Mỗi khi máu xem phim LGBT, tôi lại lên Netflix và gõ nhẹ vào ô tìm kiếm "Ryan Murphy".
Nếu bạn chưa biết, Ryan Murphy là người tạo ra những series đình đám như Glee, American Horror Story, American Crime Story,... và là đạo diễn của bộ phim khiến giá vé máy bay đến Bali tăng gấp 5 lần "Eat Pray Love".
Ryan Murphy tạo ra những thế giới mà trong đó, các nhân vật LGBT trở thành người dẫn dắt câu chuyện, nắm giữ những vị trí xã hội quan trọng nhất và được xây dựng có chiều sâu nội tâm, chứ không chỉ là hình tượng comic-relief hài hước (điều một số phim Việt Nam vẫn còn làm cho đến... hôm nay?).
Anyways, quay lại với câu chuyện tìm phim trên Netflix. Top search tối đó là bộ phim The Boys In The Band với poster hai anh chàng chống tay nhau trên tường (nhìn khá hấp dẫn? Nếu Netflix chọn poster theo sở thích của người xem thì có vẻ họ đã thành công trong ca này).
Và tôi nhấn chọn. Here we go. The Boys In The Band.
Bộ phim xây dựng trên concept tối giản như Tiệc Trăng Máu hay 12 Angry Man: Một bối cảnh duy nhất, một sự kiện diễn ra phá vỡ những gì nó-vốn-phải-là. Sự tương tác giữa con người là chủ đề chính yếu và nguồn cơn cho những biến cố.
Bối cảnh của The Boys In The Band là bữa tiệc sinh nhật của Harold - một chàng gay "lỡ thời" người Do Thái được tổ chức bởi "hội chị em" 7 chàng trai còn lại.
Harold The Slay Queen.
Harold The Slay Queen.
Hẳn đó sẽ là cuộc hội ngộ rất vui vẻ nếu không có sự xuất hiện của Alan - người bạn thời đại học đột nhiên liên lạc và khóc lóc với chủ xị bữa tiệc Michael. Thêm một chàng trai nữa, việc gì mà căng?
Vấn đề ở chỗ Alan thẳng, và có khả năng là homophobic. Nhưng tư duy xem phim thông thường khiến tôi tự nhủ: Thế nào cũng gay thôi!

Nhân vật

Vậy là chúng ta có 9 chàng trai.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Hồ sơ nhân vật trải dài từ một người Công Giáo đồng tính đến một chàng gay Latin "lộ", từ một anh buckfoy thích lang chạ đến một người đàn ông đứng tuổi vừa come-out và ly thân với vợ, từ một chàng trai đang trải qua khóa trị liệu để tìm ra "mình có gay thật không" đến một cậu trẻ bán hoa. Có một người da đen, một người Do Thái,...
Thử xếp tính chất nhân vật vào những gương mặt này, bạn có đoán được ai là ai? (Gợi ý: Alan The Homophobic đang đóng bộ tuxedo đen).
Thử xếp tính chất nhân vật vào những gương mặt này, bạn có đoán được ai là ai? (Gợi ý: Alan The Homophobic đang đóng bộ tuxedo đen).
Tất cả bị ném vào cùng một gian phòng. Họ có cơ hội được thể hiện mong muốn, nỗi sợ và những điều che giấu trong khoang sâu nhất của suy nghĩ. Đối diện với chính mình, có người sợ hãi, có người nổi giận, có người cảm thấy được giải thoát nhưng cũng có người muốn chạy trốn.
Giữa màn pháo hoa từ cảm xúc của các nhân vật đó, Alan có gay không?

Câu chuyện

Câu hỏi đó cũng là một trong những chủ đề xuyên suốt bộ phim. Alan có tất cả những phẩm chất của một homophobic chính hiệu: Sỉ vả, né tránh, tấn công bạo lực người đồng tính. Nhưng ở phía ngược lại, những thông tin từ người bạn cũ Michael lại cho thấy ở Alan những cảm xúc rất khác. "Nếu anh ngủ với con trai một lần, đó có thể là tai nạn. Nhưng hai ba lần lại là chuyện khác."
Trong trò chơi "Gọi điện cho người yêu thương" - trò chơi đã giúp các nhân vật mở lòng và thổ lộ câu chuyện thầm kín - Alan vẫn quyết định gọi cho vợ để xin lỗi vì đã đột ngột bỏ đi và hứa sẽ trở về.
Nhưng nếu không vì việc gì, tại sao Alan quyết định bỏ trốn đến một thành phố cách xa ngôi nhà của mình, vì sao anh ly thân vợ và khóc lóc với Michael trong điện thoại (một điều không hề giống anh?).
Kết thúc bộ phim, dường như mỗi nhân vật đều có được cách xử lý vấn đề của riêng mình. Chỉ trừ câu hỏi "Alan có gay không?" là còn bị bỏ ngỏ. Alan ngồi trong quán rượu tối, gương mặt rầu rĩ.
Brian Hutchisonm, diễn viên thủ vai Alan, đã được đạo diễn yêu cầu tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên, và diễn như anh nghĩ.

Thế giới đã thay đổi thế nào.

The Boys In The Band nguyên gốc là một vở kịch biên soạn bởi Mart Crowley từ năm 1968 và là vở Broadway đầu tiên lấy đề tài về cộng đồng LGBT. Vở kịch được chuyển thể thành phim lần đầu vào năm 1970.
Ở thời điểm công diễn, vở kịch đứng trước làn sóng chống đối của những người kỳ thị đồng tính, và danh tiếng của các diễn viên chấp nhận tham gia vở kịch cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Dàn diễn viên của The Boys In The Band bên cạnh đạo diễn Joe Mantello và biên kịch Mart Crowley.
Dàn diễn viên của The Boys In The Band bên cạnh đạo diễn Joe Mantello và biên kịch Mart Crowley.
Thời điểm đó, dàn diễn viên của vở kịch chỉ có 2-3 người dị tính, còn lại là người đồng tính công khai hoặc không công khai. Với phiên bản The Boys In The Band được Netflix sản xuất năm 2020, tất cả các diễn viên nam đều là người đồng tính công khai, bao gồm cả đạo diễn Joe Mantello và bản thân Mart Crowley.
Nói không ngoa, The Boys In The Band là một tác phẩm đã góp phần không chỉ thay đổi góc nhìn của xã hội mà còn tạo sự đồng cảm lớn với người xem thuộc cộng đồng LGBT, dù bạn có là "flamboyant" hay vẫn còn "in the closet".

Vậy Alan có gay không?

Với cá nhân tôi, thì có. Nếu Mart Crowley đã muốn xây dựng các tuyến nhân vật của The Boys In The Band theo kiểu slices of life, việc nhân vật Alan là người đồng tính có thể hiểu như đại diện cho những người không muốn chấp nhận xu hướng tính dục của mình một cách cực đoan, và cố gắng có được sự hòa hợp xã hội bằng cách công khai lên án cộng đồng LGBT.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cảm nhận cá nhân. Nhân vật Alan là một câu hỏi, một trò chơi dành cho mỗi người khi xem phim.
Nếu bạn đã thấy Netflix không còn gì thú vị hơn mốc 19 phút 50 giây ở tập 3 của Sex Life, bạn có thể thử The Boys In The Band. Ít nhất bạn sẽ có 2 tiếng vui vẻ.