Trong tất cả các cấp học thì đại học chắc chắn là một môi trường giúp chúng ta từng bước trưởng thành và rèn giũa nhiều thứ nhất. Đại học chính là nơi giúp chúng ta có thêm nhiều trải nghiệm qua việc tham gia câu lạc bộ trên trường cũng như lựa chọn đi làm thêm. “Đại học chứ không học đại”, nếu như tính kỷ luật đã tôi luyện chúng ta ngay từ những ngày tháng còn là học sinh thì đại học càng giúp chúng ta hiểu ra nhiều thứ xoay quanh việc học mà còn cả về nhiều kĩ năng khác nhau. Người chọn tham gia câu lạc bộ là người sẽ cực kì có nhiều kỉ niệm hơn bao giờ hết và nâng cao được sự gắn kết của mình với mọi người trong khi người chọn làm thêm sẽ thường theo xu hướng họ muốn có trải nghiệm thực tiễn nhiều hơn để tương lai có một cuộc sống ổn định.
1. Tham gia câu lạc bộ
Các trường đại học hiện nay đều có rất nhiều câu lạc bộ đa dạng về các mảng: tình nguyện, học thuật, giải trí; vì vậy mà các câu lạc bộ tại trường đại học rất thu hút các bạn sinh viên năm nhất. Các câu lạc bộ sẽ thường trải qua các vòng như điền đơn đăng ký, phỏng vấn và vòng teamwork là tuyển chọn gắt gao nhất vì đây là yếu tố quyết định về chất lượng sản phẩm cuối cùng và để cân nhắc ai sẽ phù hợp với câu lạc bộ. Điều hạnh phúc nhất là khi bạn chưa có cơ hội tiếp xúc với câu lạc bộ nào hồi cấp 3 nhưng lên đại học bạn được trải nghiệm cảm giác hoàn thành các nhiệm vụ, những khoảng thời gian chạy sự kiện, gặp gỡ được những người giỏi giang trong câu lạc bộ và có thêm nhiều người bạn thú vị. Ngày xưa tính mình khá là thất thường khi từ cấp 2 đến cấp 3 mình không có hứng thú gì với văn nghệ dù trước đây cấp 1 mình rất là thích thú dù được mời hay không, có bị chê hay không bị chê. Nhưng lên cấp 2 có lẽ do phương pháp học khiến mình phải thay đổi và mình dường như sống khép kín nên tính mình chỉ khi có ngẫu hứng thì mới hát không thì thôi. Kiểu như mình dần thích làm mọi thứ mình muốn và không quan tâm về việc đăng ký tham gia gì ngoài việc học nên thanh xuân thời học sinh của mình chỉ đọng lại nhất là những lúc mà đi chơi với mấy người mà mình gọi là bạn bè thân thiết cũng như âm nhạc chính là người bạn chữa lành của mình mỗi khi mình không tìm được tiếng nói chung với phụ huynh, bất cứ mối quan hệ bạn bè hay mập mờ một cách toxic nào, hoặc thậm chí là kết quả thi không như mong muốn. Và đó chính là động lực để mình lên đại học thì bản thân mới có ý định tham gia câu lạc bộ dù cuối cấp 3 các câu lạc bộ trường mình mới được thành lập. Lên đại học dường như mình cũng ít người ghét mình và ngược lại nên mọi rắc rối chỉ xoay quanh với người học khác trường, cùng quê nên mình không bao giờ hối hận khi chọn theo học tại ngôi trường đại học mình mơ ước từ cấp 3. Và rồi mình đã tìm hiểu một tổ đội tình nguyện, hai câu bộ học thuật theo đúng nguyện vọng của bản thân nhưng riêng tổ đội mình tạch từ vòng phỏng vấn chỉ vì chủ quan không tìm hiểu kĩ thông tin, cách thức hoạt động, ban mình đăng kí từ tổ chức đó nên từ lúc tham gia hai câu lạc bộ học thuật mình đã rút kinh nghiệm hơn và đỗ được như ý muốn. Khoảng thời gian năm nhất mình không ngại đi đi lại lại mỗi lần tham gia câu lạc bộ hay chạy sự kiện nhưng mà có một lần tham gia một câu lạc bộ học thuật cũng không được bao lâu thì mẹ mình khá phàn nàn về việc mình chạy sự kiện muộn nên mình có tiếc nuối khi không có bức ảnh kỷ niệm nào với câu lạc bộ đó và điềm sau đấy cũng từ đây mà ra. Có một khoảng thời gian mình mất acc chính chưa lấy lại được nên mình khá suy sụp tinh thần suốt một tháng trời và sau khi lấy lại được thì mình mới suy nghĩ kĩ lại vì mình thấy không thể cân bằng được việc tham gia hai câu lạc bộ cùng một lúc và việc học ngày càng nặng nên mình xin rời. Tuy nhiên sau này mình vẫn giữ mối quan hệ tốt với các thành viên còn trong câu lạc bộ và cả cựu lẫn thành viên gen mới sau này. Quay trở lại với câu lạc bộ sách thì sang năm hai đại học mình lên chức mới trong tổ chức này và nhiều bỡ ngỡ vì cả năm nhất không biết cảm giác “chạy deadline” ở ban mình như nào, may thay có sự giúp đỡ của anh chị và góp ý của chủ nhiệm mình đã cố gắng hơn và có một nhiệm kì đáng nhớ. Và từ sau sinh nhật 6 tuổi của câu lạc bộ mình càng vui hơn khi có thêm những người bạn chất lượng, thậm chí có một người không phải trong câu lạc bộ mình mà là người mình thích đã đến xem chung kết sự kiện câu lạc bộ mình để ủng hộ vì bạn ấy từng tham gia vòng 1 cuộc thi sự kiện đó. Qua trải nghiệm gắn bó với câu lạc bộ như vậy mình mới nhận ra rằng tham gia câu lạc bộ sẽ giúp cho chúng ta có kinh nghiệm làm việc nhóm tốt hơn khi học các môn trên lớp, có thêm những người bạn cùng đồng cảm, vượt qua nỗi sợ hãi ngay cả khi bị dí deadline và đôi khi còn có thể hỗ trợ được các ban khác trong các hoạt động nội bộ, dần dần hiểu đặc thù của ban và truyền kinh nghiệm cho các em về sau. Nhờ vào câu lạc bộ mình đã sống cởi mở hơn với tất cả mọi người dù là xã giao hay thân thiết, có thêm những kỷ niệm vui qua những kèo nhỏ và tự hào khi được giới thiệu về câu lạc bộ qua các chuỗi sự kiện, talkshow nho nhỏ, tích lũy thêm kĩ năng tin học văn phòng, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng quản lí thời gian và cũng không phải quá lo về định hướng việc làm vì mình nhận thấy rằng dù một câu lạc bộ có làm vì lợi nhuận hay không thì chúng ta cũng sẽ nhận được lời góp ý từ các anh chị đã từng là cựu thành viên và nhờ vậy mà mình định hướng dễ dàng cho bản thân và biết được mình phù hợp làm gì nên mình hoàn toàn không thích những quan điểm mà vào câu lạc bộ lãng phí thời gian nhất là lúc đi họp => đi họp là trách nhiệm chứ không phải bắt ép vì người lo lắng nhất cho một tổ chức chính là ban chủ nhiệm và nếu một tổ chức không có sự đoàn kết thì sẽ không thể lâu bền được; tham gia câu lạc bộ vô ích, không kiếm ra được tiền => nhưng tại sao chúng ta không tự hỏi ngược lại là tiền nhiều mang lại hạnh phúc và liệu chúng ta có tiêu tiền đúng cách khi đưa ra những lời như vậy chưa, biết là không phải lợi nhuận nhưng nếu như chúng ta lao vào đi làm mà chúng ta không biết kiểm soát tốt về cảm xúc, thời gian thì nó cũng không giải quyết được gì, vì đơn giản các kĩ năng trong câu lạc bộ cũng sát với thực tế chúng ta trải nghiệm. Đôi khi mình không thích đôi co với những kẻ có tư tưởng nông cạn về việc tham gia câu lạc bộ như thế vì học thức có cao đến hạng bậc mấy thì sau làm họ làm cha, làm mẹ có con muốn vào câu lạc bộ rồi cấm cản vậy cũng là điều hết sức không đáng để hành xử như vậy. Lấy ví dụ thực tế, mình có một người chị cùng câu lạc bộ cũ với mình đến bây giờ chị ấy ra trường rồi vẫn tình cảm, quan tâm các em còn trong câu lạc bộ hơn cả mình, thành tích học tập khủng ngoài kiếm thu nhập từ học bổng thì chính câu lạc bộ mình cũng có những người làm thêm trực lễ tân ở thư viện giới thiệu về việc tuyển thêm người làm nên chị ấy cũng tham gia nhiệt tình, ngoài ra chị ấy còn tham gia hai tổ đội/ câu lạc bộ học thuật nữa và còn làm quản lí một trang web cung cấp các tài liệu ôn thi cho sinh viên trong trường nên để mà nói đó là người chị mình ngưỡng mộ nhất vì làm gì cũng có tâm huyết tới cùng. Vậy nên với những ai chưa có kinh nghiệm gì thì việc tham gia câu lạc bộ không phải lựa chọn sai và nhờ vào câu lạc bộ mình có thêm nhiều niềm vui và trải nghiệm đáng nhớ để ứng dụng vào trong cuộc sống sau này.
2. Đi làm thêm bán thời gian/ toàn thời gian
Dần dần mình nhận ra rằng đích đến của việc đi làm thêm vẫn chính là có trải nghiệm, hiểu được kĩ giá trị của đồng tiền xương máu như nào chứ không phải là bươn chải sớm hay không. Tuy nhiên nếu làm thêm giúp cho chúng ta tự tin hơn và thoát khỏi mác bao bọc trong mắt người lớn thì điều này lại tích cực biết bao. Hầu hết những người bạn mình gặp họ đều chọn làm thêm thay vì câu lạc bộ, nếu người có phần thực dụng hóa hơn thì họ cần tiền hoặc là họ muốn nhiều tiền hơn để phụ giúp gia đình chẳng qua cách thể hiện qua lời nói của họ như vậy lại không có sự tinh tế. Nếu như chúng ta nghĩ đơn giản hóa hơn thì làm thêm chính là dựa theo ý muốn của bản thân, không có ai ép chúng ta phải làm, không có ai bắt chúng ta phải làm ngắn hạn hay dài hạn, càng làm thử hay thật sẽ biết hợp hay không hợp. Đôi lúc chọn nhầm, chọn đúng mà gắn bó trong một thời gian dài giống như một món đánh cược đầu tiên trong cuộc đời, công việc đó làm bạn vui trong quãng thời gian làm khi bạn có thêm người tán gẫu cùng hoặc tính chất công việc hay bạn sẽ rất vui còn ngược lại nó làm bạn dày vò vì mãi lương chưa đến, nặng nề KPI hay không hợp yêu cầu lúc làm bạn sẽ rất chán nản và muốn bỏ cuộc. Xét đến môi trường đại học ở Việt Nam, tỉ lệ các bạn sinh viên thậm chí là học sinh cấp 3 bắt đầu đi làm thêm chiếm rất cao và điều này cũng giúp chúng ta trưởng thành hơn nhiều nếu đi làm chính thức sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, học nghề, thậm chí là đi nghĩa vụ với con trai hay không học lên đại học, cao đẳng để đi làm thêm theo quyết định của bản thân hay hướng nghiệp của người nhà. Mẹ mình vẫn luôn dặn hãy chọn công việc làm thêm mà mình vận dụng chất xám hơn chân tay, tuy nhiên phải rèn giũa cả về ý thức, thái độ. Mình từng trải qua 3 công việc làm thêm đều không trong thời gian quá lâu cho lắm: không lương ( 3 tháng ) - sales nên đòi hỏi KPI cao, có lương ( 1 tháng - 3 tháng chờ đợi giao việc) - nhân viên xử lí dữ liệu thư viện, có lương (gần 1 tháng) - vị trí thực tập nghiệm thu khóa học. Công việc cuối chắc chắn mình shock nhất vì lần đầu biết rằng kí hợp đồng không có nghĩa là mình gắn bó với chỗ đó trong thời gian đúng hợp đồng vì không phải vị trí nhân viên chính thức nên họ vẫn điều chỉnh nhân sự, và điều may mắn là mình vẫn nhận được công thù lao tính đúng theo số ngày đăng kí lúc còn làm. Nhờ chỗ làm này mình mới nhận ra rằng đôi khi mình cần tiếp thu và học hỏi cả đồng nghiệp chứ không phải cứ theo ý mình là hay, và cũng cảm nhận rằng dù làm đâu cũng vậy kể cả huyện hay thành phố, thái độ quyết định trước năng lực dù mình có chăm học trên trường đến đâu. Vậy nên nhờ quan sát những người bạn làm thêm trong thời gian lâu dài và kiếm được thu nhập đều đều, “flex” bla bla trên story thì mình sẽ rút ra những công việc mà học sinh, sinh viên hay trải nghiệm (đặc biệt người mang số chủ đạo 4, 6, 8, 9, 10 “đếm tiền mỏi tay hơn cả việc bị phạt chạy bền 4-5 vòng sân trường”):
1. Cộng tác viên bóng đá
2. Gia sư các loại môn học
3. Trợ giảng, giảng viên các trung tâm
4. Nhân viên VinMart
5. Bán hàng online
6. Nghề shipper
7. Nhân viên marketing công ty Thần số học, tarot 
8. Lễ tân khách sạn
9. Cộng tác viên chạy affiliate
10. Mẫu ảnh
Mình cảm thấy sinh viên ngoài những công việc như trên thì các bạn sinh viên muốn có cơ hội làm việc tốt sẽ hướng đến apply vị trí thực tập cho các công ty, doanh nghiệp lớn vì vậy ở những tổ chức này song song hỗ trợ dấu thực tập và take care kĩ các nhân sự của họ. Và mình cảm thấy làm thêm sẽ có ích không chỉ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn muốn giúp đỡ gia đình mà còn với những ai muốn có thêm trải nghiệm thực tế để đi làm và thậm chí là có rất nhiều bạn sinh viên cân bằng được cả việc tham gia câu lạc bộ và làm thêm suốt thời sinh viên. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và điều chúng ta cần làm là xếp thời gian làm thêm sao cho không ảnh hưởng đến việc học và trau dồi sức khỏe bản thân là điều tốt nhất để làm mọi thứ, mình tin dù bạn có thích làm thêm hơn câu lạc bộ thì chúng ta hãy có cái nhìn tổng quát và thực tế về cả hai điều này và không nên vì thất bại ở việc câu lạc bộ hay làm thêm mà mình quay ra trách móc tổ chức đó vì như vậy cũng chính lúc đấy bạn đang hạ thấp chính giá trị bản thân của bạn và dắt mũi những người nông cạn đi theo vết đổ của giá trị mà bạn tạo ra.
3. Kết luận chung
Tham gia câu lạc bộ và làm thêm thời đại học là điều nên làm vì mỗi trải nghiệm chúng ta nhận được đều quý giá trong cuộc đời và quan trọng rằng hiệu quả đem đến hay không là do mình và việc làm sao để cân bằng được mọi thứ cũng như sức khỏe vẫn luôn là yếu tố hàng đầu quyết định đến những gì chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện. Vậy nên dù chúng ta lựa chọn bắt đầu từ đâu thì hãy học cách lắng nghe cảm xúc của chính mình, hỏi ý kiến từ mọi người nhiều hơn và qua đó chúng ta sẽ dần dần có những điều mà chúng ta cảm nhận và khó quên khi đã quyết định đích cuối cùng là gì, làm sao để phân biệt thực tế với thực dụng và chỉ khi suy nghĩ thoáng hơn về cả hai việc này chúng ta sẽ thấy rằng những trải nghiệm như vậy thời sinh viên sẽ đáng nhớ hơn bao giờ hết vì đi học vẫn đem lại cảm giác hồn nhiên, vô lo vô nghĩ hơn so với lúc đi làm chính thức như phụ huynh của mình. Bạn chỉ sống một lần trên đời, hãy làm những điều gì mình thích và biết giới hạn của mình ở đâu để biết cuộc đời này thành một những món ăn ngon ý nghĩa.