Chào các bạn, phóng viên thường trú tại Thâm Quyến đã trở lại rồi đây. Sau series " Sự trở lại của phóng viên Trung Quốc" , mình lại hăm hở viết thêm về  Wechat - mạng xã hội all in one, mà ở phần 1 đã được share trên rất nhiều diễn đàn. Nhưng đó là Wechat của 2018, vậy Wechat của 2019 thì sao? Let's go, cùng mình khám phá những điều mới mẻ về mạng xã hội quốc dân của xứ tỷ dân này nhé!
   Mình dùng Wechat từ đầu năm 2017, lúc mà Wechat còn khá thoáng cho việc đăng ký 1 tài khoản với thuê bao điện thoại bất kỳ. Tính năng với người dùng cơ bản không khác Zalo, đăng ảnh (tối đa 9 bức)/ video với độ dài không quá 10s. Bình luận và lượt thích chỉ người trong danh bạ và bạn chung mới có thể nhìn thấy. Người dùng cũng có thể set up tính năng cho xem tường theo các cấp độ như ẩn bài viết của mình với những ai, ẩn bài viết của bạn bè, bạn bè nào có thể xem, và mục những bài đăng công khai...
Vào Setting -> Privacy -> Moment : Hide My Moment (chọn tên người bạn không muốn họ xem bài đăng), Hide User's Moment, Viewable by Others, Only last 10 Made Public...
Wechat khá hay ở mục này khi giảm thiểu sự soi mói với những người có quan hệ ở mức sơ sơ, như sếp - nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp. Khi đăng bài, họ hay để chế độ tùy chọn, chặn ai xem, cho nhóm nào xem. Nhưng khi tài khoản có quá nhiều bạn, tốt nhất là chặn từ trứng nước, khỏi lo sót ai thấy bài mình đăng. Mình thì không nhiều bạn bè trên Wechat lắm, nhưng phải chặn mấy thánh bán hàng online, ngày đăng bao nhiêu bài, nhức cả mắt :v
Điểm vượt trội hơn ở tính năng trò chuyện thông thường của Wechat là tính năng dịch khi bạn trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ ba. Đôi khi dịch vẫn chết quớc, nhưng 80% là dịch được đại ý nội dung để người dùng hiểu. Bạn dùng ngôn ngữ Wechat nào thì sẽ có bản dịch tiếng ấy, mình chưa thử xem Wechat dịch ra tiếng Việt sẽ như thế nào. Bạn nào dùng để lại 1 dòng comment nha :p
Ngoài tính năng dịch trong các khung chat, Wechat cũng dịch cả status, nhưng khó hiểu lắm, bỏ đi :v
Thôi, điểm tâm nhẹ nhàng, giờ mình mới đưa các bạn đến phần trọng tâm nặng đô như trên title bài viết này <3 .Trong phần 1, mình đã viết rất cụ thể về các chức năng thanh toán của Wechat và điều kiện để có thể giao dịch trên Wechat là bạn phải đăng ký bằng chứng minh thư nhân dân của người Trung Quốc. Hồi 2017, xưởng công ty mình có một bác không dùng Wechat, còn mình thì không có chứng minh thư nên không lĩnh lương được qua Wechat, vậy là bác cho mình mượn số chứng minh thư nhân dân để đăng ký. Với số chứng minh thư này, mình có thể chuyển và nhận rất nhiều tiền, hạn mức 1 tháng tối đa là 30.000 nhân dân tệ, khoảng 100 triệu đồng. Nếu giao dịch: nhận - gửi quá mức này, Wechat sẽ gửi 1 thông báo bạn hết quyền gửi và nhận tiền trong tháng. Nói chung, ngoài các khoản nhỏ nhỏ chi tiêu hàng ngày, những khoản lớn mình nhận là lương và gửi tiền về VN qua "dịch vụ gửi tiền Trung - Việt". Câu chuyện hay ho bắt đầu từ đây :p
Hóa đơn giao dịch hàng tháng trên Wechat
Rất nhiều người Việt sang Trung Quốc làm việc có nhu cầu gửi tiền về Việt Nam, nhưng chuyển khoản quốc tế thì rất lằng nhằng, và không phải ai cũng có thẻ ngân hàng nội địa, hay thời gian ra ngân hàng chuyển khoản. Từ nhu cầu này, những người Việt biết tiếng Trung đã khôn khéo mở dịch vụ chuyển tiền qua Wechat, Zhifubao với một ít cước phí, nhanh, tiện và đáng tin cậy. Tất nhiên mỗi bên cước phí khác nhau, giờ giấc làm việc cũng khác nhau. Năm 2017, mình dùng dịch vụ của anh Bùi Ngọc Dũng, tất cả các giao dịch lớn nhỏ đều 50 tệ, tức là bạn gửi 50 tệ hay vài trăm nghìn tệ cũng chỉ có bằng ấy, rất lợi cho chuyển khoản lớn. Đến cuối 2018, giá cước dịch vụ của bên anh ấy có sự thay đổi, gửi nhiều mất nhiều, gửi ít mất ít, cộng thêm phí rút tiền Wechat nữa. 
Phí rút tiền Wechat
Nhìn vào dịch vụ này, hẳn các bạn cũng liên tưởng đến mô hình rửa tiền qua Wechat. Một ngày, những bên dịch vụ chuyển tiền như anh Dũng nhận vài chục lượt tiền khách chuyển. Ngoài chuyển tiền, bên dịch vụ của anh còn nhận nạp thẻ điện thoại cho người ở Việt Nam, thẻ game. Mỗi một lượt giao dịch, trung bình anh được 50 tệ, vậy một ngày 20 lượt, anh đã kiếm được 1000 tệ, khoảng 3,4 triệu đồng. Làm giàu không khó đúng không nào? Anh có rất nhiều thẻ ngân hàng Việt Nam, và toàn dùng app để chuyển khoản với phí 0 đồng, người nhận thẻ gì, anh sẽ gửi bằng thẻ đó, nên phí chuyển tiền giữa các ngân hàng ở Việt Nam là rất ít.
Biên lai nhận được sau khi giao dịch, yên tâm không lừa đảo :p
Suy rộng ra hơn một chút, những người làm ăn kiểu rửa tiền, có thể lập được bao nhiêu tài khoản Wechat chỉ với thông tin đăng ký là số chứng minh thư nhân dân để gửi tiền về Việt Nam hoặc ra nước ngoài? Theo như mình được biết, 1 số chứng minh thư có thể lập tối đa 2 tài khoản Wechat. Bạn có 1 nhóm bạn người Trung, cùng chí hướng rửa tiền, yeah, kèo thơm được set rồi đấy! Chưa kể khi những người bạn Trung tốt bụng kia còn link Wechat với thẻ ngân hàng nội địa, giao dịch của bạn sẽ không chỉ ở mức 30.000 nhân dân tệ 1 tháng. Ngoài wechat, bạn vẫn có thể làm dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, tiền dịch vụ vẫn cứ là đều như vắt chanh, đừng hỏi vì sao anh giàu :v
Cơ mà khoan... Wechat đã nhìn ra điều này rồi, định lách kẽ hở của mạng xã hội quốc dân dễ như vậy sao? 2019 đã tới, khi luật an ninh mạng được thắt chặt hơn, an ninh kinh tế mạng được Wechat tập trung hàng đầu. Cơ hội cho những xới làm ăn đen đã từng bước bị đẩy lùi, thậm chí là sắp có nguy cơ tắt hẳn. Câu chuyện ấy mới bắt đầu từ tháng này thôi, khi mà Wechat của mình không nhận được tiền với số lượng trên 200 tệ/ lượt nữa. Khi ai đó chuyển cho mình khoảng 201 tệ trở lên, ngay lập tức Wechat gửi thông báo " bạn phải liên kết ví Wechat với thẻ ngân hàng nội địa". Khi bạn click "complete now", Wechat bắt buộc bạn phải điền số thẻ trùng khớp với tên người đăng ký wechat (tên trên chứng minh thư). Vậy là người nước ngoài khó lòng nhận và chuyển nhiều tiền trên Wechat như trước đây. Lưu ý thêm, Wechat không chấp nhận đăng ký với số hộ chiếu, chỉ và chỉ chứng minh thư của người Trung.
Sếp và mình đã thử chuyển tiền cho dưới và trên 200 tệ xem có nhận được không và kết quả :3
Quay trở lại với bên dịch vụ chuyển tiền, trước khi mình chỉ nhận được max 200 tệ/ đợt giao dịch, anh ấy đã phải thay đến 3 cái Wechat :v Vì giao dịch quá nhiều nên Wechat bị khóa, toàn bộ số tiền trong Wechat cũ đều bị đóng băng. Các bạn lưu ý là tiền trên Wechat là của ví Wechat, chứ không liên quan đến tiền trong thẻ ngân hàng liên kết nha. Tiền trong ngân hàng liên kết vẫn còn, tiền ở ví Wechat sẽ mất luôn khi bạn mất tài khoản Wechat.
Hôm qua mình có chuyển 1 ít về Việt Nam, lại tìm đến anh Dũng "tệ", anh chỉ thở dài " giờ làm ăn khó lắm em, Wechat của anh giờ cũng không nhận được tiền, em chuyển vào thẻ ngân hàng này nhé". Cũng may là anh còn thẻ ngân hàng nội địa, còn làm ăn được, dù không nhiều như trước, và em cũng vẫn còn chỗ bấu víu gửi tiền về nhà. Chứ không thì em phải lĩnh lương tiền mặt rồi ra Weston Union mà gửi :v 
Đoạn kết của câu chuyện chuyển khoản Wechat
Tạm kết, không phải nghe hô hào 4.0 gì nữa đâu, mà chúng ta đang thực sự sống trong thế hệ số không góc khuất. Mới đầu 2019 mà những xe điện, hệ thống thành phố AI đã bao trùm quá nửa anh hàng xóm to đùng này rồi, an ninh kinh tế mạng cũng đã xiết chặt hơn, bảo vệ quyền và quản lý lợi ích của người dân Trung Quốc. Không kẻ nào có thể dùng Wechat mưu cầu lợi ích cá nhân qua các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài được nữa. Và rất nhanh thôi, 2020, Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh sẽ là những thành phố đầu tiên áp dụng hệ thống tính điểm công dân. Rồi đây, ai dám xả rác ngoài đường, ai dám tè bậy, ai dám phá rối trật tự an ninh? Khi điểm công dân sẽ có lợi trực tiếp đến bản thân họ, thế hệ con cái họ? Bố mẹ tốt, con được hưởng nền giáo dục miễn phí, tiến bộ, bố mẹ xấu, con phải chịu thiệt. Cứ như vậy, thế hệ số của họ đang biến con người ta dần thành những cái máy được lập trình sẵn. Nhưng đây cũng là điều tất yếu để Trung Quốc chuẩn bị hành trang trên đường đua trở thành ông trùm thế giới - China Dream. 
Gần đây, Alibaba và Mercedes Benz đang dính bê bối ở Trung Quốc. Alibaba bị tố là nhân viên phải làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, và không có thời gian để hẹn hò; trong khi Mercedes bị một cử nhân đại học, dùng lý lẽ của mình đòi bồi thường cho chiếc xe của hãng. Chính phủ cũng đang vào cuộc, và hy vọng Mercedez không bị out nhanh như ông trùm thời trang D&G trước đó. Ở Việt Nam, Khoa Pug - 1 youtuber nổi tiếng có thể làm Aroma nhanh chóng xuống bùn, nhưng ở Trung Quốc, chỉ 1 nữ cử nhân đại học vô danh có thể khiến một ông lớn làng xe lao đao. Vậy thì trước khi tiếc thương cho họ khi phải chịu quản lý chặt chẽ từ chính phủ, hãy nhìn quyền lợi con người họ đang có. Một khi người dân lên tiếng, Chính phủ vào cuộc và yêu cầu bồi thường cho nhân viên (Alibaba) và người dùng (tất cả người dùng xe Mercedes). Họ cũng không hùa nhau rate 1 sao cho Mercedes như cách chúng ta rate 1 sao cho Aroma. Họ chọn đàm phán trước để nhận được quyền lợi một cách văn minh. 

Kết, bơi ra biển lớn không phải đi thật xa ở những trời Âu thơ mộng, mà chỉ là nhìn sang người láng giềng Trung Quốc - vốn từng có quá khứ và tai tiếng khét mù, nhìn sang anh Nhật Bản cần mẫn, tỉ mẩn để học hỏi. Chứ không phải xôn xao lên vì một clip 4 phút, đăng đàn nói qua nói lại cả trăm bình luận. Việt Nam là một đất nước bình yên, chúng ta có những lợi thế nhất định, đừng ngồi đọc dăm ba cái báo lá cải về ấu dâm, showbiz, giáo viên biến chất này nọ rồi tự nhục. Gương start up hay sáng chế vượt trội, tài năng trẻ ở các cuộc thi Olypmic quốc tế, những nhân tài đang tu nghiệp ở nước ngoài thì ít được share, có thì bình luận kiểu " con nhà người ta không làm bạn thất vọng", rồi "nhà có tiền thì đi du học này nọ...". Tự nhục là bỏ ngay cái văn hóa tiểu nông tức nhau tiếng gáy, để mà học máu lên, làm hăng lên, ra ngoài nói chuyện bằng dăm ba cái ngoại ngữ, vỗ ngực mà tự hào rằng người Việt Nam không chỉ nổi tiếng ở quá khứ với chiến thắng Pháp, Mỹ. Chúng tôi còn đang vươn ra thế giới bằng tất cả sự cầu tiến và tinh thần dân tộc máu đỏ da vàng. Để lá cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trong niềm vinh quang bất diệt.