Taylor Swift “điều khiển” nền công nghiệp âm nhạc theo ý muốn của mình trong suốt những năm 2010, trở thành nhân vật mạnh nhất của cuộc chơi.

Cuối tháng 11 năm 2019, Taylor Swift đã có một màn biểu diễn rung chuyển tại lễ trao giải AMAs trước khi nhận giải Nghệ Sĩ của Thập kỷ. (Swift có lẽ là sự giao hòa hoàn hảo giữa Britney Spears và Garth Brooks, 2 ứng cử viên trước đó của đề cử này). Khoác lên mình tấm áo choàng màu hồng, cô nổi bật giữa những nghệ sĩ nữ trẻ tuổi - Billie Eilish (17 tuổi), Camila Cabello (22 tuổi), Halsey (25 tuổi), từ Swift tỏa ra một luồng năng lượng trưởng thành, chững chạc và quyền lực của một nữ hoàng. Sau khi lên nhận thêm 5 giải thưởng nữa, bao gồm cả Nghệ Sĩ của Năm, cô trở thành nghệ sĩ có nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử lễ trao giải. “Năm nay là một năm tuyệt vời của âm nhạc. Những nghệ sĩ mới nổi thực sự rất tài năng!”, Taylor thốt lên trong bài phát biểu nhận giải của mình. Tối hôm đó, cô ấy không còn giữ khuôn mặt ngạc nhiên “Ai thắng cơ, tôi á??”, cô nhận những giải thưởng danh giá như một nghệ sĩ thực thụ, người tin tưởng rằng họ đã rất làm việc chăm chỉ để xứng đáng với những giải thưởng đó.

Swift cho thấy một hình tượng trưởng thành trên sân khấu hôm đó, đơn giản là vì tại thời điểm nào đó trong nhiều năm qua, cô ấy thực sự đã trưởng thành. Thập kỷ vừa rồi gần như trùng khớp với những năm từ tuổi 20-30 của Taylor, với những sự lột xác và trưởng thành xuyên suốt 5 album vừa rồi của một người phụ nữ thông minh và tài năng đang dần dần nắm lấy quyền lực. Và để tóm lược lại cả thập kỷ vừa rồi của Taylor Swift thì phải đánh giá cả sự phát triển về âm nhạc lẫn những “nước cờ” táo bạo trên bàn cờ vua mang tên Nền công nghiệp âm nhạc: cô ấy rút nhạc khỏi Spotify và thuyết phục Apple phải thay đổi chính sách không trả tiền cho nghệ sĩ trong vòng 3 tháng nghe thử miễn phí trên dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của họ. Cô ấy đã thắng kiện, đồng thời kiện ngược lại DJ David Mueller, người bị cáo buộc là đã sàm sỡ cô trong một buổi chụp hình, chỉ với số tiền biểu tượng 1$, với thông điệp là tiền không có ý nghĩa gì với cô trong vụ việc này. Nhiều nhà phê bình nghi ngờ Taylor dựa dẫm vào những người đồng sáng tác, nên cô đã tự tay viết toàn bộ album phòng thu thứ ba, Speak Now. Vào năm 2018, cô chia tay với hãng đĩa đồng hành trong nhiều năm, Big Machine Records, và thương lượng một hợp đồng mới với Universal Music Group, và đã nhận được quyền sở hữu bản masters (bản thu âm) cùng với sự đảm bảo rằng Taylor và tất cả những nghệ sĩ khác làm việc trong UMG sẽ được nhận tiền nếu như UMG bán cổ phần Spotify. Đúng là Taylor cũng đã gặp nhiều rắc rối trong những drama đình đám với Kanye West, Kim Kardashian West, và Katy Perry trong suốt 10 năm qua, nhưng cô cũng đành tập trung năng lượng “chinh chiến” của mình trong việc giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống và ăn mặc thời trang để trở nên như một “chủ tịch hội đồng quản trị” trong nền CN âm nhạc. Rất ít nghệ sĩ có thể khiến cho những giao dịch âm nhạc cùng những điều lệ trong luật Giải Trí trở thành tin nóng trên trang nhất báo thường xuyên như Taylor Swift.
Từ lúc bước chân vào nghề, Swift đã luôn được biết đến là một nhà sáng tác tài năng (năm 2007, khi “Our Song” mới được phát hành, cô gái 17 tuổi Taylor Swift trở thành người trẻ tuổi nhất viết và biểu diễn một bài hát No.1 trên bảng xếp hạng Billboard Country Charts), nhưng cô cũng luôn mong muốn được coi là một nghệ sĩ quyền lực nữa. Một bài báo trên New Yorker năm 2011 về Swift trước khi cô khởi động tour diễn bom tấn Speak Now World Tour viết rằng ban đầu Taylor dự định muốn tiếp bước bố mẹ cô và theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, cô nói rằng:“ Tôi không biết một “môi giới chứng khoán” là gì khi tôi 8 tuổi, nhưng tôi vẫn nói với tất cả mọi người rằng là tôi sẽ trở thành một môi giới chứng khoán khi tôi lớn lên.”. Trong một buổi phỏng vấn trước đó, cô vui vẻ kể lại kỉ niệm khi còn học tiểu học, khi mà cô thức đêm muộn cùng với mẹ mình để tập luyện cho buổi thuyết trình ở trường. “Tôi thật sự mệt với việc phụ nữ không thể nói rằng họ có những bộ óc kinh doanh chiến lược, bởi vì những nam nghệ sĩ hoàn toàn có thể”, cô nói trong một bài phỏng vấn Rolling Stone năm nay. “Và tôi cũng rất chán ghét việt phải giả vờ rằng tôi không phải người đứng sau chính cơ ngơi mà tôi gây dựng lên.” Tất nhiên, cô ấy vẫn dành nhiều thời gian ngồi trước piano hay gảy đàn guitar, nhưng trong cuộc trò chuyện đó cô cũng kể rằng cô “ngồi trong phòng họp hội nghị vài lần một tuần”, nghĩ ra những ý tưởng về việc làm thế nào để marketing nhạc và sự nghiệp của cô.

Và trong suốt thập kỷ vừa rồi, gương mặt thương hiệu của Swift xuất hiện không chỉ trên những trang bìa tạp chí hay màn hình TV, mà còn trên những xe tải UPS và gói hàng Amazon. Những bài hát của cô đã được dùng trong quảng cáo Target và trận đấu của NFL, và đó mới là 2 trong rất nhiều những hợp tác “triệu đô” khác. Bài báo của New Yorker đó cũng nhận thấy Taylor vô cùng thích thú về việc CDs của cô được bán tại Starbucks: "Tôi rất vui, bởi vì đó là một trong những mục tiêu của tôi, tôi đến Starbucks rất nhiều, và tôi mong muốn họ sẽ bán album của tôi.”
“Taylor Swift giống như Sheryl Sandberg của nhạc pop vậy”, Hazel Cills viết trong Jezebel. “Cô ấy đã gây dựng sự nghiệp của mình từ một cô bé tuổi teen hát nhạc đồng quê thành cô gái vàng trong làng nhạc pop trong vài năm qua, và cô không ngại ngần tham gia những phi vụ hợp tác tiềm năng.” Những nước đi mạnh mẽ nữ quyền này thì luôn luôn là một thứ gây chướng mắt đối với nhiều người (việc “giống như Sheryl Sandberg của nhạc pop” bây giờ cũng không còn là một lời khen như lúc Lean In mới được phát hành nữa), nhưng không thể chối cãi rằng nó đã giúp Swift giữ vững danh hiệu “người khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại ổn định hơn bất cứ ngôi sao nhạc pop nào khác trong suốt mười năm qua.
Trong những năm 2010-2019, đều đặn như chu kì bầu cử giữa nhiệm kỳ 2 năm một lần, lại có một album mới của Taylor Swift vào mỗi mùa thu. (Đúng là có một quãng nghỉ dài hơi 3 năm giữa 1989 và reputation, nhưng cô đã bù cho nó bằng sự ra mắt đúng hạn vào tháng 8 năm ngoái, Lover). Kể cả những đồng nghiệp siêu sao nhạc pop của cô cũng không tuân theo một lịch trình cố định như vậy: Adele ra mắt 2 album thập kỷ này, Beyoncé phát hành 3, và kể cả Rihanna - người mà trong suốt ba năm đầu của thập kỷ ra album với tần suất xấp xỉ 1 album/năm - cuối cùng cũng giảm tốc độ và chỉ cho ra thêm 1 album nữa trước khi thập kỷ kết thúc. Nghệ sĩ hạng A duy nhất mà bão hòa được thị trường ổn định như Taylor trong thập kỷ này là Drake.
Tuy vậy, sự thống trị thị trường của Drake là do nguyên nhân “hiện tượng mới lạ” nhiều hơn, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của stream nhạc trực tuyến và sự nổi tiếng trên các nền tảng như Spotify và Apple Music. Drake có thể là người đã dẫn đầu làn sóng streaming thành công nhất thập kỷ vừa rồi, nhưng - với chiến thuật rút nhạc của mình khỏi các nền tảng nhạc trực tuyến cho đến khi họ trả thù lao cho các nghệ sĩ nhiều hơn - Taylor Swift mới là người đã khiến cho hệ thống ấy vận hành theo ý muốn của cô. Và cô có thể làm vậy bởi vì cô không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó: Bằng một cách nào đó, mặc dù thế giới chuyển dịch nhanh như vậy, Taylor vẫn bán bản thuần rất chạy. Hàng chục triệu bản. Khi mà album reputation (nhiều nhà phê bình cho rằng là một sai lầm lớn, nhưng mà rõ ràng nó không sai lầm về mặt thương mại), tẩu tán được 1.216 triệu bản trong 7 ngày đầu tiên, Swift trở thành nghệ sĩ duy nhất trong lịch sử có 4 tuần khác nhau bán được triệu bản album. Và tất nhiên, cả 4 tuần này đều nằm trong thập kỷ mà lượng tiêu thụ bản thuần xuống dốc không phanh. (Ít nhất là đối với những “dân thường”, những người không thể nào sánh tầm với thực thể quyền năng đó chính là Taylor Alison Swift).

“Nữ quyền” (“Female empowerment”) trở nên một nét ứng xử vô cùng hiện hữu và hiển nhiên của văn hóa pop trong thập kỷ này, đến mức đôi khi chúng ta thường quên ngẫm lại một chút là cái “quyền” gì đang được ủng hộ ở đây, và liệu việc đạt được nó có luôn là một cái cớ hợp lý để ăn mừng hay không? Liệu “Nữ quyền” có khác gì “sức mạnh chị em” (“girl power”) - có nhiều lỗ hổng và còn mang tính vật chất - của những năm 90? Liệu “nữ quyền” ở đây có khác về bản chất, hay có nhân văn hơn bản sao của nó, nhưng ứng với đàn ông hay không? Có thể chuyện này cảm giác như sự thiếu hụt rõ rệt của nước Mỹ vì chúng ta chưa được cảm nhận một hình tượng như trong truyền thuyết, nữ tổng thống đầu tiên, và chưa phải đối diện với sự thật phũ phàng rằng, dù bà ấy là ai, bà ấy sẽ, như tất cả chúng ta, không hoàn hảo, và sẽ đôi lần khiến chúng ta thất vọng.
Trong quãng thời gian cô ấy tự xây dựng thương hiệu riêng của mình - nữ quyền nền nhạc pop Mỹ của thế kỷ 21- một cách duyên dáng, nhưng cũng có lúc vụng về - Swift dường như đã có một niềm tin vững chắc rằng sức mạnh phụ nữ là cần thiết. Đây cũng là một một khía cạnh của bản thân mà cô đã thể hiện trong màn biểu diễn tại AMA. Swift mở màn medley với một vài lời bài hát bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, bị kìm nén bấy lâu nay, trong “The Man”, một giấc mơ của riêng cô ấy về việc bình đằng giới sẽ trông như thế nào: “I’m so sick of running as fast as I can”, cô hát, “wondering if I’d get there quicker if I was a man”. Cô mặc một chiếc áo sơ mi trắng to, in tên những album cũ của cô trong font chữ “trại giam”: SPEAK NOW, RED, 1989, REPUTATION, FEARLESS. Hàng triệu người mà luôn luôn theo dõi kỹ lưỡng nhất cử nhất động của Taylor cho rằng trang phục của cô là một cú cà khịa không hề nhẹ với Scott Borchetta và Scooter Braun, những người mà vẫn ở trong một cuộc tranh giành công khai lộn xộn với Taylor về số phận của những bản master của cô. (Tên album duy nhất không có trên chiếc áo là “LOVER”, album duy nhất mà cô có toàn quyền sở hữu). Cô đã khẳng định về cuộc chiến này với những lời lẽ cho thấy sự đối nghịch giới tính rõ ràng: “Đây là 2 người đàn ông rất giàu có và quyền lực, dùng 300 triệu đô để mua lại sản phẩm nghệ thuật mang dấu ấn phái nữ vô cùng sâu sắc”, cô kể Rolling Stone. “Và rồi họ đứng ở quầy bar chụp những tấm ảnh kỳ quặc, chúc mừng nhau bằng một ly rượu Scotch”. Mặc dù bản thân cô cũng rất giàu có, có nhiều quyền lực, cô cho rằng thông điệp của hai người kia gửi đi ẩn chứa sự coi thường không thể chối cãi: “Hãy là một cô bé ngoan ngoãn và ngậm miệng lại” (“Be a good little girl and shut up”).
SPEAK NOW, RED, 1989, REPUTATION, FEARLESS.
Đúng là nhiều hợp đồng thu âm được thiết kế để bóc lột những nghệ sĩ trẻ, và những người phụ nữ da màu được cho là yếu đuối nhất khi phải đối mặt với những trở ngại như vậy. Nhưng cũng đúng là Swift đã ký một hợp đồng hợp pháp, loại hợp đồng mà một nữ doanh nhân như cô sẽ phải tôn trọng nếu như nó được ký bởi một người khác. Braun, người đã đề nghị được thỏa thuận riêng tư chứ không phải trên Twitter, nói rằng anh ta đã nhận được những lời đe dọa giết từ fans của cô.
Kể cả khi cô đã trở thành một trong những hình tượng pop lớn nhất thế giới, Swift đôi khi vẫn bám lấy hình tượng có phần “khiêm tốn quá”, đến mức mà đôi khi cô không thể nhận ra sức mạnh mình nắm giữ lớn thế nào hoặc là lấy cớ cho những điểm mù trong đặc quyền của cô. “Someday I’ll be big enough so you can’t hit me,” cô hát trong “Mean”-ca khúc đạt giải Grammy năm 2010 – mà dường như quên rằng, so với 99.99% dân số, cô đã hơn họ rồi. Phản ứng dữ dội đối với “girl squad” – celeb model da trắng thân hình mảnh – của Swift – không cái nào phũ bằng video parody hài hước của Lara Marie Schoenhal – khiến cho Swift ngạc nhiên. “Tôi chưa từng nghĩ rằng mọi người sẽ thấy đây là một hội nhóm mà sẽ không cho tôi vào nếu tôi muốn tham gia, ... Tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng tôi sát cánh cùng nhau, cũng như cánh đàn ông vậy.”

“Female power” không tự nhiên hoàn hảo được, và dĩ nhiên thuật ngữ đó có thể bị vấy bẩn bởi những sự thiên vị hay những định kiến về giai cấp, chủng tộc, và xu hướng tính dục, và vô vàn những cạm bẫy khác. Khoảnh khắc gượng gạo giữa Swift và Nicki Minaj vào năm 2015 cũng cho thấy điều này, và rất nhiều người cảm thấy sự ủng hộ đột ngột của cô dành cho cộng đồng LGBT trong “You Need To Calm Down” là sự sửa sai có phần vụng về cho sự im lặng của cô nhiều năm trước. Có thể cô đã đạt điều điều cô muốn nhanh hơn nếu cô là một người đàn ông. Nhưng nó sẽ cần một bài hát sâu sắc hơn, và có lẽ là, bớt bắt tai (catchy) hơn để nhìn nhận rằng cô có thể đã không thể đến được vị trí như vậy nếu như ngay từ đầu cô không hưởng những đặc quyền khác nữa của mình.
Nghệ thuật có một sức mạnh riêng biệt - ẩn ý hơn và khó đo lường hơn so với sức mạnh kinh tế. Lý do mà Taylor Swift là cái tên được bàn tán không ngừng nghỉ trong suốt thập kỷ vừa qua cũng cho thấy cô cũng tiếp tục sử dụng loại sức mạnh này. “Tôi không nghĩ những trách nhiệm thương mại lấy đi niềm đam mê dành cho âm nhạc của cô ấy”, Tavi Gevinson viết trong bài luận cho The Believer năm 2013. “Bạn đã bao giờ xem những cuộc phỏng vấn mà cô ấy được hỏi về việc sáng tác của mình chưa? Cô ấy giống như một đứa trẻ thông minh đam mê hội chợ khoa học vậy”.
Sau rất nhiều drama, phần lớn của album-phản-ánh-con-người-thực, Lover, là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng thân thiện rằng Swift đã và vẫn đang là một nhà sáng tác nhạc tài ba. Đúng là đã có những "cú vấp" rất bóng bẩy và “ồn ào” như “Look What You Made Me Do”, “Welcome to New York”, và “ME!”, nhưng ngoài đó ra thì là vô số những "vinh quang thầm lặng": sự đan xen cảm xúc lẫn lộn của “Red”, những tiếng tim đập lo lắng hồi hộp trong “Delicate”, sự tinh xảo mượt mà trơn tru của “Style”, những lời nhạc cô đọng của “Mine”, một niềm vui xả láng của “22”, điệu nhạc slow dance của “Lover”. Nhưng cũng giống như rất nhiều fans của Taylor, và kể cả bản thân Swift, tôi vẫn thấy bài hát có sức mạnh vĩnh cửu nhất của Taylor chính là “All Too Well”, một bài hát về chia tay được "giấu kỹ" trong album Red. “Wind in my hair, I was there, I remember it all too well”, cô hát, một lời nhạc ngây thơ, nhưng đến cuối bài hát, nó trở thành một câu hát khiến bạn phải đau nhói trong tim. Trong một thập kỷ ngập tràn những sự phũ phàng và bỏ lại phía sau, việc nhớ về kỷ niệm xưa rõ mồn một vẫn là vũ khí bí mật của Swift. Cô ấy có những cảm xúc mãnh liệt, da diết, và có thể sống lại cảm xúc đó mỗi khi cần, điều đó nghĩa là cô ấy có thể đưa ra kết luận về bạn trong một lời bài hát súc tích như “so casually cruel in the name of being honest”. Quên Jake Gyllenhaal và John Mayer đi. Sức mạnh đó của Taylor có thể khiến Goliath cũng phải quỳ gối.

“Đến tận bây giờ, khi người ta nghe thấy tiếng nói của một người phụ nữ, họ không thấy nó biểu lộ quyền lực”, sử gia Mary Beard viết trong bản tuyên ngôn Women & Power của bà, “hoặc là họ không được học cách nghe thấy quyền lực trong tiếng nói đó”. Ít nhất thì trong thế giới nhạc pop, Swift đã dành những phần thời gian tốt đẹp hơn của thập kỷ để làm giảm đi cái tiêu chuẩn kép đó, và dạy mọi người cách để nghĩ về sức mạnh văn hóa một cách khác đi. Cô đã “rải rác” những hình ảnh ẩn dụ của hình tượng tiếng-nói-phụ-nữ qua những bài hit (“Uhh he calls me and he’s like ‘I still love you,’ and I’m like, “This is exhausting, we are never getting back together, like, ever”) và cô không từ bỏ việc bộc lộ tình yêu của mình cho những chú mèo hoặc bướm chỉ để được coi trọng hơn. Với tư cách là một người nghệ sĩ và nữ doanh nhân, cô đã tạo ra sức mạnh của những cô gái tuổi teen – và những người phụ nữ từng là họ - trở nên mạnh mẽ hơn và không thể làm ngơ được. Bởi vì ai cũng đã trải qua những điều tương tự rồi, và ai cũng “remember it all too well”.
Bài viết được dịch từ bài báo của Vulture Magazine: https://www.vulture.com/2019/12/taylor-swift-in-the-2010s.html