- Không biết uống thì tập uống, sau này không biết uống thì làm ăn gì được hả? Cứ uống đi.
- Sau này công việc con sẽ khác mà, không cần mấy chuyện này đâu.
- Không khác gì hết á! Gặp nó gài cho kí bậy bạ rồi sao.
- ...
Tôi - một sinh viên chuẩn bị ra trường, đã chọn được cho mình nơi làm việc và con đường đi lên không cần những thứ có cồn để xây dựng sự nghiệp, quan trọng hơn nữa, TÔI GHÉT BIA VÀ THUỐC LÁ - phải nghe điệp khúc này mỗi khi đi ăn với người cậu giàu có thật sự làm tôi nóng và bực mình, đôi khi là khinh thường.
Tôi không trách cậu nêu ra quan điểm này vì đây là cách để cậu có được ngày hôm nay. Tôi chỉ không hiểu tại sao cậu lại áp đặt cho mọi người cái suy nghĩ như vậy? (bởi vì ba tôi cũng bị cậu nói hãy cho tôi tập uống???? wtf??? Bộ muốn bệnh gan chung hay sao)
Câu chuyện trên đây là một trong số vô vàn sự việc tôi gặp mỗi ngày trong hơn 20 năm qua. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã gặp tình huống này và thông thường sẽ có 2 kiểu đối đáp: cười - im lặng - cho qua hoặc giải thích - nóng nảy vì nhận ra chẳng có tác dụng gì (đôi khi giải thích chưa xong đã thấy vô ích rồi cho nên cũng chẳng buồn nói tiếp). Cả 2 cách đều có chung 1 kết quả, BẠN CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ CẢ - ĐÔI KHI CHỈ LÀM XẤU HÌNH ẢNH CỦA MÌNH MÀ THÔI.
Bài viết này sẽ không giúp được gì cho những ai muốn thuyết phục người khác (người lớn và thành công hơn bạn) thay đổi ý kiến vì người viết không làm được điều đó :))) Tôi chỉ cố gắng đưa ra lời giải thích chấp nhận được để ai đang trong vai con cháu hiểu và chấp nhận cho qua thôi. Ngoài ra, nếu anh/chị nào vô tình đọc được bài này, hãy cho tôi lời khuyên trong tình huống này, cảm ơn.
Đầu tiên, đứng trên góc nhìn của người lớn, người thân trong gia đình bạn, những người hay chia sẻ bí quyết thành công với bạn, thường có 2 mực đích (đối với tôi): muốn bạn có được thành công giống họ - không cần biết đúng sai hoặc chỉ để khờ eo khoe (trong trường hợp này bí quyết có thể bị bóp méo chút đỉnh) - tỏ vẻ "vịt không hơn trứng chưa nở".
Ở trường hợp thứ nhất, có thể họ quan tâm đến bạn, muốn bạn thành công như họ nên áp bạn vào con đường thành công họ đã đi, an toàn và chắc chắn dẫn đến thành công. Tầm nhìn của họ bây giờ là chỉ có hướng lên, hướng về phía trước nơi họ nghĩ thành công sẽ tiếp diễn; hiếm ai sẽ nhìn xuống, hoặc ít ra nhìn xa hơn một chút, liệu có ổ voi ổ khủng long hay một con dốc thẳng đứng nào hay không. Đơn giản hơn, thành công - cuộc sống xa hoa đã định hướng góc nhìn cho họ, vì họ chưa thất bại - luôn muốn sống sung túc cho nên việc nghĩ đến cảnh té ngã là hiếm khi xảy ra.
Do đó, nếu bạn là người ăn nói khéo, hãy nhắc nhở về con đường phía trước và nên nhớ rằng người lớn rất bảo thủ và sợ sự thay đổi, họ rất sợ. Còn không, cứ im lặng - cười tưới - cho qua hoặc làm theo, biết đâu mình hợp với nó thì sao ?!.
Ở trường hợp thứ hai - khờ oe khoe, nếu bạn đủ tuổi và biết cách ăn nói (yếu tố tiên quyết) hãy vặn lưng họ. Vì đối với những người như thế này (ngay cả khi là người trong gia đình) họ chỉ cần sự tung hô của những người xung quanh mà thôi, chẳng quan tâm bạn có làm theo hay không đâu, cho nên đối với những người có suy nghĩ giống tôi (người thân hay người ngoài cũng giống nhau mà thôi, xấu hay tốt thì cũng chỉ là người) hãy chứng tỏ mình qua lời nói và cử chỉ, thanh niên thời đại mới phải biết thẳng lưng và cong lưng đúng lúc, mang tiến xấu với những người này cũng được (trừ khi ba mẹ bạn chịu ơn quá nhiều). Lời khuyên này hơi sửu nhi, nhưng tôi luôn muốn ghét ra mặt đối với những người kiểu này, nên thích thì mình làm thôi.
Túm cái váy lại, nảy giờ bạn đang đọc cái gì nhỉ? Có cái gì là nghịch lí về góc nhìn không? Chắc là không ... cho đến đoạn dưới !!
 Nếu ai đã xem phim The Simpsons sẽ thấy có 5 góc nhìn trong tấm hình phía trên, và họ cùng chung sống trong một ngôi nhà, đôi khi có cãi cọ về nhiều thứ, lí do là vì IQ mỗi người khác nhau, hành động, cách nhìn và những gì họ nhìn được cũng khác nhau. Nhưng tại sao họ vẫn là một gia đình, một đội đáng mơ ước?
Nghịch lý 1: góc nhìn khác nhau không hẳn là trái ngược nhau, chúng như những ánh đèn xe có màu sắc khác nhau nhưng cùng rọi về một hướng, đích cuối cùng của hành trình.
Nghịch lý 2: IQ có thể ảnh hưởng đến góc nhìn của chúng ta, nhưng chúng không quyết định góc nhìn đó đúng hay sai. Một kẻ luôn thành công chỉ nhìn thấy sự thành công, thất bại luôn nằm trong điểm mù của họ. Một kẻ thất bại sẽ nhìn thấy thất bại và giữ chúng trong tầm mắt của mình. (như câu chuyện phía trên của tôi)
Nghịch lý 3: bạn không thể làm cho người khác thấy điểm mù của mình, trừ khi họ lao vào chúng. (nếu muốn giúp ai đó, hoặc vặn lưng thì đây là cách)
Nghịch lý 4: tình cảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến góc nhìn của chúng ta, mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ vào mối quan hệ ấy. (có thể bạn phản đối nhưng hãy thử yêu ai đó nồng nàn, bạn sẽ nhìn được nhiều thứ hơn)

LÚA MÌ
p/s: nếu đây là lần đầu bạn đọc bài viết của tôi, cảm ơn vì đã đọc đến đây và mong bạn thông cảm về độ thô kệch, xù xì của nó. Tôi viết ít khi đọc lại, để giữ được cảm xúc của mình trong đó.