Là 1 người trẻ thì phải biết “ cái tôi “ của mình đến đâu và khi là một người trẻ đam mê sách thì nên hiểu " Muốn có được thứ mình muốn thì phải làm nhiều thứ hơn chứ không chỉ có việc đọc "
Ảnh khung của sổ phòng mình :3
Ảnh khung của sổ phòng mình :3

CÁI " TÔI " CỦA BẠN ĐẾN ĐÂU ?

Ở trong xã hội hiện đại này, khi mà có quá nhiều thứ hiểu ta hơn chính ta bằng những thuật toán và cũng từ đó có thứ gọi là "truyền thông" gây u mê định hướng thay ta cuộc đời của chính mình, hay nói cách khác là cái "tâm" của chúng ta không còn sáng được như những thế hệ trước. Và ở thời điểm này cái "tôi” của chúng ta luôn ở 1 mức nào đó mà chúng ta ít có thể biết. Nó có thể không cao như chúng ta nghĩ vì đôi khi ta vẫn hạ mình làm những việc phải che đi lòng tự trọng khi ít có ai để ý và làm điều ngược lại trước những cuộc tranh cãi dần có xu thế bất lợi với mình.

ĐIỀU HUYỄN HOẶC ĐẦU TIÊN

Tôi không muốn nói những điều sáo rỗng như là : " Chúng ta phải hạ cái tôi trước người khác để có những thứ ta muốn trong thời điểm nào đó " hay "Hãy luôn vui vẻ khi bị đối xử thiếu công bằng để giữ hoà vi quý " đấy không phải là khôn khéo ! đấy là điều đáng xấu hổ mà các sách self-help cố nhồi nhét vào đầu chúng ta, điều tôi muốn bạn hiểu là bạn phải là chính mình, biết mình ở đâu, trong trường hợp nào và liệu rằng : chúng ta có dám chịu trách nhiệm với những thứ chúng ta sẽ làm để giữ lấy lòng tự tôn và cái tôi của mình ! Cách duy nhất để thực sự biết điều đó và áp dụng nó thật nhanh trong mọi tình huống là : bạn phải có 1 cái đầu thật sáng suốt với rất nhiều kiến thức !

KIẾN THỨC CỦA BẠN NÊN LÀ CỦA CHÍNH BẠN !

Nhưng ta lấy kiến thức ở đâu và làm sao để kiến thức ấy thực sự là của mình ? Thì cách nhanh nhất để có được điều đó là “đọc”. Nếu trước đây khi còn là học sinh, ta lấy việc học ở trường ra để so sánh nhau và xem đó là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá thành công hay độ hiểu biết của một người nào đó thì chính lúc đó chúng ta là những chú nhím tội nghiệp! Trong giả thuyết “ nhím và cáo” thì nhím được chỉ những người chỉ biết và giỏi duy nhất 1 việc, còn cáo thì được chỉ một người có cái nhìn rộng, dù không xuất sắc ở 1 điểm duy nhất nhưng khi gặp 1 việc nào đó họ có thể giải quyết theo nhiều cách vì kiến thức của họ đa dạng hơn. Cũng giống như nhím thì chỉ có 1 cách duy nhất để sinh tồn là phóng gai của mình khi gặp nguy hiểm, nó thiên về tự vệ hơn, còn cáo khi được quan sát tập tính thì khi săn mồi nó có thể bắt lấy mục tiêu bằng nhiều cách khác nhau. Cái tôi của một người ảnh hưởng nhiều đến cách họ đọc sách và tìm hiểu các kiến thức mới, vì nếu họ thật sự không biết cái tôi của mình ở mức nào thì sẽ gây ra tâm lý coi nhẹ những ý kiến góp ý của người khác và khó tìm được những cuốn sách thực sự hay, không những thế, nếu khi đọc được 1 thứ gì đó họ coi là có giá trị thì anh ta sẽ bị tư duy của tác giả áp hoàn toàn lên mình.

TẤM BỌT BIỂN KHÔ

Tôi có 1 người chị quen biết cũng được 1 thời gian, chị thuộc tuýp người “đam mê với con chữ”, có lần đi cà phê sách tâm sự, chị có nói với tôi : “ Hãy xem tâm hồn mình là 1 miếng bọt biển khô để có thể thẩm thấu mọi kiến thức có trong từng quyển sách mình đọc”.Dù sự so sánh đó là trừu tượng nhưng nó cho tôi lời tự nhắc nhở bản thân - lời nhắc nhở cho một người trẻ là : hãy cứ để cho tâm hồn mình thật thoải mái, đầu óc thật nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức, rồi thì những thứ tinh túy nhất sẽ đọng lại trong tâm trí và những thứ thừa thãi sẽ bị bay biến như nước ở những miếng bọt biển khô vậy! Cũng chỉ khi đó, ta mới sẵn sàng để đối mặt với những điều sắp xảy tới, sẵn sàng để thử những điều mới mẻ.

SỰ HUYỄN HOẶC THỨ HAI VÀ SỰ PHẢN BIỆN

Có 1 vị học giả từng nói " sách đem lại cho ta những trải nghiệm mà không thể nhìn qua đôi mắt", nhưng trái lại cũng có những điều ta phải tự cảm nhận mà không sách nào có thể mang lại được. Xét ở thời đại khi thông tin là vô tận bây giờ, ta có cơ hội mà con người cả mấy thiên niên kỷ trước đây chỉ dám mơ ước và cũng có khi điều đó nằm ngoài tưởng tượng của họ, thì cách chúng ta giữ cân bằng trong cuộc sống càng quan trọng hơn, ta phải nắm được xu thế của xã hội để không để bị tụt lại quá xa nhưng cũng cần thật tỉnh táo để không bị guồng quay của các dòng thông tin cuốn đi mất khỏi con người thật của mình, "đọc sách" vẫn được gìn giữ để thực hiện sự cân bằng đó. Định nghĩa về sách ở thời đại này của chúng ta cũng rộng và rắc rối như chính bản chất của xã hội hiện giờ, tốt hơn hết ta đừng nên "thần thánh hóa" những quyển sách để thấy nó đáng sợ, hay coi nó nhẹ hơn 1 chút để biến nó thành thói quen hàng ngày, là một thú vui mà ta sẵn sàng chèn vào thời gian rảnh rỗi lướt mạng xã hội. Cuối cùng hãy là con người văn minh,hãy là một người trẻ biết " cái tôi " của mình ở mức nào và phải giữ mình thật vững trước mọi xô đẩy của cuộc sống,
LỚN RỒI THÌ PHẢI BIẾT "ĐỌC" !!!