Nếu bạn đang phát triển tốt, bạn sẽ cảm giác như mình đang chiến thắng vậy và mọi người đều vui vẻ. Khi đó, lúc nào cũng sẽ cần thêm những vị trí và trách nhiệm mới và mọi người trong team đều thấy sự nghiệp của mình đang tiến triển tốt. Ngược lại, nếu bạn không thể tăng trưởng, người ta sẽ chỉ chống đối lại trách nhiệm và đổ lỗi cho bạn.
"Case này nhóm mình rất hay gặp phải, tuy không đến mức đổ lỗi cho nhau, trách móc nhau nhưng cũng có khi bất hoà, tranh cãi.
Nếu bạn/nhóm bạn không nhanh chóng tìm ra solution để thoát khỏi tình trạng "ngừng tăng trưởng", doanh số không tăng mà còn sụt giảm thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn. Bạn sẽ tự nghi ngờ bản thân bạn, đội nhóm sẽ nghi ngờ khả năng của bạn.. và mọi chuyện tồi tệ có thể xảy ra.
Case đó, việc mình làm là bình tĩnh lại, kiểm tra tất cả mọi chỉ số, mọi kênh tương tác. Xem số lượng khách hàng vào web anhemfood.com của mình có giảm hay không, search từ khoá có còn trên top hay không, chỉ số nào đang giảm thế nào new user hay retention..các bạn đang chăm sóc khách hàng như thế nào, có vấn đề gì không? giao vận ra sao? shipper có chửi khách không?  đọc lại hết các đoạn chát, ăn hết các món....  làm mọi cách để tìm ra vấn đề và fix nó ngay lập tức... vực dậy tinh thần anh em."

Mỗi khi bạn phải quyết định làm gì đó, hãy tự hỏi mình “đây có phải điều tốt nhất để tăng trưởng?” Ví dụ, tham gia hội thảo thường không phải cách tốt nhất để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng, trừ khi bạn biết là sẽ bán được hàng ở đó.
Đừng tự lừa dối bản thân mình bằng mấy chỉ số vô nghĩa (vanity numbers).Có một sai lầm phổ biến là mọi người tập trung vào lượng người đăng kí mà không tập trung vào số người quay lại. Số người quay lại cũng quan trọng như số người dùng mới đăng kí vậy.
Ngoài ra, bạn cần phải thiết lập các mục tiêu vừa tham vọng vừa cũng đủ để bạn đạt được và hãy xem lại tiến bộ hàng tháng. Hãy ăn mừng chiến thắng!
Hãy liên tục nói chuyện trong công ty về chiến lược, nói với mọi người những gì khách hàng nói với bạn, … Bạn càng chia sẻ thông tin, dù tốt hay xấu, thì càng tốt.
"Có 1 thời điểm mà số lượng user growth lên chóng mặt, quán cơm của mình bị quá tải, mọi người đều tất bật, người nhắn tin, người gọi điện, đóng hộp, gọi ship, cãi nhau với shipper... bận rộn từ sáng đến xế chiều. Bận rộn , vất vả mà cũng happy. Đã có những lúc nghĩ là mình lên làm lớn hơn, nên mạnh dạn hơn, nhu cầu nhiều thế cơ mà. 
Sau đó đến khi chững lại chút, đi kiểm tra lại số liệu thì thấy số người mới quá nhiều, mà thời gian họ stay với mình thì quá ngắn, số khách hàng chỉ order 1 ngày, 2 ngày nhiều quá. Chết mịa rồi, có vấn đề rồi! Bắt đầu đi vào tìm hiểu và giải quyết... bắt đầu nhận ít đơn hơn, chú trọng hơn vào sản phẩm và chăm sóc khách hàng.....v.v"
Một trong những cái bẫy lớn nhất là startup làm những thứ mà founder tin rằng sẽ tăng trưởng nhanh, nhưng thực tế là phần lớn nó chẳng hiệu quả và cuối cùng lại chỉ tổ tốn thời gian. Một ví dụ tiêu biểu là làm việc với những công ty truyển thông để làm cái lễ ra mắt thật hoành tráng. Hãy cẩn thận với những thứ kiểu này và hiểu rằng nó sẽ chẳng bao giờ có hiệu quả đâu. Thay vào đó, hãy tăng trưởng theo cách mà các công ty vĩ đại vẫn thường làm — tạo ra một sản phẩm mà người dung yêu thích, tự tay tìm kiếm người dùng đầu tiên, rồi sau đó mới thử nghiệm thật nhiều chiến lược tăng trưởng khác, (ads, referral programs, sales and marketing, etc.) và rồi tập trung vào những cái hiệu quả.

Hỏi khách hàng xem bạn có thể tìm nhiều người như họ ở đâu.

Notes from Startup Playbook - Sam Altman