Gần đây, các thông tin sụt giảm doanh thu, thị phần và người dùng... của Facebook được các trang tin về tài chính đưa tin rất nhiều. Và trong các tin tức về sụt giảm này luôn nhắc đến sự canh tranh và phát triển nhanh chóng của Tiktok - Nền tảng video ngắn số 1 hiện nay.
Vậy tại sao Tiktok - một công ty sinh sau đẻ muộn lại có thể cạnh tranh gay gắt với gã khổng lồ Facebook như vậy? Có thật sự chỉ là việc Tiktok đã nắm bắt được xu hướng “nhanh và ngắn” của người dùng hay không?
Đầu tiên, chúng ta cùng nói về xu hướng "nhanh và ngắn" của người dùng. Chắc hẳn, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng là nó tồn tại, nhưng không phải độc quyền Tiktok. Nếu nhìn vào định dạng short video, Facebook cũng rất thành công với những series "review phim" (bỏ qua yếu tố spoil ở đây). Thay vì xem 1 bộ phim 2-3 tiếng, chúng ta chỉ cần 7-10p để có thể xem 1 video review phim và hiểu được gần như toàn bộ nội dung của phim. Hay thêm nữa, Instagram (một nền tảng thuộc sở hữu của Facebook) đã ra mắt tính năng Instagram Reel với chức năng tương tự Tiktok.
Vậy nếu cạnh tranh trên định dạng video ngắn, liệu Facebook có thực sự thua?
Hãy thử nghĩ xem tại sao Facebook không đánh bản quyền các video review phim? Và với tiềm lực tài chính của Facebook, lượng người dùng đã có sẵn, Facebook có khó khăn khi tạo ra 1 nền tảng độc lập với tính năng tương tự Tiktok và điều hướng người dùng sang đó không?
Mình là một người làm Digital Marketing, thường xuyên làm việc trên các nền tảng Digital, và với quan điểm: “chơi trên sân nào thì phải hiểu luật chơi ở đó”, mình rất hay để ý đến các thuật toán của các nền tảng. Và thuật toán "phân phối nội dung đến người dùng" chính là key mình muốn nhắc đến trong bài viết này.
Đối với Facebook, khi lướt newsfeed các bạn sẽ thấy gì? Những bài post từ những người hoặc Fanpage bạn theo dõi, bài quảng cáo. Thử đứng ở góc độ bạn là Creator, bạn muốn bài viết của bạn tiếp cận được nhiều người hơn đi, bạn sẽ làm cách nào? Có thể là share bài viết vào các cộng đồng, tag bạn bè,... những cách không tốn phí. Và bổ thì không có rẻ, cách nhanh nhất và mạnh nhất vẫn là chạy quảng cáo cho bài viết. Đó cũng chính là nguồn doanh thu của Facebook.
Nhìn sang Tiktok, nội dung mà chúng ta được ưu tiên nhìn thấy sẽ là "For you" chứ không phải là "Following". Tiktok sẽ tự động phân phối những nội dung theo sở thích được phân tích từ hành vi xem của người dùng để đề xuất những video phù hợp thay vì chỉ những kênh mà chúng ta theo dõi. Ở góc độ chúng ta là Content Creator, chúng ta rất muốn nội dung của mình được tiếp cận nhiều người hơn, và Tiktok đã làm điều đó giúp nhà sáng tạo một cách free. Không những thế, một minh chứng cho việc Tiktok ưu ái Creator thế nào đó là Douyin (phiên bản Tiktok dành riêng cho quê hương Trung Quốc của nó) không những không thu tiền mà còn trả tiền cho các Creator để sản xuất những nội dung với rất sự đầu tư rất lớn cả về sức sáng tạo và chi phí, sử dụng rất nhiều những kĩ xảo “hollywood”.
Với “thuật toán phân phối nội dung” này của Tiktok, nó đã đánh trực tiếp đến nguồn doanh thu của Facebook, và vì yếu tố dòng tiền này đã làm cho gã khổng lồ Facebook không thể tạo ra một nền tảng tương tự như của Tiktok.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được, Tiktok thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào xu hướng nhanh và ngắn của người dùng.
Đối với các chủ sở hữu nền tảng, Tiktok hay Facebook là các sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển sản phẩm là một hàm số, và hành vi khách hàng chỉ là 1 biến số trong hàm số đó. Một sản phẩm mới thành công sẽ phải dựa trên rất nhiều biến số khác nữa: nguồn lực doanh nghiệp, sự đe dọa của đối thủ, chính trị, văn hóa,....
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hi vọng góc nhìn này của mình mang lại giá trị cho các bạn. Hãy để lại ý kiến để chúng mình cùng thảo luận thêm nhé!