"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi                                                                     Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt"                 Hai câu thơ đầu tcs muốn nhắc đến vòng luân hồi sinh tử, nghiệp quả của mỗi con người, có vay thì có trả, 1 vòng tròn năng lượng hoàn hảo. Hai con cá đen và trắng, âm và dương, mọi thứ trên cõi trần này đều bị chi phối bởi 2 lực này, 2 lực mà như 1, Lão Tử có ghi:“Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương” "Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Làm rõ cho ý trên, "nhật nguyệt" ở đây để ám chỉ đến âm và dương, trong cõi năng lượng này dù muốn hay không, chúng ta cũng chỉ là những cây trúc hổng để năng lượng tràn vào, để chúng tràn đầy theo ý muốn của cái toàn thể. "Một cõi đi về" chỉ về một đời người, cả một đời người ta gánh trên vai nghiệp quả ta đã reo, vô thức hay có ý thức, dù ta có muốn hay không thì lựa chọn là vô ích, tổng số luôn luôn như nhau. "Lời nào của cây lời nào cỏ lạ Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua" Cây, cỏ lạ để chỉ những mê đắm có đó qua một đời người, điều này xảy ra bởi ta bị đồng nhất với thế giới, với con mắt, với tâm trí, cơ thể của mình, đâu có một lần ta ngẫm thân thể này rồi cũng có ngày chết đi, tâm trí này rồi có lúc sẽ suy kiệt, người chung chăn gối với mình 20 năm có thể sẽ xa ta bất cứ một ngày nào đó. Bởi ta sợ mất những cát bụi này mà còn níu bám mãi vào hình tướng, mà hình tướng sinh ra cũng chỉ bởi 2 con cá trắng và đen đã nêu ở trên , " Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật." - Lão Tử. Câu thơ thứ 2, "say" để nói về mê đắm cái vô thường, mỗi sinh linh đâu là gì ngoài cát bụi, ta cứ phí hoài cuộc sống, khoảnh khắc mãi thế! "Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa" Mùa xuân rồi đến mùa hạ, tác giả đang đi chiều hậu thiên bát quái từ xuân(quẻ Chấn - Đông) đến hạ(quẻ Ly - Nam) đến thu (quẻ Đoài - Kim). "nghe chân ngựa về chốn xa" nói đến việc xoay chuyển của vòng bát quái liên tục vận động, cũng là bản chất của vạn vật thay đổi không ngừng, con ngựa còn muốn ám chỉ đến quẻ Khôn ở Tây Nam, hình ảnh con ngựa cái trong dự đoán mà Văn Vương dùng. Khôn vừa chỉ đất, 3 gạch âm, thuần khôn là 6 gạch âm hay nói đến cái chết, trở về với cát bụi, thiên thu, Xuân đến Thu cũng có ý ám chỉ đến việc lìa đời của bất cứ sinh linh nào. "Mây che trên đầu và nắng trên vai Đôi chân ta đi sông còn ở lại" Mây chỉ âm, mát mẻ, Nắng chỉ dương, hội tụ của các cực đối lập trong 1 con người, cân bằng chúng để ta luôn có một tâm hồn dịu mát, tâm hồn sẵn sàng yêu thương nồng cháy bất cứ khi nào ta muốn. Ở câu phía dưới, bạn để ý khi bạn ném một viên đá xuống dưới nước, sóng nước lan tỏa đi khắp các nơi ở gần đó, cũng giống như nghiệp quả thôi, "con sông" vẫn đứng yên đó và ghi nhớ rung động, năng lượng bạn đã tạo ra(1 trạm thu phát lớn). Nó có thể ảnh hưởng đến bạn hay những người xung quanh qua vô thức, bởi tất cả chúng ta đều là một, là hình thái khác nhau của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. "Con tinh(tim) yêu thương vô tình chợt gọi Lại thấy trong ta hiện bóng con người" Phần có ý thức của con người là nhỏ, rất nhỏ so với phần vô thức mà tình yêu chỉ xảy ra khi cả 2 phần đó không còn đấu đá với nhau nữa, nói cách khác là âm và dương hòa hợp với nhau trong tâm hồn mỗi con người. Và mỗi khi có "bóng dáng" của tình yêu thì khi đó ta mới được gọi là một con người! "Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ" Các kiếp sống luôn đan xen vào nhau lắp ghép thành thực tại của mỗi người, ta sống ở kiếp này nhưng đâu được yên ổn bởi những gì ta đã làm, những nghiệp ta đã gieo, thậm chí việc làm trong một kiếp sống cũng phải mất rất nhiều kiếp mới có thể giải thích được hết, do hiệu ứng cánh bướm để 1 sự việc xảy ra, bạn có đi đến nhà phân tâm hay nhà tôn giáo họ cũng chỉ có thể giúp bạn 1 phần rất nhỏ mà thôi. "Mưa bay trong ta" chỉ những ham muốn, những vướng bận của con người khi còn ở cõi này. "Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà" "Trăm năm" là quãng thời gian dài nhưng không nhiều nếu ta chưa thể tìm thấy chính bản thể của mình, cứ ham muốn cát bụi rồi sẽ chết trong vô vọng, chết khi vẫn còn ham muốn, ham muốn bởi vì họ chưa biết mình là ai, một câu hỏi đơn giản mà cũng siêu trừu tượng, bởi mặt trước càng lớn thì mặt đối diện của nó cũng vậy. Cả một đời người bị giằng xé bởi những phiền não, khổ sở, không tìm ra cho bản thân một nơi bình yên trong tâm trí, thiên đàng hay địa ngục đâu phải là nơi chốn địa lí mà là trạng thái hiện tại của mỗi cá nhân. "Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa" Vòng tròn bát quái bắt nguồn từ vòng tròn lưỡng nghi(âm dương), trò chơi mà hầu hết các nền văn hóa sinh ra đã biết đó là trò trốn tìm, ta sinh ra đã thành thạo trò đó, thậm chí đâu cần ai dạy, ta đã quá thành thạo trò chơi tuổi thơ đó từ khi nào, liệu có phải ta chạy trốn quá lâu ham muốn, nỗi khiếp sợ của bản thân quá lâu, từ kiếp này sang kiếp khác, vô thức tập thể đẩy nó càng ngày càng mạnh thêm? Nói một cách khác là ta đã học được ở đâu đó cách trốn tránh bản thể của mình, nơi mà bản ngã sinh ra, ta nói chuyện với nhau qua bản ngã, qua ngôn từ chứ đâu còn thô sơ mộc mạc như nó nên là vậy. "cỏ non", "mộng mị" TCS muốn nói đến tấm màn che phủ trước mắt mỗi con người, nó còn mạnh hơn bồ đà, meth, molly,... hiện nay. Từ ngay xưa để tránh buồn, tránh thực tại, ta dùng đến rượu nhưng rượu cũng chỉ là đồ cứt bỏ đối với loại ma túy này, đó là: Ham muốn. "Từng lời tà dương là lời mộ địa Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe" Lời "tà dương" cũng là"mộ địa" bởi trong âm luôn có dương và ngược lại, 2 lực này có mặt ở mọi nơi, chúng đi thành cặp với nhau, luôn luôn thế. Câu thứ 2, TCS muốn nói đến tâm thức vũ trụ, nơi hiểu biết cũng là vô dụng, nơi chẳng cần tới câu trả lời nào cả, chỉ đơn thuần nhận biết, "suối khe" ý nói đến cái Đạo hổng, dùng không hết, tôi cũng thấy giống một câu nói của Nicholas Tesla:"My brain is only a receiver, in the Universe there is a core from which we obtain knowledge, strength and inspiration. I have not penetrated into the secrets of this core, but I know that it exists." "Trong khi ta về lại nhớ ta đi Đi lên non cao đi về biển rộng" "Ta về" để chỉ về với cát bụi vào cuối đời, tác giả nhớ về quãng đời trước của mình từ khi bắt đầu nhận thức được cuộc sống, suy cho cùng cuộc sống là những thông tin mà các giác quan của ta cảm nhận, thu nhận được rồi gửi về não dưới dạng sóng. "Đi lên non cao", "biển rộng" dù có đẹp đến mấy cũng không nên vướng bận, cũng không cần tô điểm thêm cho bản ngã, tích cóp bụi trần vào tâm hồn của chúng ta thêm. "Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.." Chẳng mấy chốc mà đời sẽ đi đến điểm nghỉ cả năng lượng, cơ thể đã mệt, tâm trí đã mệt nhoài rồi, người quan sát, người hành thiền luôn luôn ý thức được điều đó sẽ xảy ra không sớm thì muộn, chúng ta được quyền lựa chọn nhưng chúng ta không được không lựa chọn. Hãy lựa chọn cuộc sống có ý thức nhất, có ý nghĩa với bạn nhất, nghe sáo rỗng ha, nhưng bản có bao giờ viết ra suy nghĩ của bạn trong 15 phút đồng hồ gần bạn nhất không, nó thật hổ đốn làm sao. Thanks!
Bài viết này đã được bản thân mình viết và đăng tải lên trang reddit của mình hơn 1 tuần trước đây: https://www.reddit.com/r/RedditVN/comments/8kbctq/tản_mạn_về_một_cõi_đi_vềtrịnh_công_sơn_và_vòng/