Đầu tiên, mình muốn nói rằng bài này là bản dịch tiếng Việt của một video trên YouTube có tên The Seven Deadly Sins của kênh Youtube The School of life, link video mình sẽ để đây https://youtu.be/tMjF_100onI
video này rất ý nghĩa mong mọi người xem qua.
Từ xưa, Cô đốc giáo đã bàn luận rất nhiều về những người mang tội. Vào thế kỉ thứ 4 giáo hội đã chỉ ra "bảy tội lỗi đáng chết". Dấu hiệu của những con người sa ngã và phải bị trừng phạt bởi những người ngay thẳng. Bảy tội đó là:
Kiêu hãnh(hợm hĩnh và khoe khoang)
Ghen tị, Thịnh nộ(dễ nổi nóng)
Tham ăn(hay ăn nhiều)
Dâm dục(muốn quan hệ tình dục với người khác)
Lười biếng(không hay làm)
và cuối cùng Tham lam.
Cô Đốc giáo coi đây là những tội lỗi của linh hồn biến một cá nhân trở thành mục tiêu đề lăng mạ và trừng phát rồi vào ngày Phán Xét, chính Đức Chúa Trời đã không thương xót những kẻ tội đồ đó và đầy họ sống ngàn năm trong bóng tối và chịu sự tra tấn ở Địa ngục.
Ngày nay, chúng ta có lẽ không dùng từ xưa cũ hay thần học để nói về tội lỗi và cũng không thể tưởng tượng Đấng sáng tạo của vũ trụ là người tạo ra những hình phạt cho con người sau khi họ chết. Nhưng xét về mặt cảm xúc nơi chúng ta nhìn được những tội lỗi và phản ứng lại những mặt kém hoàn thiện của người khác(cả ngoài đời lẫn online) ta thường có khuynh hướng kết tội người khác và giữ thái độ không khoan nhượng. Chúng ta cảm nhận rằng, qua sự "Nhẫn tâm" của mình, ta đáng giúp con người "cải thiên" hơn, nhưng nếu đó là mục đích thật sự của ta thì cái giá của nó không chỉ đơn thuần là lời trách móc. Để thực sự thấu hiểu những gì khiến con người sa ngã trước cuộc sống này thì chúng ta sẽ giật mình trước sự thật bất ngờ: hành vi mà ta cho là "tội lỗi" không bao giờ đơn giản như thế. Nó đại diện cho một phản ứng đầu tiên trước những khó khăn và đau khổ mà nếu chúng ta hiểu đúng cách, hướng dẫn và tha thứ thì câu chuyện sẽ chuyển hướng sang một nối tốt đẹp hơn. Chúng ta không phải là "Quỷ" mà là đã trải qua nhiều lỗi đau ở nhiều góc độ khác nhau. Hãy cùng xem xét từng "tội lỗi " một.
Kiêu hãnh.
Nó hiện hữu khi ta kết thúc một việc với lòng tự hào và thoả mản bởi vì chúng ta quá hài lòng về bản thân mình. Hơn thế nữa, tự hào cũng chỉ là phản ứng của cảm xúc về sự vô hình. Chúng ta dường như phải đấy mạnh tầm quan trọng của mình bởi(phía sau lớp màn) sự tồn tại của bản thân dường như có rất nhiều câu hỏi. Ta thấy rằng việc tự cao là không thể tránh khỏi bởi mọi người sẽ không hề quan tâm tới bạn trừ khi ta khẩn trương và mạnh mẽ khẳng định sự vĩ đại của bản thân. Đó là lí do tại sao, những người tự cao không cần ta nói với rằng họ tồi tệ đấy chính là điều họ đã tự thấy rồi. Họ cần sự động viên để cảm thấy một niềm tự hào chân thành hơn trong công trạng của mình thay vì liên tục khiến họ kêu gọi sự chú ý của người khác.
Ghen tị.
Ghen tị là một cánh khôn khéo để đối phó với một suy nghĩ trong các hoàn cảnh khác nhau cơ bản là tham vọng phong phú cũng như là sự khiêm tốn của ta: quan niệm rằng ta không hoàn hảo, không đầy đủ và cần cải thiện. Ghen ti lớn dần từ những suy nghĩ chính đáng rằng người khác có điều gì đó để dạy ta hoà lẫn với sự nghi ngờ và hoảng loạn rằng "người ta hơn mình ở điều gì". Ghen tị nên(theo một cách lý tưởng) là giáo viên của ta. Ta cần biết khi nào nó tới, lướt qua nó, và dùng nó để làm việc đúng hướng với mục đính của ta. Giải pháp không phải là cảm thấy tội lỗi với hành vi ghen tị của mình mà là giúp ta hiểu được những gì ta đang thiếu ở cuộc sống của mình
Thịnh nộ.
Nhưng điều tiêu cực ta hay nói hầu như không thực sự mang nghĩa đó. Đấy là kết quả của hoảng loạn và lo lắng. Ta thường chửi "ngu như chó" vì lúc đó ta đang thấy hoảng loạn , ta hét lên vì cảm thấy mình đang phải đấu tranh cho cuộc sống hiện tại. Do vậy thay vì nói  rằng "giận quá mất khôn" ta ai đó có sự hiểu biết đúng đắn để thấu hiểu được những nỗi sợ cơ bản cua ta. "Bạn hẳn đang sợ lắm" là câu tử tế nhất và cũng là câu nói hiệu quả nhất đối với bất kì cơn giận nào nó khiến ta phải suy nghĩ lại rằng truyện gì đang xảy ra. Chúng ta cần có người hiểu được và trân trọng sự mong manh của ta chứ không phải để khiêu khích.
Tham ăn.
Ta ăn quá nhiều bánh mì, xúc xích hay nhiều món khác không phải vì tham mà vì ta đang "đói" ở cảm xúc. Chúng ta muốn yêu thương nhiều hơn là calo, ta chỉ đang lạc lối khi cố tìm lại nó. Nên giải pháp không phải là "ăn ít đi" như những người ăn kiêng hay gợi ý, mà là tìm ra những "nguồn" tốt hơn của sự tử tế, an toàn hơn và nhiều kết nối hơn. "Khẩu vị" của ta không thực sự là xấu chỉ là chưa tìm ra mục tiêu lý tưởng. Sự "ngoại cỡ" của ta chỉ là biểu tượng cho tình trạng "đói" cảm xúc.
Dâm dục 
Ta muốn "lên giường" với nhiều người khác nhau không phải vì ta hám sắc mà là vì ta thấy cô đơn. SEX là biểu tượng của sự thấu hiểu và chấp nhận. Những điều dâm dục ta hay làm thấy thật tuyệt làm sao vì nó là bằng chứng của một tình yêu rộng mở một thứ thật hiếm ở xã hội thời nay. Thứ ta cần không phải là bớt dâm dục mà là hiểu thứ ta thực sự cần từ SEX: đó là sự chấp nhận của bản thân với mớ lộn xộn và phúc tạp đã tạo lên ta.
Lười biếng 
Sự lười biếng thật ra là "sợ hại". Ta không thể tiếp tục công việc của mình bởi ta lo sợ rằng khi ta cố hết sức thì nhận lại sẽ chỉ là sự sỉ nhục. Có thể kết quả không như ta mong đợi, có thể ta thấy việc quá khó, chúng ta thấy mình chưa sẵn sàng hay lo bị sỉ nhục bởi mọi người. Đấy không phải là "thất bại". mà chỉ là sự lo lắng thái quá. Đằng sau một sự trì trệ là một suy nghĩ không chắc chắn, là một tâm trí chưa vững vàng. Ta rồi sẽ bắt đầu làm việc khi lỗi sợ không làm được gì vượt lên lỗi sợ là làm gì đó sai.
Tham lam 
Sự thúc đẩy mạnh mẽ để có nhiều hơn những gì ta cho đi thực ra là phản ứng với cảm giác thiếu thốn. Chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi và mong manh tới mức chúng ta đòi nhiều hơn nữa. Nỗi sợ nó to lớn đến mức ta cố cho nó ở yên bằng cách lấy càng nhiều, càng nhanh, càng tốt. Với người khác, họ có thể thấy ta đã ưu việt và tiến bộ tới mức nào nhưng thực ra ta chỉ cảm thấy tuyệt vọng.
Tóm lại, những "tội lỗi" mà chúng ta vừa nói không thực sự là dấu hiệu của việc trở thành "người xấu". Chúng là hiện thân của những nhu cầu chưa đạt được mà ta chưa tìm cách tốt hơn để giải quyết chúng. Ta không cần phải đụng độ hay bị đe doạ xuống địa ngục. Chúng ta cần một tình thương rộng mở chào đón con người của chúng ta. Một sự tha thứ mà không liên quan đến lời hà khắc, sự dịu dàng, tinh tế mà không có sự sỉ nhục xác định những khuyết điểm thật sự của chúng ta và khuyến khích những khao khát bẩm sinh của chúng ta cho sự cải cách.