Bắt đầu từ tháng Tám âm, dân đông lào lại chuyển qua sống theo lịch âm: rằm tháng Tám có thể coi như thời điểm bắt đầu cho tết âm lịch. Người già lại bắt đầu nhắc... còn hơn ba tháng nữa là tết rồi đấy, không biết năm nay nó có về được không...
Đầu tháng chạp đổ đi tiết trời mát mẻ pha se se lạnh, mưa phùn nhẹ, gió lất phất. Con cháu tề tựu về tảo mộ ông bà, sửa soạn đón một năm mới. Khoảng thời gian thích nhất, chắc có lẽ là khoảng thời gian giữa Tết Dương lịch và Tết Âm lịch, người lớn thì tất bật kiếm tiền hay lặt lá cây mai, sơn lại cái rào để đón năm mới, người trẻ thì lại mong ngày được nghỉ Tết, sinh viên là mong ngày để về quê ăn Tết.
Tết Dương lịch ăn theo lịch Tây, tính theo mặt trời hay còn gọi là Dương lịch - loại lịch chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời.
Tết Âm lịch ăn theo lịch Tàu, tính theo mặt trăng,  Âm lịch là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt trăng so với Trái đất.
Thực ra tây cũng từng có Âm lịch của mình chứ không phải không, nhưng hiện nay họ theo Dương lịch là chính.
Âm lịch theo mặt trăng, mà mặt trăng rất gần trái đất, tác động của lực hấp dẫn từ mặt trăng lên nước trên trái đất là rất mạnh. Các con nước (thủy triều) đi theo mặt trăng. Cơ thể chúng ta chủ yếu là nước. Phụ nữ biến đổi tâm trạng theo con trăng. Không tin các bạn cứ sờ vợ thử xem, ngày rằm cũng nhiều nước hơn đầu tháng. Kinh nghiệm của tôi cho thấy tỏ tình với gái vào ngày rằm có xác suất thành công cao hơn 71% so với ngày mùng một. 
Vì nước rất cần cho nông nghiệp và tác động lớn đến tâm sinh lý con người nên lịch theo mặt trăng có cái hay của nó chứ không phải là không. Đêm 30 tết Tàu quả thật làm chúng ta có tâm trạng khác. Đêm 31/12 Dương lịch thì có thể vào quán bar, ra quảng trường mà countdown, chứ đêm Giao thừa cứ phải về quê, ra vườn thắp nén nhang, ngửi mùi đất, cỏ cây, hoa lá và cảm thấy đất trời cựa mình sinh ra một năm mới rất rõ.