Tháp nhu cầu Maslow liệu có đúng khi phân theo cấp bậc?
Nghiên cứu cho rằng, các nhu cầu xã hội và việc thể hiện bản thân là quan trọng, ngay cả khi những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất không được đáp ứng.
Nhu cầu có thể thay đổi tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh. Ví dụ, nhu cầu của một người trẻ tuổi có thể khác với nhu cầu của một người già, nhu cầu của một người sống trong thành phố có thể khác với nhu cầu của một người sống ở nông thôn, nhu cầu của một người có thu nhập cao có thể khác với nhu cầu của một người có thu nhập thấp.
Nhu cầu là một động lực quan trọng thúc đẩy hành vi của con người. Khi nhu cầu không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực. Khi nhu cầu được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc và có thể dẫn đến những hành vi tích cực.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Illinois đã thử nghiệm hệ thống phân cấp này. Và họ cho rằng, việc đáp ứng các nhu cầu có mối tương quan chặt chẽ với hạnh phúc. Nhưng các nhu cầu xã hội và việc thể hiện bản thân là quan trọng, ngay cả khi những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất không được đáp ứng.
Mặc dù những nhu cầu này có thể là động lực mạnh mẽ cho hành vi của con người, nhưng chúng không nhất thiết phải ở dạng thứ bậc như Maslow đã mô tả. Nên mình sẽ không phân cấp các nhu cầu như tháp Maslow, mà sẽ chia các nhu cầu theo 3 phần: Thân, Tâm và Tuệ.
Thân
1. Nhu cầu sinh lý: Muốn được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản: ăn uống, ngủ nghỉ, thời trang, tình dục,..
Tâm
2. Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu cần thiết để bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm, bao gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn về tài chính,.. 3. Nhu cầu xã hội: mong muốn mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, có mạng lưới bạn bè, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng nào đó,.. nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia. 4. Nhu cầu được tôn trọng: là những nhu cầu cần thiết để cảm thấy tự tin, có giá trị và tôn trọng bản thân hơn, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống, bao gồm sự tôn trọng từ bản thân, sự tôn trọng từ người khác, danh tiếng, địa vị. 5. Nhu cầu tự thể hiện: là nhu cầu cần thiết để phát triển và hoàn thiện bản thân. Khi muốn được người khác thấy được trí tuệ, tiềm năng và sự phát triển của mình, họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn đam mê cũng như tìm kiếm được những giá trị thực của bản thân. Nhu cầu này có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người.
Tuệ
6. Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu về việc tò mò, tìm hiểu, mở rộng kiến thức. 7. Nhu cầu thẩm mỹ: Đây là nhu cầu về việc tìm kiếm cái đẹp, đó có thể là thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc, cảnh quan,.. 8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã: Nhu cầu này được thúc đẩy bởi những giá trị vượt ra ngoài bản thân, nhận thức và theo đuổi những giá trị vô hình, mang tính tâm linh, khám phá những khái niệm thần bí, kết nối với thế giới tự nhiên xung quanh.
Tham khảo: Học viện quản lý PACE
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất