Ở bài viết trước mình có viết về Kpop và sự ảnh hưởng của nó đến Việt Nam. Tất nhiên sẽ thật là lãng phí công sức và thời gian để ngồi viết một bài viết về làn sóng Hallyu đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào phải không? Thế nên để thay cho lời xin lỗi vì đã lãng phí thời gian và công sức của những ai đã lỡ ấn vào bài viết đó, mình xin dành tặng các độc giả một bài viết khác "có tâm" hơn: Văn hóa idol. (Nhớ đọc kĩ đến cuối bài viết nhé vì ở cuối bài mình sẽ tiết lộ một sự thật "động trời" về bài viết trước của mình!)
Nhắc đến idol là mọi người đều nghĩ ngay đến các nhóm nhạc Kpop, các idol Thái Lan... Vậy thì rốt cuộc nguồn gốc của "văn hóa idol" này là từ đâu ra? Có phải nó đến từ Hàn Quốc không? Mình không biết chính xác nguồn gốc cho trào lưu này từ đâu nhưng mình có thể khẳng định rằng nó chắc chắn không phải từ Hallyu, nếu xét trên những gì đang xảy ra với thị trường âm nhạc Kpop nói riêng và văn hóa thân tượng nói chung.
Ngày nay nếu như bạn ra đường và hỏi một bạn nữ trẻ tuổi gen Z rằng bạn có người yêu chưa, ắt hẳn sẽ có rất nhiều người trong số các bạn ấy sẽ nói rằng mình đang "ngoại tình" bởi nếu chúng không tự yêu nhau thì chúng cũng sẽ nói rằng "chồng t*o là anh RM với V của BTS", "anh này của nhóm ENHYPEN" hay bất cứ một diễn viên web-drama Hàn Quốc nào đó. Trước kia thì có Big Bang rồi Super Junior. Dẫu vậy mình vẫn không cho rằng nó xuất phát từ Hàn Quốc bởi trước đó "sự cuồng nộ" này cũng đã xuất hiện từ rất lâu, thậm chí nó còn ở thời của bố mẹ và các cô, các chú của chúng ta khi có rất nhiều người dành tình yêu thương và mến mộ của mình cho "thần tượng", từ Việt Nam với những Đan Trường, Lam Trường hay Cẩm Ly cho đến những Roberto Baggio, David Beckham, Spicegirls, Backtreet Boys từ trời Tây xa xôi. Sau này đến thế hệ của mình thì bắt đầu biết đến những Justin Bieber, Bruno Mars, One Direction, Charlie Puth, Selena Gomez, Miley Cyrus... Nhìn cái cách mà các bạn nữ ngày nay "si mê" 7 chàng trai của nhóm BTS mà tôi chợt nhớ đến thời của bọn tôi những năm 2010, ngày mà Justin Bieber cũng "bị" đón nhận sự hâm mộ cuồng nhiệt đến từ các fan của anh trên khắp thế giới.
Justin Bieber ngày ấy cũng "hot" như thế. Anh không chỉ đơn giản là một ca sĩ trong ngành giải trí mà còn là một "hình mẫu" lý tưởng để cho rất nhiều những thằng con trai muốn noi theo và cả các bạn gái mỗi khi quyết định về mẫu bạn trai/người yêu/người chồng lý tưởng. Và phải thú thật là cho đến bây giờ hình mẫu ấy còn nguyên giá trị mặc cho những đổi thay về văn hóa và xu hướng của thời đại. Justin Bieber ngày ấy có tất cả mọi thứ mà một thằng con trai nên có: đẹp trai, hát hay, nhảy đẹp, biết chơi nhiều thể loại nhạc cụ và hầu hết các môn thể thao. Anh còn rất "giàu" nữa, bảo sao các bạn nữ không mê như điếu đổ. Ai ở thời điểm đó đã từng một lần say đắm với những Baby, Never say Never, What Do You Mean hay Love Yourself đều sẽ hiểu được ý nghĩa lớn lao của Justin Bieber ngày ấy ra sao. Nói đâu xa, bản thân tôi đến tận bây giờ vẫn còn lưu rất nhiều bài nhạc cũ của Justin Bieber để nghe thay vì nghe các bài nhạc mới đang phát hành trên thị trường bây giờ, không phải bởi vì mình chê nhạc bây giờ mà đơn giản chỉ là những bài hát đó đã từng là một phần thanh xuân của tôi và cũng có thể là của rất nhiều người, trong đó có thể có các bạn.
Thế thì mục đích cuối cùng của bài viết này là gì? Nó không hề có ý chỉ trích hay đả kích, phê phán bất cứ điều gì cả. Việc chúng ta thích ai, thần tượng hay yêu mến ai hoàn toàn là quyền của chúng ta và không ai có quyền xâm phạm hay chỉ trích điều đó, miễn sao cái sự "đam mê" ấy không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh là được. Bài viết này chỉ đơn thuần là một chút suy nghĩ của tôi về văn hóa thần tượng dựa trên những trải nghiệm "ít ỏi" của mình về văn hóa ngày càng có nhiều sự biến chuyển này.
P/S: Thật ra bài viết về làn sóng Kpop và sức ảnh hường của nó đến Việt Nam không phải do mình viết đâu, là ChatGPT viết đấy;))
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất