếng của côn trùng và cây cối xung quanh đây chăng.
Chú thấy Mino nó không đi đâu cả, có khi nó ở trong hai con diều kia cũng nên đó.
Đáp lại anh, chỉ là tiếng thở nhẹ bên cạnh, cậu bé đã ngủ thiếp đi từ lúc nào, khuôn mặt bình an vô tư lự
Nhìn Tiến ngủ say như vậy, anh cũng an tâm hơn, rồi đây cuộc sống này sẽ mang đến cho cậu bé điều gì đi nữa, anh mong rằng nó sẽ có được một giấc ngủ ngon lành như vậy trong những lúc khó khăn nhất
Một vài tia nắng cuối ngày cắt ngang bầu trời, làm hai con diều sáng lên thấy rỏ trong nền trời xám ngắt.
Vừa sáng ra, anh đã thấy nhóc Tiến ngồi hỳ hục vót vót mấy cây tre rồi cắt dán thứ gì đó, bên cạnh là rất nhiều tờ báo cũ. Anh mừng khi thấy cậu bé đã tươi tỉnh trở lại,
- Cháu đang làm gì thế, anh hỏi.
- Cháu làm diều, để chiều nay đi thả với tụi thằng Đại, thi xem diều đứa nào làm bay cao hơn.
- Cháu làm tới đâu rồi, cháu làm diều công phu ghê ha.
Dạ, muốn làm cái diều bay cao, chú phải có được đoạn tre tốt, rồi chú phải vót được hai thanh tre sao cho tròn đều, để làm xương cho diều. Như vậy diều mới cân, và bay tốt được chú.
Giấy cũ thì cháu chọn từ cuốn tập hoặc mấy tờ báo của bố. cắt lại cho vuông. Rồi chú đặt hai thanh tre lên, một thẳng, một cong gần như cây cung á, xong chú dán tờ giấy sao cho cân đối, thế là thành đầu diều.
Đuôi diều. thì cháu cắt giấy rồi dán vào với nhau, thêm mấy vòng tròn ở cuối để cho đẹp, giúp cho diều cân bằng tốt hơn.
Cháu cắt thêm hai cánh, hình tam giác, ghép mọi thứ lại là thành con diều hoàn chỉnh rồi.
Giờ tới công đoạn sâu dậy, công đoạn này tuy làm sau cùng nhưng rất quan trọng nha chú. Vì diều bay được hay không là nhờ công đoạn này hết đó chú,
Thường chỉ, cháu sẽ sâu lại bốn lấn để cho chắc, sau đó cột dây nối vào hai phần ba của dây chính. Như vậy là mình có một con diều hoàn chỉnh,
Tiến vừa làm, vừa nói liên hồi, kể từng công đoạn làm diều cứ như một chuyên gia.
Anh lắng nghe, không khỏi ngạc nhiên với khả năng quan sát và phân việc thành từng công đoạn cụ thể như vậy,
Cậu bé này lớn lên hẳn sẽ rất có năng khiếu để làm quản lý đây, anh nghĩ thầm.
- Xong rồi chú,
- Chú thấy diều của cháu có đẹp không? để chiều nay ra thi với tụi thằng Đại xem nó bay thế nào.
Sau bữa cơm trưa, đầu giờ chiều, anh đã không thấy Tiến đâu, đoán chắc là cậu bé đã đi thử diều cùng tụi bạn. Lần này anh không đi cùng, nhưng đã biết nơi tụi nhỏ đang chơi, hẵn là cái thung rộng phía sau núi.
Từ xa xa, anh đã thấy những cánh diều chao liệng trong gió, với đủ màu sắc. Một số con diều đen lớn, được làm rất công phu, gắn thêm phần hút âm. Tiếng sáo âm vang như tiếng còi tàu lúc vào ga.
Những chiều hè oi ả, nắng ran ran như đổ lửa, Những con diều cứ thế vút lên chao liệng, vi vu trong gió, hình ảnh lại lôi anh về miền ký ức xa xăm, trong lòng trào nên một dư vị kỳ lạ...
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất