Tôi có thói quen mỗi khi về quê hoặc được nghỉ ngơi dài ngày là tôi lại lôi sách ra đọc. Tết năm nay cũng thế, tôi chọn cho mình ba tác giả đó là Thạch Lam, Nguyễn Ngọc Tư và Phan An.
Tôi mang về quê hai cuốn sách giấy là Tuyển tập Thạch Lam và Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng. Thú thật trước Tết này tôi chỉ mới đọc có Hai Đứa Trẻ, Một thứ quà của lúa non: cốm, Dưới Bóng Hoàng Lan, ... của Thạch Lam. Nhưng nếu hỏi về nhà văn yêu thích của mình tôi sẽ không ngần ngại chọn Thạch Lam ở vị trí số một. Nghe khá buồn cười nhỉ? Nhưng cũng đành chịu thôi vì tôi là một thằng gàn gỡ như thế mà. Tôi sẵn sàng nói mình thích nhất là Vương Gia Vệ dù chỉ mới xem Đoạ Lạc Thiên Sứ, Vượng Giác Tạp Môn, Tâm Trạng Khi Yêu. Tôi nói mình yêu nhạc Phạm Duy dù ngày thường tôi hay nghe của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Văn Đông. Về Nguyễn Ngọc Tư tôi chỉ mới đọc có Hiên Trước Nhà nhưng may mà tôi không tuyên bố gì về chị. Riêng Phan An thì tôi có thể tự hào rằng mình đã đọc ba cuốn của anh và sở hữu sách giấy hai cuốn.
Ngày Tết với nhiều người có thể là những màn chén chú, chén anh hoặc đi thăm hỏi ông bà, chú bác. Nhưng riêng tôi, một thằng gàn dỡ (như đã nói ở trên), tôi chỉ thích nằm võng đọc sách. Tôi bắt đầu với cuối tuyển tập Thạch Lam. Đoạn đầu là những phần trong Hà Nôi Băm Sáu Phố Phường. Tôi vừa đọc mà "ồ", "à" kèm theo những điệu bộ đập đùi tắc lưỡi. Đồng thời là những lần buộc miệng "cả đám review ăn uống trên Youtube tuổi tôm!". Ông diễn tả những cái quà Hà Nội xưa làm tôi thấy như mình lạc vào thời kì đó, lòng muốn thử một lần say mê những thức đó. Tôi nhớ lần gần nhất một tác giả có thể làm điều đó là Erich Maria Remarque trong cuốn Chiến Hữu với những ly Rum, món xúc xích cùng những bụi tử đinh hương trong một thị trấn Đức. Đặt biệt là một phần về Tết, tôi đọc một đoạn văn mà lòng rộn ràng niềm vui như sau:
 Cô Lan tươi cười chạy đến, tôi rót chén rượu, rồi mừng
- Chúc em năm nay đắt chồng nhé!
Cô Lan đỏ mặt, rồi cười đáp:
- Còn em chúc anh sang năm - chổ này Lan ghé tai tôi nói nhỏ - lấy được vợ đẹp, rõ đẹp... đẹp như Lan nhé!
Nhưng càng về sau thì tôi càng cảm thấy một nỗi buồn man mác trong văn của Thạch Lam. Nhà Mẹ Lê, Một Cơn Giận, Đói, Cuốn Sách Bỏ Quên, Người Bạn Trẻ... Bao lần những câu chuyện như trên làm tôi đột nhiên đóng sách lại, lặng im, nhìn vô định và suy nghĩ vẫn vơ điều gì đó không rõ. Cái chết cay đắng của mẹ Lê, sự day dứt của anh Thành với người kéo xe, cái chết của anh Bào, sự khốn nạn tột cùng của Sinh (1)  hay nghĩ dấu hỏi trong lòng anh Thành... Lúc đó, điều tôi thắc mắc nhất đó là có phải những bài viết này được viết từ gần một thế kỷ trước? Sao tôi thấy những lẻ đó nó hiện ra rất đỗi thân quen,như thế những lẻ kia là những điều tôi từng tai nghe mắt thấy. Nhưng tôi liền nghĩ có thể do văn phong của Thạch Lam quá tuyệt luân làm tôi có cảm giác kia. Cũng may ông không nhấn chìm hẳn tâm trạng của tôi, với những Đứa Con Đầu Lòng, Gió Lạnh Đầu Mùa, Dưới Bóng Hoàng Lan tôi lại cảm thấy niềm vui và sự ấm áp đầu xuân.
Có những lúc lười quá, tôi đóng sách lại đưa võng mà nghĩ vẫn vơ. Tôi nghĩ về Thạch Lam và những áng văn của ông. Tôi tự hỏi sao nó lại hấp dẫn tôi? Theo tôi thì có thể do văn phong của ông, nhẹ nhàng và bay bổng. Một lối văn chương không hề nặng nề đau đớn, cũng không trào phúng châm biếm gây cười như những nhà văn hiện thực cùng thời. Chỉ đơn giản nhưng một người kể chuyện một cách ôn tồn, giọng đều đều để rồi tuỳ vào người đọc là ai, họ sẽ có suy nghĩ riêng của mình. Như thể một món ăn nhạt nhẽo nhưng qua cổ họng một thằng như tôi nó chợt đắng chát? Mà nghĩ đến đây tự dưng tôi lại muốn nói về Phan An dù đoạn này tôi đang kể về Thạch Lam. Tôi từng đọc một bài bình về văn của Phan An. Đại ý là mỗi khi đọc văn của anh mà cười haha thì hãy cẩn thận, bạn có thể đã sập bẫy và tiếng haha sắp xiêu vẹo thành tiếng huhu.
Mà sẵn nói đến Phan An thì tôi sẽ qua phần về anh luôn. Những hôm về quê thì sáng tôi sẽ ra võng mà lấy quyển Thạch Lam tuyển tập ra đọc nhưng đêm về thì tôi lại lấy điện thoại ra đọc Quẩn Quanh Trong Tổ. Dù rằng tôi đã đọc quyển đó hơn chục lần nhưng tôi vẫn cứ muốn đọc lại nhiều lần nửa. Tôi vẫn còn nhớ cái lần đầu tôi đọc phần một của Quẩn Quanh Trong Tổ, anh đã gài tôi một mớ bẫy. Nhất là cái đoạn bạn đánh bài Phú Quốc của William. Thật sự là đoạn đó về sau tôi càng thấy đắng chát trong lòng một cách kì lạ. Cái kiểu kể một câu chuyện vui vui nhưng thật ra không hề vui. Giống như trong Vợ Nhặt, hai tiếng chè khoán nghe thật ngọt ngào nhưng khi cho vào cổ họng thì... ngẹn ứ! Rồi những câu hỏi sau đó của anh rằng ai sẽ viết về hai bà maid đó? Keng hay Gào? (2)  Rồi đọc những dòng chử của hai bà tôi lặng đi vì một lẻ nào đó. Xót xa? Xót cho cái gì? Lúc đó, tôi thường thở dài mà thẫn thờ nghỉ "sao ra nông nỗi như vầy?". Rồi tôi đọc tiếp những bài sau về có đoạn anh gào thét mong nhà xuất bản hãy xuất bản sách của anh. Nhìn lại khoảng thời gian năm 2010, tôi nhớ thời đó truyện ngôn tình hay tiên hiệp từ bên Đại Lục chưa thịnh hành như giờ. Blog 360 vẫn chưa ngỡm. Tôi rãnh rồi tìm về một trang báo mạng đã viết rằng một thế hệ nhà văn trẻ bùng nổ. Báo mạng ca ngợi rằng thông thoáng như phương tây (thông thoáng trong văn học chứ không phải trong cống rãnh. Tôi chưa có dịp đi sang Tây bao giờ nên không rành cống rãnh bên họ). Những trần trụi trong chuyện nam nữ. Cứ thế nghiễm nhiên họ xuất hiện trên báo chí với chức danh nhà văn mạng với tư thế tung hoành trên 360 "đàn". Phan An không có trong đó. Ngày xưa, khi tôi đọc đến đó tôi vẫn không thấy đắng như những ngày này. Có lẻ do những ngày này đọc lại những dòng của cụ Thạch Lam từ trước đó gần một thế kỷ lại làm lòng tôi se thắt hơn. Hình ảnh những ông giáo mất việc, những nhà văn nghèo vì không bán được báo như thể vẽ lên từ chính họ. Những Đời Nay, Phong Hoá như làm tôi nhớ đến Tự Lực Văn Đoàn với những Thạch Lam, Khái Hưng, Nhất Linh... Đến nhà cây liễu , những chén rượu của những nhà văn thân hữu và những cái đoạn kết xám xịt trong đời họ. Rồi tôi không nghĩ nửa, đủ rồi, chán rồi, không rồi thì... cũng đã rồi. Chỉ là đôi lúc ta thấy hơi đắng trên đầu lưỡi thế thôi.
Tôi đọc một đoạn Phan An hồi tưởng về những giáo viên của mình. Điều đó là tôi nhớ về lớp tôi, ngày xưa tôi từng may mắn được đi ôn thi học sinh giỏi Văn. Tôi vẫn nhớ như in một buổi học ôn thi, thầy đang dạy về Hai Đứa Trẻ. Thầy cũng khai thác một số thứ về Tự Lực Văn Đoàn. Chợt thầy hỏi:
- Các em còn biết tác phẩm nào của Tự Lực Văn Đoàn không?
Một khoảng im lặng cỡ mươi giây. Tôi đánh liều múa rìu qua mắt những học sinh tám chấm văn (văn tôi khi đó chưa tới sáu chấm) mà cất lời:
- Thưa thầy, Những Ngày Vui của Khái Hưng
- Đúng rồi, Những Ngày Vui, còn gì nửa không? - Thầy hào hứng
- Dạ, Con Đường Sáng của Hoàng Đạo.
- Đúng rồi, còn nửa không? - thầy nhìn tôi và hỏi dồn
- Dạ hết rồi thầy - tôi cười đáp.
- À, hết thì thôi - Thầy cười đáp lại tôi.
Buổi học hôm đó, thầy kể sơ về Con Đường Sáng và một số tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Trong hôm đó, tôi cũng được biết về bút chiến, về Tản Đàn, về sự xung đột trong tư tưởng cũ và mới, hiện thực và lãng mạn trong văn học thời đó.
Năm đó, tôi không thi học sinh giỏi văn. Cuối năm, văn tôi may mắn được sáu chấm tròn. Hình ảnh tôi nhớ nhất về môn văn năm đó là khi đứa học cùng lớp chép văn mẫu và được chín điểm trước sự ngưỡng mộ của mọi người. Hết năm học đó, tôi tốt nghiệp cấp ba và giã từ luôn môn ngữ văn.
À, tôi quên Nguyễn Ngọc Tư đi mất. Tết năm nay tôi về đọc lại Hiên Trước Nhà của chị. Đây là tác phẩm đưa tôi đến với sự yêu thích văn học.

Một hôm tan sở làm về, cố sức chạy xe để có thể uống beer giảm nửa giá trong giờ
                                                                               
Chú thích
  • (1) Khốn nạn: Chỉ sự khốn cùng đến cùng cực (không phải mang ý chửi rủa, công kích như hiện nay).
  • (2) Keng hay Gào: Hai cái tên tôi đọc được trong Quẩn Quanh Trong Tổ chương I.
  • (3) Nhà Cây Liễu: Tên gọi thân mật của tư gia nhà văn Thạch Lam. Nơi mà một thời từng là chốn hàn huyên, chuyện trò của những nhà văn, nhà thơ như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Huyền Kiêu...
                                                                               
Đôi nét về tập tuỳ bút Xuân Kỷ Hợi thăm cố hương:
Tết đến, xuân về, kẻ xa xứ nào cũng mong mỏi được trở về quê xưa đoàn tụ gia quyến. Tôi cũng không nằm ngoài cái danh sách đó. Nhân năm nay được nghĩ đến tận mười hôm và tôi vừa chắt móp tậu được con máy tính đời cũ nên rất lấy chi là khoái chí. Mà khoái chí thì phải viết gì đó cho đã cái khoái chí kia. Vậy nên tập tuỳ bút này ra đời.
                                                                               
Bạn bè cấp ba hay gọi mình là Tasy và mình cũng rất thích cái tên này. Mình có sở thích là viết văn nhảm nhí cùng đi dịch mấy bài về lập trình bên Trung Quốc. Các bạn có thể theo dõi mình qua các địa chỉ sau:
Twitter: @tasyit
Trang cá nhân: tasynguyen3894.github.io