Thay đổi khi lên đại học
Sinh viên khi đối mặt với sự thay đổi khi sắp phải đi học trực tiếp sau Tết
Thay đổi luôn là điều tất yếu trong cuộc sống, để tồn tại mình phải chấp nhận nó. Trong giai đoạn này ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt với một thứ mới lạ và không chắc chắn như vậy. Là một sinh viên, khi nghe tin sắp đến trường học trực tiếp mình cũng gặp phải nhiều vấn đề do đã quá quen với việc học ON và trải qua nhiều trăn trở.
Nhưng việc trở lại trường luôn là điều không thể tránh khỏi nên cách tốt nhất cho các bạn sinh viên bây giờ là trang bị hành trang thật tốt về vật chất lẫn tâm lý để trải qua nó. Bây giờ hãy thử cùng mình nhìn nhận xem tâm lý của các bạn sinh viên " học xa nhà " qua mô hình đường cong Kubler-Ross.
Trong 12 năm học, khá nhiều bạn đã dần quen với cuộc sống an nhàn khi ở trong vòng tay cha mẹ, đối mặt với 12 năm học chỉ bằng cách cắm đầu vào lí thuyết khô khan và phổ thông. Vì thế khi lên đại học, việc có được sự tự do luôn là mong muốn của phần lớn học sinh. Tuy nhiên, nó không giống như việc đã chuẩn bị sẵn tâm lí và cố gắng qua nhiều tập phim để có tự do như trong anime và mấy phim Hollywood.
Khi mà học đại học trở thành một điều phổ biến thì mình cảm thấy rằng sự tự do này đến một cách bị động và đã gây choáng ngợp với một số bạn sinh viên năm nhất. Điển hình khi có thông báo được đến trường học off thì nhiều bạn sinh viên trong các nhóm 2k3 đã cảm thấy như không sẵn sàng và mong muốn học on thêm một thời gian nữa. Thử đặt đường cong Kubler-Ross vào sự thay đổi này, chúng mình sẽ thấy khá nhiều thứ chính xác theo mô hình và hãy cùng mình xem xem nó diễn ra như thế nào.
(5 giai đoạn này bao gồm: Chối bỏ, Phẫn nộ, Thỏa thuận, Chán nản, Chấp nhận/Hòa hợp. Tuy nhiên, 5 giai đoạn này có thể chuyển đổi theo nhiều cách và mức độ khác nhau ở mỗi người. Một số bạn sẽ thấy nó không phải trở ngại mà cảm thấy vui vì điều đó nên bỏ qua)
Sau một thời gian dài học tập trực tuyến và dần quen với việc vừa ăn vừa học trước màn hình (không phải mình). Một số bạn đã thi xong học kì, cũng có một số bạn chưa, thì trong thời điểm hiện tại ai cũng đang tận hưởng kì nghỉ tết của mình. Đang trong tâm lí thoải mái tận hưởng thì bất ngờ ở một số group, thấy các thông báo cho sinh viên đi học tập trở lại đặc biệt các trường đó lại ở trong khu vực cùng với trường mình. Suy nghĩ của bạn bắt đầu chuyển biến;
- Giai đoạn đầu: Chối bỏ. Trong đầu bạn có những suy nghĩ " Làm gì mà đi sớm thế"," Trường mình chắc chưa có lịch đâu"," Khu vực đấy mấy hôm trước nghe tin dịch lắm mà"....Các suy nghĩ dần hiện lên trong đầu với mong muốn hạn chế sự lo lắng, cố gắng khiến cho cái tết trở nên ngon nhất. Nhưng rồi nó cũng đến, thông báo lịch học chính thức từ trường bạn, ban đầu bạn vẫn sẽ cố phủ nhận nó bằng các suy nghĩ kiểu " nhỡ tết bùng dịch thì sao, mong bộ quay xe phút chót" ( đây là suy nghĩ của bạn mình). Nhưng nó không kéo dài, lúc này bạn không thể phủ nhận nó bằng lí do nào nữa, suy nghĩ của bạn dần thay đổi và chuyển biến tệ hơn.
- Giai đoạn 2: Giận dữ. Bạn dần trở nên cục súc, khó ở cảm thấy tức giận khi mình đã lỡ đăng kí quá nhiều tín với suy nghĩ rằng chỉ cần không trùng lịch thi học song song cũng được. Cảm thấy như bị lừa dối khi rõ ràng mới mấy hôm trước báo đài đưa tin tình hình dịch đang phức tạp, " đã chuẩn bị cái gì đâu, còn đang phải dọn nhà". Giai đoạn này thường xuất hiện khi SV đăng kí quá nhiều tín, hoặc lỡ cả kì rồi chưa học. Khi niềm tin vào việc học ON càng lớn thì bạn sẽ càng tức giận.
- Giai đoạn 3: Thỏa thuận. Các từ " nếu", " giá như" xuất hiện dần một nhiều trong suy nghĩ của bạn. Điều nhiều SV mong muốn nhất lúc này có lẽ là việc có thêm nhiều thời gian chuẩn bị đồ đạc, tinh thần, thuê trọ, giảm cân, cải thiện gì gì đó. Đây chắc chắn là trạng thái tồi tệ nhất các Sinh Viên có thể phải trải qua, nó ngang với việc bạn nhận hơn một nửa số F trong một học kì. Việc cố gắng tin vào một điều khó có thể xảy ra, chông chờ vào một điều tốt hơn giúp các SV vượt qua trạng thái này.
- Giai đoạn 4: Chán nản. Khi này bạn sẽ không thiết làm gì nữa (ngoài ăn với ngủ), mọi sự vui mừng hân hoan ngày tết dần nhường chỗ cho sự chán nản. Tuy nhiên khi này, cảm xúc của các sinh viên đã dần được cải thiện hơn, không còn quá tiêu cực. Việc ăn một vài món ngọt, làm một việc gì đó như dọn nhà, đi chơi với bạn sẽ khiến tâm trạng trở nên tốt hơn. Khi tâm trạng đã khá lên, ta dần cảm thấy vấn đề nhỏ đi và dần chấp nhận sự thay đổi này.
- Giai đoạn cuối: Chấp nhận. Khi này bạn nhận ra, đây là điều không thể tránh khỏi, không sớm thì muộn cũng sẽ trải qua nó.Thay vì lo âu, khiến cho nó trở thành vấn đề ngày tết thì chấp nhận, khiến nó trở thành niềm vui, món quà sau tết. Việc nên làm nhất lúc này là chuẩn bị tinh thần, sắm sửa các vật dụng cần thiết. Chúng ta chấp nhận sự thật ở một mức độ sâu hơn và tìm kiếm sức mạnh để vực dậy. Đây là con đường duy nhất để tiến lên phía trước và khám phá những trải nghiệm mới cho bất kỳ ai.
“Có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi.” - Louis L'Amour
Hãy luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với sự thay đổi, có thể tốt lên cũng có thể xấu đi nhưng nó luôn cần thiết. Hãy coi môi trường đại học là một trải nghiệm mới, có được sự tự do sáng tạo, quyết định thời gian, tương lai của mình. Việc biết được về mô hình trên cũng giúp bạn hiểu và có nhận thức tốt hơn về các vấn đề. Cuộc sống luôn vận động và thay đổi, hãy thay đổi để phù hợp với nó. Sau cơn mưa trời lại sáng, rồi sẽ có ngày lại mưa tiếp. Hãy luôn mang cảm giác thoải mái vui vẻ nhất vào những ngày tết.
Mong bài viết của mình sẽ giúp những bạn Sinh Viên đang gặp vấn đề trở nên tốt hơn,nhất là các bạn sinh viên " tỉnh lẻ" giống mình. Không đọc giải trí cũng được vì nó có thể sai. Từ chối nhận gạch đá, chỉ nhận sự ủng hộ.
HAPPY NEW YEAR, dọn nhà vui vẻ.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất