Ngày đầu đến trường chắc chắn ai cũng mang trong mình một tâm thế vô cùng háo hức, tự hào vì bản thân đã đạt được mong muốn của chính mình. Sẽ không còn là những đứa trẻ bám váy mẹ khóc mếu, không còn những đôi mắt rưng rưng lệ khi bước chân vào mẫu giáo nữa mà là ngôi trường ĐẠI HỌC.
Sinh viên đại học năm nhất, những "mầm non" mới nhú của ngôi trường đại học, bên cạnh cảm giác vui vẻ, rạng ngời ngày tựu trường thì sẽ không tránh khỏi những bở ngỡ, hoang mang, lo lắng đầu đời. Đây là điều không tránh khỏi, cho nên bạn cần học cách đối mặt với những điều đó thì mới mong trưởng thành và ba mẹ sẽ yên tâm về bạn.
Vậy những cảm giác đó sẽ ra sao? Và mình cần phải làm như thế nào để vượt qua?
1. Nhớ nhà
Nếu là sinh viên của thập kỷ trước thì đây có lẻ là vấn đề khá khó khăn vì họ không cách nào liên lạc với gia đình. Nếu có thì sẽ thông qua những hình thức thô sơ và sẽ mất rất nhiều thời gian như email, thư tay,..... nhưng ngày nay có rất nhiều phương tiện MXH để các bạn có thể liên lạc như Zalo, fb, viber,... nên các bạn đều có thể mỗi ngày gặp gia đình, nên nỗi khó khăn này cũng không quá to. Sinh viên đều coi việc rời xa nhà là điều hạnh phúc vì không muốn bị kèm cập, quản lý thời gian. Nhưng đến khi xa nhà thì mới biết "nhà" chính là nơi an toàn, ấm áp, hạnh phúc, nên chả trách nhớ nhà lắm luôn nhe.

2. "Lạ" cách học mới

Vào đại học giảng viên sẽ không còn nhắc nhỡ mỗi ngày làm bài, học bài, kiểm tra bài mỗi ngày như cấp 3, mọi thứ đều sẽ do bạn phải tự giác: Tự giác học, tự giác tiếp thu,.... và mọi thứ sẽ được đánh giá ở bài thi giữa kỳ và cuối kỳ. Do đó bạn cần phải tập trung tìm ra phương pháp học tốt nhất cho chính mình, ĐH là nơi tổ chức và quản lý việc tự học, cho nên bạn là người sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình.
Các bạn Sinh viên thường nghĩ học đại học chỉ là học đại nên sẽ rất nhàn. Không!không! Bỏ ngay cái tư tưởng đó đi nào. Đại học là nơi để bạn bắt đầu rèn luyện cho những chuỗi ngày tự thân vận động phía sau, nơi đây bạn sẽ học những kiến thức chuyên sâu hơn để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy bạn cần hết sức chủ động cho việc học của mình, nên tự tìm hiểu, nghiên cứu qua sách vở ngoài những kiến thức đã được học trên lớp.
Tự giác, chủ động học tập, rèn luyện sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu, khám phá những thức mới lạ trong việc học tập và cả trong cuộc sống này.

3. Không thể hòa hợp với những người bạn mới

Bạn cảm thấy mọi người điều xa lạ, có những người bạn khác vùng miền, những người bạn ở thành phố lớn bạn thật sự không quen tiếp xúc. Bạn nghĩ rằng không tồn tại tình bạn ở ĐH, thật ra bạn bè không phân biệt SV hay học sinh, người đi làm hay bất cứ ai. Ở đâu cũng tồn tại những điều tốt đẹp kể cả tình bạn và những điều đó sẽ dựa trên sự chân thành, thấu hiểu và chia sẻ. Cho nên hãy cứ mạnh dạn kết bạn thông qua lớn học, ở thư viện, CLB, sinh hoạt ngoại khóa,....

4. Không tìm được nhà ở

Đây là vấn đề mà hầu hết các sinh viên ở quê lên điều gặp phải, nhưng bây giờ khi công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển thì việc này khá dễ dàng vì một số trường đại học sẽ có KTX và cả những bộ phận chuyên trách hỗ trợ về nhà ở, bạn chỉ cần lên fanpage của trường là có thể tìm được thông tin hỗ trợ. Nhưng tốt nhất vẫn là nên liên hệ KTX của trường để làm quen thời gian đầu.

5. Không quản lý được chi tiêu

Khi còn là HS được sự quản lý của ba mẹ về chi tiêu, tiền tiêu vặt thì được phát mỗi ngày, cơm ăn thì không cần phải lo vì đã có ba mẹ, tuy nhiên khi lên đại học bạn sẽ được phát tiền mỗi tháng và tự quản lý chi tiêu. Nên đôi khi bạn sẽ sử dụng chi tiêu không hợp lý như kiểu đầu tháng thì ăn chơi sả láng, cuối tháng thì mì tôm, bánh mì lót dạ.
Mình thiết nghĩ là nếu bạn nào cảm thấy mình gặp khó khăn trong quản lý chi tiêu thì bạn cần phải thiết lập kế hoạch chi tiêu, ghi ra những thứ cần sử dụng cho từng tuần và không được sử dụng quá số tiền đó.

5. Không quản lý được thời gian cá nhân

Thời gian là thứ mà nhiều bạn sinh viên lãng phí nhất trong thời gian đại học. Nhiều bạn thường nghĩ học đại học không cần phải thường xuyên lên lớp, ngày mai thầy cô cũng đâu có kiểm tra bài nên chả cần phải học làm gì, ngủ nướng cho rồi. Hay những cuộc gọi í ới của mấy đứa bạn là ngay lập tức chạy đi trà sữa, cà phê,....
Đừng để sự "Trì hoãn" đánh mất chính bạn. Hãy luôn nhớ thử thách giúp ta trưởng thành hơn, chỉ có cách đối mặt thì bạn mới có thể giải quyết được vấn đề. Đại học là một bước ngoặt khó nhằng, nhưng nếu có thể vượt qua bước ngoặt này thì còn bước ngoặt cuộc đời khó khăn cần bạn đón nhận.
Không được "trì hoãn" những thứ nhất định phải làm trong hôm nay. Và để đạt được điều đó thì bạn cần lập kế hoạch làm việc mỗi ngày, ƯU TIÊN những thứ QUAN TRỌNG và CẦN LÀM NGAY trong ngày.
Đừng để sự "Trì hoãn" đánh mất chính bạn. Hãy luôn nhớ thử thách giúp ta trưởng thành hơn, chỉ có cách đối mặt thì bạn mới có thể giải quyết được vấn đề. Đại học là một bước ngoặt khó nhằng, nhưng nếu có thể vượt qua bước ngoặt này thì còn bước ngoặt cuộc đời khó khăn cần bạn đón nhận.
Hãy tin tôi đi Tôi không đùa đâu.
Với chính bản thân các bạn để có thể vượt qua những điều này thì các bạn cần chuẩn bị trước một tinh thần thép, biết cách tháo gỡ nỗi lo lắng của mình như:
- Tìm một người bạn tâm sự, người có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp: Tâm sự nhiều hơn với ba mẹ, anh chị đi trước, người này phải hiểu về bạn nhất.
- Giải trí: Chọn 1 bộ phim, bài nhạc để nghe khi bạn bị áp lực, rèn luyện thể thao cũng là cách để bạn giải tỏa stress.
- Học cách tự lập bằng việc: Tự vệ sinh dọn dẹp nhà ở, lau nhà, trang trí góc phòng mình yêu thích, tự giác ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý,...
- Lập kế hoạch và tạo áp lực cho bản thân: Đây là cách tốt nhất để bạn không quên đi nhiệm vụ, mục tiêu ngay từ ban đầu của mình để khi có trở ngại bạn cũng sẵn sàng đón nhận và vượt qua.
Về phía gia đình thì nên gọi điện hỏi thăm, động viên chia sẻ và tạo thêm động lực để con cố gắng hơn và giúp con vượt những khó khăn này.
Chúc bạn may mắn và vượt qua những trở ngại đầu đời này nhé!