Tháp nhu cầu maslow ( Maslow's Hierarchy of Needs ) hay còn được biết đến với tên gọi mô hình nhu cầu Maslow là một nghiên cứu của nhà tâm lý học Abraham Maslow được phát hiện và trình bày lần đầu vào năm 1943 trong bài viết “ A theory of human motivation “. Lý thuyết của ông diễn tả những nhu cầu từ bên trong ảnh hưởng đến những hành động và sự phát triển của con người từ những nhu cầu thiết yếu nhất cho sự sống như thức ăn, chỗ ở, … cho tới những nhu cầu cao cấp hơn
Tháp nhu cầu Marslow lần đầu tiên được diễn tả bằng mô hình
kim tự tháp với 5 tầng tương ứng với 5 cấp bậc của nhu cầu:
Tầng 1: Nhu cầu sinh lý ( Thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ, …)
Tầng 2: Nhu cầu về an toàn ( Nhà ở, công việc ổn định,… )
Tầng 3: Nhu cầu về xã hội ( Tình cảm, các mối quan hệ, … )
Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng
Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện bản thân
Sau đó 20 năm, tháp nhu cầu được Marslow cùng các đồng nghiệp hiệu chỉnh thành 8 tầng:
Mặc dù vậy phần lớn ngày nay, chúng ta vẫn thường vận dụng
tháp 5 bậc đầu tiên của Marslow.
Để giải thích cách bố trí của mô hình này, Marslow chỉ ra rằng ở tầng cuối cùng là đáy tâm giác có diện tích lớn nhất lý do là vì đây là những
nhu cầu chiếm phần lớn trong cuộc sống của chúng ta cũng như xã hội. Và cũng tương tự như vậy tăng dần lên tầng cao nhất – chính là nhu cầu cao cấp nhất của mỗi chúng ta. Chỉ khi những nhu cầu ở tầng dưới được đáp ứng thì chúng ta mới tiến tới phấn đấu những nhu cầu bậc cao hơn.
Tuy xã hội có nhiều sự phát triển và thay đổi nhưng đến ngày nay tháp nhu cầu Marslow vẫn thể hiện rõ giá trị cốt lõi ban đầu
Ý nghĩa của tháp Marslow
1, Nhu cầu sinh lý ( Thức ăn, nước uống,… )
- Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của một cá thể sống. Với con người nó bao gồm: Tình dục, dinh dưỡng, không khí, nghỉ ngơi,…
- Marslow cho rằng đây là nền tảng cơ bản nhất, nếu những nhu cầu này chưa được đáp ứng thì sẽ không thể xuất hiện những nhu cầu
trên. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi cơ thể đói, buồn ngủ hay mệt mỏi cũng sẽ cản trở và hối thúc chúng ta tìm cách giải quyết nhu cầu này
- Ông bà ta từ xa xưa đã có câu : “ Có thực mới vực được đạo “ là hoàn toàn đúng
- Mặc dù xã hội đã phát triển và tiến bộ rất nhiều tuy nhiên những nhu cầu cơ bản nhất như thế này vẫn còn là vấn đề đối với rất nhiều người.
- Báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực
và Dinh dưỡng trên thế giới xuất bản ngày hôm nay ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019.
- Tình trạng thiếu ăn hoành hành nhiều nhất ở châu Á, nhưng lan ra với tốc độ nhanh nhất tại châu Phi
- Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID toàn cầu như hiện nay khi thế giới đang phải đối mặt với một trong những khủng hoảng
tồi tệ nhất thế kỷ. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, thế giới sẽ có thêm 130 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn kinh niên cuối năm nay.
- Không chỉ ở những quốc gia nghèo kém phát triển
như châu phi mà ngay gần chúng ta, 6 tháng đầu năm 2021, Covid đã khiến 1,1 triệu việt nam rơi vào cảnh thất nghiệp
- Chính phủ mỗi quyết định gia hạn cách ly hay
giãn cách xã hội đều phải dựa vào mức độ chịu đựng của những người công nhân hay tầng lớp lao động nghèo trong xã hội, Nếu giãn cách xã hội quá dài thì tới ngưỡng nào đó những người nghèo sẽ phải tìm mọi cách để kiếm được cái ăn hoặc chịu chết đói.
- Khi phân tích tầng thấp nhất của tháp nhu cầu
Marslow, có thể nhận thấy rằng cuộc sống của chúng ta vốn luôn không công bằng. Khi mà các cơ hội tới những người ở tầng thấp nhất này họ còn chẳng thể với tới được khi bủa vây họ là những hóa đơn hay ngày mai kiếm gì ăn còn chưa biết và khi tai họa tới thì chính những người ở tầng thấp nhất này lại chịu tác động nhiều nhất. Một đứa trẻ đói khát thì có thể tiếp thu được kiến thức gì ? Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp sợ hãi, bị đe doạ về mặt
tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.’
- Do vậy, nếu bạn đã tích lũy đầy đủ hay vẫn có khả
năng cách ly thêm vài ngày nữa thì trong lúc đó có rất nhiều người đang kẹt trong bậc thấp nhất của tháp nhu cầu này.
2. Nhu cầu an toàn
- Ngay khi chúng ta được đáp ứng những nhu cầu cơ bản kia điều tiếp theo chúng ta cần đó chính là sự an toàn.
- Sự an toàn ở đây được thể hiện qua cả ngoại quan lẫn tinh thần.
- Nhu cầu này chính là sự mong muốn của con người được bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các hiểm nguy: Chiến tranh, thiên tai, sinh vật tấn công,…
- Đây cũng là một trong những bậc nhu cầu cơ bản của các loài động vật được thể hiện qua tập tính làm tổ, làm hang, đối với con người có thể là an ninh khu phố, nhà ở, xã hội có pháp luật, bảo hiểm, …
- Qua sự phát triển và thay đổi nhận thức hiện đại nhiều người còn tìm đến “ bảo hiểm “ về tinh thần hay còn được gọi là tôn giáo.
- Các cụ đã nói : “ An cư lạc nghiệp “, quan điểm này quả thực không sai muốn phát triển bản thân thì không được để những việc nhỏ ảnh hưởng đến suy nghĩ.
- Tuy nhiên gần đây có nhiều bạn trẻ có xu hướng không mua nhà mà dùng tiền để tiết kiệm đầu tư, phương án vậy quả thật không sai tuy nhiên các bạn sẽ gặp phải rất nhiều những rắc rối nhỏ nhặt trên con đường đầu tư thành công.
- Trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, họ đã khai thác nhu cầu của khách hàng này rất tốt, có thể kể đến các dự án chung cư cao cấp hay các khu đô thị hiện đại gần đây được quy hoạch xung quanh các thành phố lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiện nghi an toàn, an ninh của giới
trung lưu và thượng lưu. Những dự án này thường được đầu tư an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, các nội quy nghiêm chỉnh rõ ràng mang lại sự an tâm cho khách hàng.
3. Nhu cầu về xã hội
- Cuộc sống của chúng ta vốn luôn gắn liền với xã hội, cộng đồng từ thuở xa xưa tới những thời kỳ tiến bộ. Đây là một loại nhu cầu thể hiện qua quá trình giao tiếp, tham gia hội nhóm, kết bạn, kết hôn, ….
- Tuy được xếp sau 2 loại nhu cầu cơ bản trên tuy nhiên nhu cầu về xã hội luôn thực sự quan trọng đối với đời sống của một con người. Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng chúng ta dễ dàng gặp phải những vấn đề hay tổn thương nghiêm trọng nếu nhu cầu này không được
đáp ứng. Và điều này ngày càng được thể hiện rõ nét hơn khi gần đây chúng ta nhận ra ngày càng nhiều các căn bệnh tâm lý từ thế hệ trẻ tới những người già.
- Đặc biệt ở các quốc gia phát triển với nhịp sống được đẩy nhanh, thời gian, áp lực tăng cao cũng đi kèm với hệ lụy về đời sống tinh thần.
- Nắm rõ tầm quan trọng của nhu cầu này, rất nhiều gia đình đã đầu tư và phát triển cho con cái từ nhỏ với mong muốn xây dựng cho con một môi trường tốt nhất. Hay tại một số công ty ngày nay đã chú trọng hơn tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên, các công ty vẫn thường
xuyên có những hoạt động, sự kiện thúc đẩy nhân viên tham gia vào cộng đồng để giao lưu, giải trí.
4. Nhu cầu được tôn trọng
- Nhu cầu này được thể hiện qua 2 dạng:
+) Nhu cầu được người khác quý mến, tôn trọng
+) Nhu cầu tự trọng, tự tin vào bản thân
- Con người trong suốt quá trình tiến hóa đã và vẫn
luôn muốn thống trị và cạnh tranh với mỗi cá thể khác. Mục đích là chúng ta muốn người khác phải quý trọng, đánh giá cao mình, nhưng thực tế sâu xa hơn chúng ta luôn muốn bản thân mình cảm thấy có giá trị.
- Nhu cầu này thường xuất hiện sau khi nhu cầu về xã hội được đáp ứng
- Khi chúng ta thuộc về một cộng đồng nào đó, chúng ta phải phấn đấu để đạt được vị trí trong cộng đồng đó, như vậy có được sự tôn trọng của mọi người trong cộng đồng là mục tiêu cần thiết.
- Trong mỗi cộng đồng, chúng ta luôn có những cấp bậc khác nhau đồng nghĩa với việc những người ở bậc thấp hơn phải nỗ lực nhiều
hơn để tiến tới bậc cao hơn và cứ như vậy một tổ chức, cộng đồng được vận hành.
- Các chuyên gia marketing đã vận dụng điều này rất tốt khi họ thiết kế một thị trường phân cấp rõ ràng.
Tại sao những người tiêu dùng luôn chạy theo đồ hiệu, tại sao các mẫu iphone luôn cháy hàng khi ra sản phẩm mới. Chúng ta luôn muốn leo lên đẳng cấp cao hơn của thị trường.
Hiển nhiên khi bạn thấy một người dùng chiếc iphone 13 mới ra mắt sẽ có khả năng cao là giàu có và tài giỏi hơn người vẫn đang sử dụng một chiếc smartphone ít tên tuổi hơn như oppo hay lumia.
Cái chúng ta muốn ở đây đó chính là sự ngưỡng mộ, chú ý của người khác.
Tuy nhiên ngày nay nhu cầu này đã biến tướng và trở thành một số hệ quả xấu của xã hội. Quý 3 năm 2021, hàng loạt các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay cả Mỹ đều ghi nhận mức nợ xấu khủng khiếp khi nguyên nhân chính đến từ thói quen tiêu xài của người trẻ tuổi. Với một số người cuộc sống hưởng thụ, đánh bóng bản thân quan trọng đến mức họ sẵn sàng vay thêm số tiền gấp 3-4 lần số họ có thể chi trả chỉ để mua một số sản phẩm thương hiệu rồi sống ảo trên mạng,khoe mẽ với bạn bè trong khi thực tế họ không cần những thứ như vậy.
Nắm được xu hướng này, một số thương hiệu lớn còn mở ra dịch vụ cho thuê sản phẩm để sống ảo hay phong trào mua chung đồ hiệu ở Trung Quốc.
Các công ty bán hàng đa cấp cũng xuất hiện ngày một nhiều cũng bởi vì họ đánh được vào nhu cầu “ cái tôi “ của mỗi người.
Cho dù bạn có là một nông dân, một người về hưu hay chỉ là thất nghiệp khi bạn tham gia vào mô hình đa cấp bạn sẽ được tôn vinh, bạn sẽ được ban cho “ Vị trí “ quan trọng trong tập đoàn đó, và họ sẽ khiến bạn muốn leo lên vị trí cao hơn nữa cho nên nhiều người cứ lăn xả vào.
Tuy nhiên không phải chỉ có những tiêu cực, Maslows đã chỉ ra rằng nhu cầu tôn trọng chính là gốc rễ của động lực và nghị lực thúc đẩy chúng ta tiến tới thành công.
Nếu chúng ta vận dụng một cách đúng đắn, không khó để biến “ cái tôi “ trở thành động lực thúc đẩy.
Một đứa trẻ trong môi trường toà học sinh giỏi sẽ buộc phải trở nên giỏi hơn ( ít nhất là giỏi hơn trước khi vào trường ). Cũng như vậy, trong một môi trường xấu, toàn những học sinh kém, một đứa
trẻ khó có thể phấn đấu để trở thành học sinh giỏi được.
5. Nhu cầu được khẳng định bản thân
- Đây là nhu cầu đạt cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, đồng nghĩa với việc nhu cầu càng cao con người càng hướng tới cuộc sống hạnh phúc, hoàn hảo
- Maslow để mô tả nhu cầu này bằng một câu: “ self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do “ “ có thể hiểu đơn giản là mỗi cá nhân luôn khao khát được sử dụng hết khả năng, tài năng của mình để khẳng định bản thân, để đạt được những thành quả mà mình thực sự mong muốn.
- Có rất nhiều người mặc dù đã đi đến cuối sự nghiệp của mình tuy nhiên lại hối tiếc vì mình đã không làm được những gì bản thân thực sự mong muốn. Cũng có nhiều người mặc dù đang ở vị trí rất
cao, họ rất giỏi trong một lĩnh vực nào đó tuy nhiên họ vẫn từ bỏ để thực hiên ước mơ, hoài bão thật sự của mình
- Thần đồng người Hàn Quốc KimUng Young sinh năm 1962 – là người có chỉ số IQ cao nhất hàn quốc lúc bấy giờ ( IQ 210 ). Ông thông thạo tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật từ
khi còn rất nhỏ. Không những thứ khi mới chỉ 8 tuổi ông còn đã được NASA mời về Mỹ đã học. Tuy nhiên chỉ sau 10 năm, ông đã bỏ đi sự nghiệp khoa học vĩ đại của mình để về quê làm giảng viên đại học.
Lý do là bởi vì cuộc sống của một thiên tài không phải là cuộc sống mà ông mong muốn, ông cảm thấy đã đánh mất chính mình khi đặt chân vào NASA.
- Mỗi một người có một tố chất đặc biệt, Maslow muốn chỉ ra con người chỉ thực sự đạt tới đỉnh cao của nhu cầu khi họ tìm thấy chính tố chất của mình. Một cậu bé công tử sinh ra trong gia đình giàu có không thể hài lòng với cuộc sống của một nông dân hoặc một nhà toán học cầm bút không thể cạnh tranh được với anh thợ hồ cầm xẻng trong công việc xây dựng.
- Albert Einstein từng nói: “ Ai cũng là thiên tài, nhưng nếu đánh giá con cá qua khả năng trèo cây của nó thì cả đời nó mãi luôn thấp kém “
“ Mình là cá, việc của mình là bơi “ - Takeshi Furukawa
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất