Tam cương là gì? Giá trị của tam cương trong thời xưa

Tam cương

Tam cương trong tiếng Trung là 三纲 sāngāng. Tam là ba (三/ sān), cương là giềng mối (纲/gāng). Mà hiểu theo nghĩa trắng của tam cương là ba mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác.
3 mối quan hệ được nói đến trong tam cương bao gồm: quân thần cương (quan hệ vua-tôi), phụ tử cương(quan hệ cha-con), phu phụ cương (quan hệ vợ-chồng). Theo tam cương của cổ nhân, người trên (tức là vua, cha, chồng) phải có trách nhiệm bảo bọc người dưới (tức là bề tôi, con, vợ). Ngược lại, người dưới phải mang trên mình trách nhiệm yêu thương, cung kính, hiếu thuận đối với người trên.

Giá trị của tam cương trong thời xưa

Theo đạo giáo của những nhân sinh hậu của Khổng Tử nếu giữ được những mối quan hệ trên thì gia đình mới được hạnh phúc, êm ấm, quan hệ vua-tôi được vững bền, đất nước mới có được an bình, thịnh vượng, quốc thái dân an.
Trong cuộc sống của những ngày luật lệ còn sơ khai, luật pháp còn lỏng lẻo, chưa đủ để răn đe, cuộc sống xã hội được vận hành bằng niềm tin của con người vào những giá trị của bậc thánh nhân quân tử đề ra. Chính những giá trị răn đe của tam cương khắc sâu trong lòng của những người xưa đã mang ý nghĩa to lớn trong việc duy trì sự ổn định và bình an của xã hội. Không chỉ có vậy, tam cương này là một trong những thước đo hiệu quả để đánh giá con người trong xã hội xưa và điều chỉnh hành vi con người.

Tam cương trong cuộc sống tân thời

Ngày nay, ta có thấy tam cương vẫn đóng một vai trò nhất định trong việc vận hành xã hội của chúng ta, nhất là khi chúng ta có thể thấy những người lớn tuổi vẫn hay dựa vào những qui chuẩn của tam cương của cổ nhân để đánh giá và nhìn nhận con người. Tuy nhiên, tam cương của chúng ta ngày nay còn có thể có biến thể thành thần cương quân, tử cương phụ, phụ cương phu.
Liệu đó có phải là những tích cực đổi mới của cuộc sống hiện đại khi mà ngày ngày khi sử dụng những mạng xã hội, chúng ta có thể thấy được không ít video dân chúng có hành động lệch lạc đối với những cán bộ thực thi nhiệm vụ, con cái thì hành hung, bạc đãi cha mẹ, còn vợ khi làm ra tiền thì bắt đầu có những hành động thiếu tôn trọng với chồng mà thậm chí là cả gia đình của chồng.
Những hành động kể trên đã cho thấy, những thay đổi trong tam cương của tân thời đã ảnh hưởng không nhỏ đến những qui phạm xã hội mà chúng ta thường được nghe và dạy. Và cũng cho thấy những tư tưởng của con người trong thời đại mới có những lệch lạc to lớn làm cho cái tam cương tốt đẹp đã bị trù quến và bỏ quên một cách tàn nhẫn khiến cho cái bình an, hạnh phúc trong gia đình vì thế mà rời bỏ, cái bình yên, thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước bị mất đi
Tuy nhiên trong cái thay đổi của tam cương, ta cũng thấy được những thay đổi tích cực để cho phù hợp với cuộc sống, xã hội mà chúng ca có thể thấy như: ngày nay người dân hoàn toàn có quyền bầu cử để lựa chọn người lãnh đạo; còn trong gia đình, việc mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 con đã khiến cha mẹ chiều chuộng con cái của mình hơn, và lời nói của con cái cũng bắt đầu có trọng lượng lớn hơn đối với bậc sinh thành;cùng với đó, ở nhiều gia đình, mà trong đó người vợ bắt đầu có được những thành tựu nhất định trong sự việc, công việc và lo cho những việc lớn trong gia đình, còn người chồng thì đổi lại vai trò và bắt đầu chăm chút những việc nhỏ trong nah2. Những hành động đó có vẻ như là bằng chứng vô cùng thuyết phục cho những giá trị tam cương đã bị thay đổi ít nhiều trong cuộc sống tân thời mà chúng ta đang sống.
Vậy đâu mới là kim chỉ nam cho chúng ta trong cuộc sống hỗn loạn và tràn ngập thông tin như ngày nay

Cái ngũ thường mà con người phải giữ để áp dụng vào những thay đổi của tam cương trong cuộc sống tân thời

Ngũ thường

Ngũ thường tiếng Trung là 五常 wǔcháng. Ngũ (五/ wǔ) là năm, thường (常/ cháng) là thường thường, thường có, thường xuất hiện trong cuộc sống của con người. như vậy ngũ thường chính là năm điều thường xuất hiện trong cuộc sống con người, nó hình thành nên đạo đức mà mỗi người nên có. Đó là:
+ Nhân (仁 rén): nhân là người, học cách làm người. Để làm người tốt thì phải có cái tâm, cái tâm biết yêu thương muôn loài muôn người. Trước khi muốn thành tài thì phải thành người.
+ Lễ (礼 yì): lễ trong lễ độ, lễ phép. Lễ răn dạy con người ta phải cư xử cho phải phép, tôn trọng và hòa nhã với mọi người.
+Nghĩa (义 lǐ): là chính nghĩa, tình nghĩa, sự công tâm, công bằng. chữ nghĩa trong ngũ thường dạy con người phải cư xử sao cho công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình cái lý.
+ Trí (智 zhì): trí trong trí tuệ, trí khôn. Trí thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người giữ được sự sáng suốt, biết cách nhìn nhận, phân biệt đúng sai, phải trái, thiện ác.
+ Tín (信 xìn): tín là sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin. Tín trong ngũ thường dạy con người ta làm người phải biết giữ chữ tín, nó lời phải giữ lấy lời.

Giá trị của ngũ thường trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và thời đại

Như đã đề cập ở trên, những giá trị của tam cương đã có những biến đổi xấu, không phù hợp với những qui phạm xã hội và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, đến an nguy của xã hội. Nhưng điều đó chỉ xảy ra đối với những người vì danh lợi, đồng tiền mà bỏ quên đi Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
+ Chính cái ngũ thường mới giúp con cái hiểu được giá trị của tình yêu thương trong gia đình, để rồi khi tiếng nói của mình có trọng lượng trong gia đình, bản thân dù được được chiều chuộng nhưng vẫn luôn hiểu cách dùng cái Nhân để yêu thương mọi người xung quanh, cái Trí để thấu hiểu tình cảm của cha mẹ và phân biệt đúng sai, cái Tín để biết chịu trách nhiệm trong sự tin tưởng của cha mẹ dành cho mình, cái Lễ để biết răn dạy bản thân cư xử phải phép với đấng sinh thành, cái Nghĩa để biết xử lí cho thuận tình hợp lý mà qua đó giúp mối quan hệ phụ-tử hay mẫu-tử trong gia đình được êm thắm.
+ Trong quan hệ phu-phụ, những cái Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của ngũ thường cũng có vai trò tương tự để con người ta nhìn thấu được thế nào là tình yêu, trách nhiệm, hiểu rõ được cách cư xử và hiểu được những phép tắc để tôn trọng người bạn đời mà qua đó dù có những thành tựu to lớn nhưng vẫn có được hạnh phúc mà không hề cô đơn.
+ Trong quan hệ quân-thần, ngũ thường đem đến cho mỗi người trong mối quan hệ hiểu rõ được đâu là trách nhiệm và quyền lợi của mình để cùng nhau thấu hiểu, thông cảm để giữ lại sự yên bình, thịnh trị cho đất nước.

Kết luận

Có nhìn nhận như vậy ta mới thấu được sự thay đổi của tam cương trong cuộc sống mới, cuộc sống của những giá trị mới, những giá trị hiện đại hơn vốn dĩ không đáng sợ, nhưng nếu không giữ lại được cái ngũ thường của một con người, những sự thay đổi ấy sẽ trở nên đáng sợ và không còn tuân thủ theo những qui phạm của xã hội mà con người luôn tuân theo và gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà ta không thể nào lường trước. Cũng chính qua cái nhìn này, nhờ vào sự thay đổi của tam cương trong xã hội tân thời, ta mới thấy dù cho là sự thay đổi nào của cuộc sống, mỗi cá nhân chúng ta vẫn phải giữ được cái ngũ thường của mỗi cá nhân để có thể tiếp nhận những sự thay đổi diễn ra chóng mặt trong cuộc sống khắp nơi là sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại mà vẫn giữ được tâm trí bình an, phân biệt được đúng sai, phải trái mà đoán định cuộc sống và lựa chọn những điều tốt đẹp để tiếp thu mà có được hạnh phúc của riêng mình.