Hồi bé khi học văn, bọn mình hay được học về thành ngữ tục ngữ ca dao... Bà với mẹ mình khi nói chuyện cũng hay dùng thành ngữ tục ngữ, nhất là khi để so sánh hay cảm thán gì đó. Văn học và báo chí cách đây khoảng chục năm cũng dùng khá nhiều. Nói chung là có thể thấy yếu tố này xuất hiện ở rất nhiều nơi :D

Nhưng mà dạo gần đây, người trẻ nói chuyện với nhau ít dùng thành ngữ tục ngữ, mà hay xài từ lóng nhiều hơn. Báo chí cũng càng ngày càng trực tiếp, ít ví von, ít sử dụng yếu tố văn học dân gian rồi...

Mình không hiểu vì sao điều này lại xảy ra? Nghĩ một lúc, mình nghĩ đơn giản là do giờ chẳng ai hiểu và cảm thấy gần gũi, có mối liên hệ với thành ngữ tục ngữ nữa. Rất nhiều câu gắn với ruộng đồng, cuộc sống người nông dân, hoặc thân phận phụ nữ phong kiến..., trong khi giờ xã hội cũng thay đổi nhiều nên thành ngữ tục ngữ vốn quen thuộc sẽ trở nên xa lạ. Ví dụ như riêng câu "Cò bay thẳng cánh" thôi. Chắc trẻ em thành phố sẽ chẳng hiểu gì, vì có biết hình ảnh cánh đồng rộng ra sao đâu, có hình dung ra nó phải rộng như thế nào mới khiến cò bay thẳng cánh cũng chưa hết... (à, cái này là mẹ mình giải thích ngày xưa, không biết có sai không nhỉ xD)

Mình cảm giác như việc "không hiểu" chỉ là một phần nguyên nhân, nhưng nhất thời chưa nghĩ ra còn lý do nào khác.