1. Nguồn gốc chữ Quốc ngữ
Để tạo ra một bộ chữ viết rất tốn thời gian, thường kéo dài đến hàng năm, tuy nhiên hiện nay ta thống nhất chữ Quốc ngữ được xây dựng vào năm 1625, bởi một cha đạo người Pháp là Alexander de Rhodes (a.k.a Đắc Lộ). Cha Đắc Lộ đến Việt Nam để truyền đạo. Lúc bấy giờ, đa số người Việt thì không biết chữ (thật ra xứ ta cũng không có chữ viết cho riêng mình) mà chỉ có tiếng nói thôi, tất nhiên với một người ngoại quốc vừa mới chân ướt chân ráo đến đây từ nghìn dặm xa xôi, cha Đắc Lộ chả hiểu người dân ở đây nói gì cả. Một bộ phận người Việt có chữ viết, là chữ Hán và chữ Nôm, nhưng số lượng rất ít, mà ở đây là vua chúa quý tộc mới có cơ hội học chữ. Vấn đề cố hữu của chữ Hán/Nôm luôn là độ khó, người được đi học đàng hoàng chắc gì đã thông thạo hết, huống chi là dân đen, thành ra hơn 90% dân số bấy giờ là mù chữ, bản thân cha Đắc Lộ cũng khó mà học được. Đối với công cuộc truyền giáo, chỉ sử dụng tiếng nói không là chưa đủ, mà phải có chữ viết để ghi chép giáo lý, để con chiên có thể tiếp cận giáo lý dễ dàng và rộng rãi. Vấn đề đặt ra là cần một bộ chữ viết dễ học, có sức lan tỏa rộng nhằm phục vụ cho mục đích trên. Đây là nguyên nhân chủ yếu cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Cha Đắc Lộ đã vận dụng phương pháp của các nhà ngữ âm học, đó là phân tích các âm đến mức chi tiết nhất. Ví dụ, khi nghe người dân nói /ba/ thì cha phân tích thành /bờ-a/ và dùng chữ "b" và "a' trong hệ chữ latin để kí hiệu âm /ba/. Phức tạp hơn một chút ta có âm /hao/ thì phân tích thành /hờ-ao/, mà /ao/ có thể phân tích thêm thành /a-o/ và dùng "h", "a" và "o" để kí hiệu /hao/. Cứ như vậy, chỉ cần lắng nghe kĩ tiếng nói, ta đã có một bộ chữ viết, nhanh chóng và dễ dàng hơn rất so với Hán/Nôm.
Bản thảo chữ Quốc của cha Đắc Lộ
Bản thảo chữ Quốc của cha Đắc Lộ
Từ đây có thể rút ra một điểm rất cơ bản trong tiếng Việt, đó là đọc thế nào thì ghi, viết như thế. Khác với tiếng Anh, khi một cách đọc có thể có nhiều từ khác nhau, ví dụ như cũng đọc là /dɪə(r)/ như ta lại có deer và dear, hay trong tiếng Trung, cũng đọc là /Xiāngjiāo/ nhưng ta lại có 香蕉 (quả chuối) và 橡胶 (cao su). Còn với tiếng Việt, đọc thể nào, ghi thế đó. không bao giờ có chuyện viết một chữ như đọc nhiều âm (đừng nhầm lẫn với giọng vùng miền, ta đang xét trên giọng chuẩn). Đến đây sẽ có nhiều người nói rằng nếu nghe và kí âm như vậy thì giữa các vùng miền sẽ có bộ chữ viết riêng hay sao. Tất nhiên chúng ta phải thống nhất thôi, mọi người đều phải theo một chuẩn, bất kể anh có nói giọng gì hay ngọng ra sao, anh có đọc là /nồn/ nhưng khi anh viết thì tất cả đều ghi là /*ồn/ nhé :D . Đến đây thì quan điểm của mình cho rằng chữ Quốc ngữ chả có gì cao siêu cả, mì ăn liền, thực dụng, nhanh gọn.
2. Mục đích ra đời của chữ Quốc ngữ.
Là truyền đạo, chứ gì nữa. Nhưng nếu chỉ đơn giản như vậy thì không có gì để nói. Chữ Quốc ngữ thực chất là công cụ cho thực dân Pháp mở đường và thăm dò nhằm phục vụ cho công cuộc đô hộ và khai thác thuộc địa của người, điều này cũng khá rõ ràng, các bạn có thể đọc cuốn "Đạo thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam" của Ts Cao Huy Thuần để hiểu rõ hơn. Đơn giản nhất là con chiên chính là lực lượng phục vụ cho người Pháp, khi sự ngoan đạo, lòng thành kính của họ trước thánh giá đã bị lợi dụng. Chắc chắn sẽ đụng chạm đến những tín đồ Công giáo, vì mình đã từng nói điều này trước đây và bị người Công giáo chửi vuốt mặt không kịp. Bạn có thể tin hay không thì tuy bạn, ta tôn trọng đức tin của nhau.
3. Lợi ích của chữ Quốc ngữ:
Nhiều chứ, không phải tự nhiên nó phổ biến như bây giờ. Đây là loại chữ rất dễ học, người bình thường mất 3 tháng đã có thể học thông viết thạo, trẻ lên bốn lên năm đã có thể học tốt. Chính vì vậy tỷ lệ người biết chữ ngày càng cao, từ đó trình độ văn hóa, khoa học, xã hội... mới đi lên được. Mới năm 1945 đây, vừa thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, nên dân ta hơn 90% là mù chữ. Vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn mà tỷ lệ người dân biết chữ tăng vọt và đạt gần 100% như ngày nay. Đây là công lao to lớn và chữ Quốc ngữ đem lại cho người Việt. Nếu mà học chữ Hán/Nôm thì còn khuya mới có chuyện toàn dân biết chữ.
4. Tác hại của chữ Quốc ngữ:
Có luôn. Như đã phân tích ở trên, chữ Quốc ngữ bản chất chỉ là một cách kí âm, tức là nó có khả năng biểu âm. Không cần biết âm đó có nghĩa gì, chỉ cần đọc âm đó là viết duy nhất một chữ biểu thị cho âm đó. Vì vậy chữ Quốc ngữ gần như bất lực trong việc biểu nghĩa. Vì khả năng biểu nghĩa kém, nếu không có một ngữ cảnh cụ thể, hầu như người đọc không hiểu từ đó đang mang nghĩa nào. Anh A đang có ý khoan vài lỗ trên tường, nhắn tin hỏi anh B có nên làm không thì anh B bảo "khoan" thì thật sự không biết đâu mà lần.
Mà đấy chưa là gì đâu, cái này mới quan trọng. Chữ Quốc ngữ đã gây ra một vết cắt chí mạng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nói nôm na là tự nhiên cha ông đang xài chữ Nho xong đùng một phát con cháu chuyển qua xài chữ Quốc ngữ. Thành ra con cháu bây giờ nhìn lên bàn thờ thì chả hiểu trên đó viết gì, một thứ chữ lạ, giống chữ viết của một nước "lạ" mà ta vẫn hay chửi . Con cháu giờ muốn thờ cúng ông bà, viết sớ bằng chữ Quốc ngữ thì sợ ông bà không hiểu nên lại tìm mấy tờ sớ có chữ của nước "lạ". Rộng ra là hầu hết lịch sử dân tộc, vốn dùng chữ Hán để ghi chép, thì nay con cháu hầu như không ai đọc được nữa, trừ một số rất ít nhà sử học biết chữ Hán.
Ví dụ cho sự đứt gãy văn hóa gần đây nhất là vụ việc nhiều sĩ tử 2k3 vái lạy trước tấm bia chữ Hán "hạ mã" tức "xuống ngựa". Công dụng của nó khá giống với mấy tấm biển "xuống xe tắt máy" trước cổng các cơ quan. Việc vái lạy một tấm biển như vậy thực sự, mình không muốn nặng lời, những mà nó rất buồn cười và ngu ngốc.
5. Vậy thái độ với chữ Quốc ngữ ra sao
Tùy mỗi người cảm nhận. Tuy nhiên đối với tác giả bài viết, sẽ không có sự tôn sùng ở đây, vì đây là công trình phục vụ cho quá trình xâm lược dân tộc của ngoại bang, nên chả việc gì phải biết ơn sự ra đời của nó cả. Giống như việc bạn đang đánh giặc, giặc bỏ chạy để lại vũ khí, bạn nhặt chúng lên là sử dụng, vậy bạn có phải tỏ lòng biết ơn giặc không?. Đối với cha Đắc Lộ, có thể ông chỉ là một cha đạo thuần túy với tâm niệm muốn truyền bá thiên chúa giáo, nhưng việc ông đang làm chính là tiếp tay cho giới cầm quyền Pháp trên công cuộc đô hộ Việt Nam. Tuy nhiên không vì thế mà ta bác bỏ công lao của chữ Quốc ngữ.
Kết: Người Việt có nên học chữ Hán, như cha ông đã từng???