Tôi bắt đầu đọc cuốn thăm dò tiềm thức của Carl Jung khi mà có khá ít kiến thức về phân tâm học nên tôi tiếp thu khá chậm. Và chưa hiểu hết về nhân sinh quan của C.Jung. Nên tôi tạm khái quát phần này, chắc sẽ có người cần đến. (Lưu ý sẽ có nhiều phần tôi viết thêm vào theo cách hiểu và biết của mình. Mục đích nhìn nhận rõ hơn)
Mô hình tâm trí topo của Freud (cha đẻ của phân tâm học)
Tầng trên cùng. Conscious: ý thức. Những suy nghĩ được tiếp nhận bằng ngũ quan
Tầng thứ 2. Preconscious: tiền ý thức. Là những gì không được ý thức tiếp nhận. Vd: tôi đang tập trung đọc một cuốn sách trong quán cafe. Thì những trang sách là ý thức, còn những người hay sự vật xung quanh không được tiếp nhận sẽ chìm vào tiền ý thức. Tuy nhiên ta vẫn chưa hoàn toàn quên được và đôi lúc vẫn có thể tập trung và nhớ lại. 
Tầng thứ 3. Unconscious: Vô thức. Là những gì chúng ta hoàn toàn quên, và chúng chìm từ tiền ý thức vào vô thức. Và những ký ức bị đè nén. 
Ego: bản ngã. Là ham muốn cá nhân. Một vài khía cạnh nào đó trong tính cánh, áp lực lên tính cách khiến hành động theo bản năng nguyên thủy hoặc ham muốn cơ bản nhất.
Superego: siêu bản ngã, siêu ngã. Cũng là góc nhìn cá nhân lên mọi thứ nhưng mang tính toàn thể. Cấu thành đạo đức, lương tâm. 
(theo mình hiểu nó chỉ mang tính toàn thể, và bản chất nó vẫn là sự xuất phát từ ngã hoặc bản ngã)
ID(cái nó): Bản năng, nhân cách nguyên thủy. 
Mô hình và học thuyết tâm trí của C. Jung cũng chia thành 3 phần tương tự với Freud tuy nhiên thành cấu tạo nên tâm trí gồm: bản ngã, vô thức cá nhân, vô thức tập thể.
Tầng trên cùng. Theo Jung, bản ngã là đại diện cho tâm trí tỉnh thức vì nó bao gồm suy nghĩ, ký ức và cảm xúc mà chủ thể nhận thức rõ ràng. Bản ngã phần lớn chịu trách nhiệm cho những cảm xúc thuộc về bản dạng và sự liên tục của tính cách. (Jung gộp cả ý thức và bản ngã vào một. Tức là ý thức bị chi phối bởi bản ngã hoặc cũng có thể là sự song hành của cả ý thức và bản ngã tạo thành một thực thể thống nhất.)
Tầng thứ 2. Vô thức cá nhân tương tự với vô thức của Freud. Là những gì bị lãng quên và đè nén hay chìm xuống vô thức từ mức ý thức. Năm 1933 Jung mô tả đặc điểm quan trọng của vô thức cá nhân là phức cảm. Trong đó phức cảm là một tập hợp của suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, và ký ức tập trung vào một khái niệm đơn lẻ.
Tầng thứ 3. Vô thức tập thể có phần giống với siêu bản ngã và bản năng. Tuy nhiên Jung nhấn mạnh thêm các ký ức ẩn tàng và cả quá khứ tiến hóa. “là một dạng thế giới mà chủ thể sinh ra và cũng tồn tại trong chủ thể một cách bẩm sinh, như một kiểu ảo ảnh). Vd những nỗi sợ thường hằng, bóng tối, lỗ, hay những con vật như rắn, nhện…
Học thuyết của Jung được cho là mang tính phương Đông, có phần huyễn hoặc và giả khoa học. 
 Tóm tắt thăm dò tiềm thức
Chương 1: Sự quan trọng của giấc mơ
1 Biểu tượng (symbol)
Biểu tượng ở đây sẽ được Jung chia làm hai loại:
Những biểu tượng không có ý nghĩa như các tên bảng hiệu, logo, phù hiệu,... Những biểu tượng này thực chất không có ý nghĩa cốt lõi mà chúng ta chỉ đang gán thêm cho nó một ý nghĩa. (loại biểu tượng này sẽ được loại bỏ và không nhắc đến nữa).
Những biểu tượng có ý nghĩa nó là những hình ảnh, tên gọi quen thuộc nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào những ý nghĩa ước định của nó. Vd như búa hai lưỡi ở đảo Crete; biểu tượng đại bàng, sư tử, bò; bánh xe luân hồi; hình thập tự,...Và còn rất nhiều các biểu tượng của tôn giáo hay bộ tộc khác nữa.
Ý nghĩa của những biểu tượng này hiện nay vẫn còn tranh luận và khai thác.
Đa số những biểu tượng điều sẽ có những thứ nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và chúng thường mang theo một hình ảnh là “thần linh”, tuy nhiên con người không thể xác định như thế nào là “thần linh”.
Nguyên nhân con người tạo nên tác biểu tượng trên thế giới hầu như thuộc về những điều vượt ra khỏi tầm hiểu biết của con người, bởi vậy chúng ta luôn dùng những hiểu tượng để hình dung khái niệm mà chúng ta không thể định nghĩa và hiểu biết đầy đủ. Mang một tính ngẫu nhiên và phi ý thức.
2 Tiềm thức
(tạm hiểu tiềm thức là bao gồm vô thức cá nhân và cả vô thức tập thể) 
Sự tri giác của chúng ta không thể nhận biết được toàn bộ. Bị hạn hẹp bởi các giác quan. Và vì vậy chúng ta còn phải tri giác thế giới bằng tiềm thức. 
Trước hết chúng ta phản ứng với các hiện tượng, bằng sự kích thích thị giác, thính giác, những cảm giác ấy được chuyển từ bên ngoài tâm trí và tạo thành thực thể tâm thần.
Ta không thể biết được những tính chất của thực thể tâm thần vì chính psyche cũng không thể biết được tính chất của nó. 
*Réalité psychique: thực thể tâm thần là sự khác biệt với thực tại vật chất. Nó tương ứng với cuộc sống tưởng tượng, mong muốn của con người. Tương ứng với giấc mơ, tưởng tượng và những mong muốn vô thức (theo Freud)
*Psyche: theo chú thích của bản dịch “Jung dùng để chỉ toàn bộ những tác động ý thức và tiềm thức, và được dùng theo một nghĩa rộng hơn là tâm thần). Hiểu rõ hơn thì psyche ở đây chỉ toàn bộ quá trình tâm linh, trong cả linh hồn và tâm hồn.
(Theo tôi tạm hiểu nó là mạng căn (jvitindriya), sự sống.)
Những sự kiện mà ta ý thức được còn có những khía cạnh mà ta không ý thức được, ngoài ra còn phải nói đến những sự kiện mà trí óc ta không ghi nhận một cách có ý thức những tiềm ta đã ghi nhận, và như thế, chúng ở dưới làn mức ý thức.
(Ý này giống với khái niệm tiền ý thức. Và cũng nằm trong tiềm thức.) 
(Những sự kiện không được tiền ý thức ghi nhận sẽ vẫn lưu giữ). Tuy rằng từ lúc khởi thủy ta không cho rằng những sự kiện ấy có sinh lực và tầm quan trọng đối với cảm xúc của ta nhưng sau này chúng sẽ âm thầm sống lại trong tiềm thức như một ý tưởng phụ thuộc. Và ý tưởng ấy có thể xuất lộ dưới một giấc mơ. 
Psyche không thể đồng nhất hóa với ý thức và nội dung của ý thức. 
Psyche của chúng ta là thuộc về thiên nhiên và sự bí mật của nó không có giới hạn nào. bởi vậy chúng ta không thể định nghĩa được thiên nhiên, cũng như không thể định nghĩa được psyche.
(Con người quá tập trung vào ý thức mà không quan tâm đến tiềm thức.)
3 linh hồn. 
Ý thức là một thứ mới mẻ mà con người mới sở đắc được và bây giờ vẫn còn đang trong giai đoạn thí nghiệm (mình hiểu là phát triển). Ý thức con người thật quá dễ tổn thương và đe dọa bởi nhiều hiểm họa vì thế con người còn bị những chứng rối loạn tâm thần. Các dân tộc cổ sơ gọi là “mất linh hồn” đúng hơn thì là bị phân tán.
Nghĩa là linh hồn của chúng ta vẫn chưa thống nhất hẳn. Trái lại, nó luôn như muốn bị gián đoạn vì những xúc động không kiểm soát.
Cái mà ta gọi là trình độ văn hóa cao, thực ra, tâm trí con người ta cũng chưa đạt được một trình độ liên tục mĩ mãn. Tâm thần người ta vẫn còn bị tổn thương và dễ bị phân đoạn.
Sự phân tách linh hồn này được nhà nhân chủng học trứ danh người Pháp Levy-Bruhl gọi đó là sự tham dự thần bí. Khi một phần linh hồn rừng rú nhập vào một con thú hoặc một cái cây, nếu cái cây hay con thú có cùng một tâm thần với con người. Hoặc nếu linh hồn không bị phân đoạn thì con người có thể liên kết với nhiều phần thiên nhiên ngoài kìa. VD: con người có trùng linh hồn rừng rú với cá sấu thì có thể bơi chung với cá sấu.
Ngoài thực thế thì khả năng tách rời một phần tâm trí ra khỏi toàn thể lại là một đặc điểm rất quan trọng nhờ khả năng ấy chúng ta có thể chú ý riêng một sự vật. Nhưng cũng đồng nghĩa ta sẽ loại bỏ một phần linh hồn ra ngoài.
Trong trường tập trung nhất điểm chính một sự chinh phục của con người văn minh. Ngược lại nếu loại bỏ một phần linh hồn ra ngoài, ngoài ý muốn sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh.
(phần này tôi nghĩ tác giả muốn nói đến con người chưa thật sự tiến hóa đến mức toàn vẹn giữa tâm tri và linh hồn)
4 Giấc mơ
Sigmund Freud là người đầu tiên thăm dò bình diện tiềm thức. Ông đã dùng giả thiết giấc mơ không phải là do sự ngẫu nhiên mà có, mà là có sự liên lạc với tư tưởng và những vấn đề mà ta ý thức được.
Những triệu chứng suy nhược thần kinh đều liên lạc tới một kinh nghiệm của ý thức. Những triệu chứng ấy là sự bộc lộ những khu vực bị phân đoạn và mất ý thức trong tâm trí ta; đến một lúc khác và với những điều kiện khác, những khu vực phân đoạn trở lại ý thức. Những triệu chứng thần kinh này thực ra đều biểu lộ ý nghĩa kín đáo. Đó là một biểu lộ của tiềm thức cùng như trong giấc mơ vậy. 
Freud cho rằng những hình ảnh, biểu tượng trong giấc mơ sẽ liên quan đến một ý nghĩa tương tự ở hiện thực. VD một người lên cơn suyễn -> không khí gia đình khó ở, một người khác chân tê liệt -> không tiếp tục sống như vậy được,... 
(phương này gọi là hội ý tự do)
Và những hình tượng trong giấc mơ nó còn đa tạp hơn nữa. vậy nên khi áp dụng hội ý tự do vào thì ta sẽ xếp thành mấy lược đồ chính yếu. (một chuỗi sự kiện và những ý nghĩa liên quan nhau)(đoạn này tóm tắt theo ý mình)
(Tuy nhiên C.jung cho rằng nếu sử dụng “hội ý tự do” thì sẽ đưa chúng ta ra xa khỏi những hình ảnh, biểu tượng mà giấc mơ mang lại. Vậy nên cần chú trọng hơn đến hình thức và nội dung giấc mơ chứ không nên để cho sự hội ý tự do và sự tìm hiểu liên lạc ý tưởng lôi kéo mình đến chỗ tìm hiểu mặc cảm.)
Kỹ thuật mới của tôi (Jung) phải kể đến tất cả những khía cạnh rộng lớn và đa tạp của giấc mơ (khai thác ý nghĩa qua nhiều góc nhìn trong giấc mơ).
Một câu chuyện do ta ý thức hẳn hoi mà kể lại sẽ có nhập đề, tình tiết và kết luận. Giấc mơ thì không thế. Kích thước không gian và thời gian của giấc mơ hoàn toàn khác biệt. Muốn hiểu ta phải xem xét mọi mặt cũng như ta xem xét một vật lạ, cần phải lật đi lật lại mãi cho đến khi ta quen thuộc với mỗi chi tiết hình dáng của nó.
VD: Một hành động giao cấu có thể tượng trưng bằng nhiều hình ảnh khác nhau vì người nằm mơ thấy mình cầm chìa khóa đút vào ổ khóa, cầm một cái gậy, hay dùng một cái vô để phá cửa.
Mỗi đồ vật đều có thể tượng trưng cho hành động giao cấu vì thế mà Jung bác bỏ phương pháp “hội ý tự do”
Trong lúc hành nghề, nhiều lần tôi phải nhắc lại câu này: Hãy trở lại giấc mơ. Giấc mơ nói gì?”