Tản mạn về các nghịch lý trong xã hội hiện nay (p1)
Đây là series bài viết ngắn về những điều khá ngược ngạo đang tồn tại ở Việt Nam hoặc có thể trên toàn thế giới. Mình không cố ý công...
Đây là series bài viết ngắn về những điều khá ngược ngạo đang tồn tại ở Việt Nam hoặc có thể trên toàn thế giới. Mình không cố ý công kích các tổ chức, cá nhân nào cả, chỉ là vu vơ suy nghĩ về nó mà thôi mong các bạn có thể cùng tranh luận với mình.
Chúng ta sẽ bắt đầu nhẹ nhàng với đề tài muôn thuở và khá phù hợp với khoảng thời gian tháng 5, 6 này. VAI TRÒ NGHỀ GIÁO HIỆN NAY.
Sự kiện gần nhất có lẽ là vụ việc giao viên tiếng Anh (nhiều người lại thêm hậu tố BẮC vào, mình không hiểu tại sao). Mình không bị sốc khi nghe cô chửi, mình chỉ sốc khi nghe "...tao không cần tư cách giáo viên rẻ rách ấy...", nó làm cho mình suy nghĩ rất nhiều.
Thứ nhất, những điều thốt ra khi ta nóng giận có thật sự là những gì ta nghĩ? Đối với mình, câu trả lời là tuỳ vào bạn đã chịu đựng như thế nào, bao lâu, bạn đã chịu đựng điều gì, có nhiều không ... Nếu đặt người giáo viên ấy vào trường hợp này ta có thể du di cô đã tức nước vỡ bờ.
Thứ hai, có phải chúng ta không thể giữ bí mật trong tình trạng máu tụ về mặt như vậy và sẽ xã ra tất cả những gì ta nghĩ trong đâu. Mình thì thích vấn đề này hơn vì người giáo viên ấy chắc chưa được đào tạo qua bất kì khoá học sư phạm nào, và phương pháp đóng tiền phạt ấy càng cho thấy phương pháp dạy của cô không hề phù hợp với lứa tuổi cô đang dạy. Ít ra là mình nghĩ vậy.
Từ 2 giả thiết trên mình lại nhớ đến vụ 9 điểm vào học sư phạm, "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Bản thân mình không nghĩ điểm số đầu vào quyết định quá nhiều đến đầu ra nhưng nó sẽ quyết định đến cách nhìn của những người đào tạo ra những giáo viên tương lai cũng như cách dạy của họ sao cho phù hợp với mức 9 điểm đầu vào.
Vô hình chung chất lượng đầu ra của khoá ấy bị giảm xuống một phần nào đó. Và chính họ sẽ lại đóng vai "người đưa đò". Tổ lái một chút, hình ảnh người đưa đò đã tồn tại quá lâu rồi phải không mọi người? Chuẩn bị lên Sao Hoả rồi thì đưa học sinh sang sông bằng đò biết khi nào chúng mới nên người? Bạn bè tôi thường giỡn rằng "học phí có dăm ba triệu mà đòi hỏi, đóng như chất lượng cao đi rồi muốn đi gì đi..."
Quay lại vấn đề chính VAI TRÒ NGHỀ GIÁO HIỆN NAY. Tôi mong nhận được ý kiến của bạn về 2 suy nghĩ sau:
1) Hình ảnh người lái đò đã bị lạm dụng quá nhiều và giá trị thật của nó có phải đã bị bóp méo?
2) Có nên bỏ giá trị xưa cũ, người lái đò nên nghĩ ngơi và đưa vào một trợ lý công tâm? Như chú dế Lương tâm trong phim hoạt hình pinocchio?
Và tôi xin nêu suy nghĩ của mình về chúng trước.
Tôi may mắn được ba mình kể về hình ảnh của các giáo viên thời kì trước giải phóng. Họ không dùng phấn nhiều cũng chả cần các biện pháp nộp phạt 100k. Chỉ cần tiêu đề và một thần thái giảng bài khiến học sinh phải chăm chú và việc ghi nhớ kiến thức là Auto. Ngoài ra nhân cách, hình ảnh của họ luôn được giữ gìn, tạo sự nể phục trong lòng mọi người, việc học sinh bị đánh là điều phụ huynh mình luôn muốn để con em mình nên người (thời tôi học cũng còn mong ước này).
Chả muốn so sánh gì với sự thật hiện nay đâu. Tôi chỉ muốn mọi người đừng mang hình ảnh người lái đò gán ghép cho đại bộ phận giáo viên hiện nay nữa. Rất nhiều trong số họ không xứng đáng với vai trò cao quý ấy.
Đối với họ giáo viên cũng như bao nghề khác mà thôi, việc gì ảnh hưởng đến cuộc sống trước mắt đều khiến họ lo nghĩ.
Bàn về suy nghĩ thứ 2. Bạn có công nhận rằng kiến thức của chúng ta đang năm hoàn toàn trước mắt chúng ta hay không? Mạng internet đã làm nhiệm vụ truyền kiến thức hết sức hoàn hảo. Vậy việc truyền những tinh hoa của giáo viên còn tác dụng gì khi chính những kiến thức của họ đôi khi sai và đã quá lỗi thời?
Do đó tôi trộm nghĩ học sinh bây giờ chẳng cần một người đứng trên bục giảng đọc chép cho chúng mỗi ngày, chúng chỉ cần ai đó hướng một đường đi đúng, không bị lạc vào những vùng tối của thế giới mạng. Tất cả chỉ có vậy.
Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây. Mình rất mong nhận được những ý kiến tranh luận từ mọi người.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Thu Quỳnh
Cảm ơn về quan điểm của bạn.
Suy cho cùng mình không hiểu, bạn đang đứng từ góc độ nào để nói về giáo dục để rồi đưa ra quan điểm như trên.
1. Bất kì nghề nghiệp nào cũng đều có một góc tối của riêng nó, chúng ta không thể đòi hỏi nó hoàn hảo 100% . Tuy nhiên cũng không thể dùng nó để nguỵ biện cho sự cẩu thả và xuống cấp của nghề nghiệp nhất là dạy học. Tuy nhiên bạn có thấy rằng sai không? Khi lại lấy một ví dụ điển hình một người làm nghề không chân chính để đả xoáy cả một nghề nghiệp mà trước nay theo mình nó trong sạch và được đặt nhiều tâm tư nhất. Theo mình cô giáo bạn nhắc tới đó không phải giáo viên, cả về nghĩa nào đi chăng nữa!
2. Bạn cho rằng việc giáo dục nay khác với giáo dục xưa, bạn mong muốn gv chỉ cần là người định hướng nhân cách cho Hs thôi, còn kiến thức thì đầy rẫy trên mạng?
Mình lại càng không đồng tình với quan điểm này. Khi mà đối tượng giáo dục ngày nay rõ ràng đã có sự thay đổi lớn, thay đổi cả về nhận thức lẫm tâm sinh lí, biết đọc tài liệu trên mạng, biết tìm hiểu những gì các em ấy cần, tưởng chừng các em có thể tự học được tất cả mọi thứ ... ( bạn có chắc rằng tất cả kiến thức hs thu nạp được đều có ích?) nhưng đó mới là lúc vai trò của nhà giáo dục được xem trọng. Giáo viên phải là người định hướng cho các em, là người luôn phải tìm tòi sáng tạo, phải biết tất cả những gì các em biết và cả những gì các em chưa biết. Bạn không biết rằng bây giờ giáo viên thật sự rất vất vả khi họ phải liên tục liên tục sáng tạo để đáp ứng đc yêu cầu phát triển năng lực cho Hs hiện nay( bao gồm cả phẩm chất lẫn kiến thức). Vì vậy, theo mình đối với những ai làm nghề nghiêm túc thì sẽ không gặp phải trường hợp như bạn nói.
3.Hình ảnh “ người lái đò” có sai không bạn? Khi ngay từ đầu người ta dùng nó mang ý nghĩa là hình ảnh biểu tượng. Nếu hiểu theo cách của bạn thì ngày xưa chỉ có những ai đưa đò qua sông mới là giáo viên hả?! Vốn tri thức là không thể đong đếm, người đưa tri thức đến một cách nghiêm túc và có trách nhiệm thì lại càng được phải trân trọng.
Dù sao cũng cảm ơn bạn về chia sẻ của mình ^^
- Báo cáo

Lúa mì
Có thể việc mình chỉ viết tản mạn và không kiểm soát làm bạn hiểu sai ý mình.
ý đầu tiền của bạn: giống như bạn mình không coi người đó là giáo viên, mình chỉ muốn lấy câu nói của cô về tư cách nhà giáo, mình băn khoăn là có phải chỉ những người đi dạy như cô mới nghĩ như vậy hay không? Hay đâu đó trong trường học cũng tồn tại những suy nghĩ như vậy.
ý thứ 2: mình đồng tình với bạn nhưng hình mẫu giáo viên ấy chưa được đem ra làm hình mẫu hoặc họ mong muốn như vậy nhưng không thể vì trên đe dưới búa. mình đã từng tiếp xúc với nhiều giáo viên trẻ và nhận ra họ có thừa năng lực nhưng chỉ 1 2 người như họ trong một bộ máy thì không thể. Sự thay đổi của giáo viên đang chậm rất nhiều so với học sinh
ý thứ 3: mình không nói hình ảnh lái đò sai, mình chỉ nghĩ rằng việc lạm dụng hình ảnh người lái đò đang làm xấu hình ảnh ấy, và thật sự nó không phù hợp với thời buổi hiện tại nữa, khách đi đò mỗi ngày mỗi khác, họ cần thứ gì nhanh hơn an toàn hơn.
Cảm ơn bạn vì những ý kiến mang tính xây dựng cao.
- Báo cáo

Thu Quỳnh
1. Vậy bạn hãy cứ tin rằng ngoài kia có rất nhiều người - thầy cô giáo đang từng ngày từng giờ nỗ lực, tận tâm với nghề. Bởi vì câu hỏi bạn đặt ra không thể trả lời đc, hoặc có thể trả lời đc nhưng đáp án mình nghĩ sẽ chỉ là tương đối thôi. Thời nào cũng vậy cả, đặt niềm tin vào họ.
2. Bạn rõ ràng rất hiểu giáo dục vn đang đứng ở đâu, mình chưa thấy nền giáo dục nào lại hay thay đổi như nền giáo dục này, nhưng tất nhiên rồi, sai thì sửa, lỗi thời thì phải thay đổi. Mình nghĩ cần thời gian, chuyện này không thể một sớm một chiều, ngay bây giờ có thể tốt lên được, nhưng ít nhất theo mình thấy nó đang dần tốt lên. Và cả gv cũng vậy, họ cũng đang cố gắng, thầm lặng. Và mình nghĩ những người có năng lực ko chỉ 1-2 người. Mình đồng tình với bạn là gv đang có vẻ như có sự thay đổi chậm hơn so với hs, nhưng sẽ không mất nhiều thời gian để cân bằng đâu bởi hs dù có như thế nào thì bản chất vẫn chỉ là những bạn nhỏ.
3. Khách đi đò mỗi ngày một khác như bạn nói thì đó vẫn là học sinh, chỉ là có thể do “ cân nặng” thay đổi nhiều thôi. Đúng, gv cần tìm cách đưa các em ấy đi nhanh hơn, an toàn hơn nhưng mình không nghĩ là dùng hình ảnh khác. Mình thấy rằng vai trò của gv dù thời nào thì cũng vẫn đẹp và còn vẹn nguyên giá trị. Không thể vì hs có cân nặng quá khổ mà bảo giáo viên đổi tên nghề lái đò sang nghề lái tàu hay đc .
Đây là phản hồi của mình. Cảm ơn bạn ^^
- Báo cáo

Thu Quỳnh
Mình hiểu ý bạn bây giờ giáo viên cần phải thay đổi cách thức dạy học, nhưng gd vn vãn đang cố gắng vá chỗ này chắp chỗ kia chứ chưa có một hệ thống cụ thể. Mình nghĩ bây giờ cần có một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng người làm cách mạng thì chưa xuất hiện, biết bao lâu mới có một HCM thứ 2.
- Báo cáo

Lúa mì
Sài gòn mới 2 mới đúng, Thủ tướng Lý Quang Diệu mơ về một singapore dựa vào sài gòn mà.
- Báo cáo

nemesis
Tham gia ý kiến về vấn đề giáo dục qua quan sát cá nhân với cả bài viết và comment bên trên:
1. Kiến thức đầy rẫy trên mạng, nhưng cái nào là kiến thức và cái nào là phản khoa học thì người học khó mà phân biệt. Chưa kể đúng nội dung nhưng liều lượng thế nào? Vậy vai trò của người giáo viên nằm ở giới thiệu, định hướng, giám sát và đánh giá, qua đó người học có thể đi đúng hướng, biết mình giỏi yếu thế nào mà cố gắng học tập.
2. Tự đào tạo là khái niệm dành cho những kỹ năng bậc thấp hoặc những con người có trình độ, kinh nghiệm bậc cao, ngoài ra còn đòi hỏi quá trình lâu dài. Đơn cử, giờ kỹ năng hàn bậc 6 mình dám cá là 95% người học không thể tự nghiên cứu; kiến thức về tài chính cơ bản có thể tự học nhưng chuyên sâu hơn thì lại là một câu chuyện khác.
3. Mô hình giáo dục sơ khai nhất ở phương Tây hóa ra lại là hay nhất, một thầy một vài trò cùng tranh luận, nghiên cứu các vấn đề. Tuy nhiên, mô hình này rất đắt đỏ và không có tính chất "quốc dân".
4. Việc tái đào tạo số giáo viên hiện hành có thể tổ chức, định hướng, điều hướng cho học sịn nghiên cứu, tranh luận là một việc quá sức nan giải, khômg chỉ đòi hỏi các khóa tập huấn mà còn đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tự nghiên cứu các vấn đề liên quan. Nghe sơ qua đã thấy trước mắt chưa thể làm được rồi. Trường đại học (ngành xã hội) của mình là 1 trường khá cởi mở, có nhiều cơ chế cho sinh viên tham gia nghiên cứu, hoạt động mà cũng chỉ có 1/3 số môn không ở dạng đọc chép và thi cuối môn bằng chấm điểm môn viết (câu hỏi mở) kết hợp chấm điểm các phiên giả lập.
5. Thói quen ít động não tìm tòi, tranh luận của người học cũng là một lực cản. Theo quan sát của mình, với những môn mở, sinh viên thường có xu hướng đối phó, làm cho xong, mong muốn thi viết theo đề cương như bình thường.
6. Mình thấy người Việt hay nâng cao quan điểm, cá nhân hóa trong tranh luận. Học sinh mà bảo cô giáo sai thì rất chói tai, mà sinh viên bảo giảng viên phân tích chưa đủ e không mấy người dám.
- Báo cáo

Mạnh Nguyễn Văn
mình thì đang học lớp 12, mình học thì mình thấy ông thầy trên bục giảng càng ngày càng giảm giá trị và không còn cần thiết nhiều . nếu còn để để mấy ông đó dạy thì chỉ nên cho dạy phương pháp tư duy , phản biện và tự đào đạo vì kiến thức bây giờ đầy rẫy trên internet.
- Báo cáo

Công Thành Vũ
Cảm ơn bài viết của bạn.
Theo ý kiến của mình, ý nghĩa của nghề giáo viên cũng như người giáo viên, giảng viên vẫn rất quan trọng với xã hội. Không phủ nhận chất lượng của đội ngũ giáo viên hay ít nhất một bộ phận giáo viên không được như những gì vẫn tung hô về nghề giáo. Tuy nhiên, mình tôn trọng và biết ơn những người giáo viên, giảng viên đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho mình, có thể do mình không gặp những trượng hợp tiêu cực chăng.
Nên hôm nay mình muốn bênh vực nghề giáo một chút. Như trong chuyện giáo viên dạy tiếng anh mắng chửi học sinh gần đây, người người đều chỉ trích cô giáo, lên án đạo đức nghề giáo, có lẽ cuộc sống của cô bị đẩy xuống sâu lắm rồi. Nhưng có mấy ai chỉ trích lỗi của người học sinh, trong khi theo mình mọi người cũng thấy cả hai bên đều không đúng. Nhiều người đưa ra quan điểm nghề giáo ngày nay cũng là 1 ngành dịch vụ như bao ngành khác và không nên tung hô như từ trước đến nay. Đồng ý, nhưng nếu đã suy nghĩ như vậy thì làm ơn hãy nghĩ người giáo viên cũng chỉ là người cung cấp dịch vụ, cũng đừng áp đặt những tiêu chuẩn vốn dùng để tôn vinh nghề giáo. Mỗi người đều có quyền sử dụng tiêu chuẩn của mình để phán xét, nhưng hãy có sự tôn trọng tương xứng với tiêu chuẩn ấy. Và mỗi người cũng có quyền lựa chọn mình sống vs tiêu chuẩn nào và xứng đáng với sự tôn trọng nào. Như cô giáo trong vụ scandal gần đây có nhắc đến "t không cần cái tư cách giáo viên ấy", ok, cô không cần hành xử theo tư cách ấy và sẽ k nhận đc sự tôn trọng đối với tư cách ấy.
- Báo cáo