Cờ LGBT Dung hợp được dùng bởi những người được cho là <i>"Tân Mác-xít</i>" và tự xưng là "Mác-xít" ở phương Tây trong các quộc biểu tình, cầu vồng tượng chưng cho người đồng tính, chuyển giới, vạch tam giác màu nâu thể hiện cho người da màu, vạch tam giác màu trắng-hồng-xanh thể hiện cho trẻ nam/ trẻ nữ và người chuyển giới, chiếc ô thể hiện cho những người bán dâm
Cờ LGBT Dung hợp được dùng bởi những người được cho là "Tân Mác-xít" và tự xưng là "Mác-xít" ở phương Tây trong các quộc biểu tình, cầu vồng tượng chưng cho người đồng tính, chuyển giới, vạch tam giác màu nâu thể hiện cho người da màu, vạch tam giác màu trắng-hồng-xanh thể hiện cho trẻ nam/ trẻ nữ và người chuyển giới, chiếc ô thể hiện cho những người bán dâm
Trong vòng tròn những người có chút hiểu biết về chính trị phương Tây, điển hình là chính trị của các nước Anglo-sphere như Mỹ, Anh hay Úc, ai cũng biết đến một thứ mà nhiều người – những người cánh hữu – hay gọi là “chủ nghĩa tân Mác xít – Mác xít văn hóa”. Một trong những người đưa ra quan điểm này, hay một trong những người hay dùng đến cụm từ này là TS tâm lý Jordan Peterson ( người mà đã một phần trở nên nổi tiếng hơn với khán giả không chính trị Việt Nam qua bức chụp hình với Ronaldo).
Hẳn các bạn đã quen với hình ảnh <i>"Thầy Sơn"</i> trên truyền thông đại chúng khá nổi gần đây
Hẳn các bạn đã quen với hình ảnh "Thầy Sơn" trên truyền thông đại chúng khá nổi gần đây
Về cơ bản, Mác-xít văn hóa được gộp chung lại và được dung như một cụm từ phổ quát cho một số hệ tư tưởng, điển hình như: thuyết chủng tộc phê phán (critical race theory (CRT), hay còn gọi là lý thuyết hệ trọng về chủng tộc), thuyết công bình xã hội (social justice (SJ)), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), hay thuyết giao lộ định kiến (intersectionality). Lý do những thuyết này có một tên gọi chung là Mác-xít văn hóa, là vì chúng được cho rằng là có nguồn gốc xuất xứ từ học thuyết của C.Mác, và là bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa Mác, cũng chính vì vậy chúng còn được gọi bằng cái tên là Tân-Mác-xít (Neo-Marxism).
Khi đặt câu hỏi thứ “Tân Mác-xít hậu hiện đại” này bắt đầu từ đâu, những người ủng hộ cho sự tồn tại của nó thường chỉ đến trường phái Frankfurt của những Marcuse hay Adorno. Nhưng làm nền tảng cho Adorno, hay Marcuse, có C.Mác và sau đó là Antonio Gramsci. Gramsci (Prison Notebooks,1947) sử dụng định nghĩa thượng tầng văn hóa của C.Mác và Ăng-ghen (German Ideology, 1932), để xây dựng nên định nghĩa của “bá chủ văn hóa” (cultural hegemony). Về cơ bản: một bá chủ văn hóa là một hệ thống văn hóa, tư tưởng, giá trị, chuẩn mực tồn tại trong một xã hội được áp đặt bởi giai cấp thống trị lên quần chúng nhằm ngăn chặn khả năng phát triển cách mạng bởi giai cấp thống trị lên quần chúng nhằm ngăn chặn khả năng phát triển cách mạng trong tầng lớp nhân dân.
Đây – đối với Gramsci và nhiều triết gia Frankfurt sau này – là lý do cách mạng xảy ra được ở Liên Xô, sau này là Trung Quốc, Việt Nam, etc…, mà nó không thể xảy ra ở những nước như Mỹ: tại những nước như Liên Xô, không tồn tại một hệ thống bá chủ văn hóa như ở Mỹ, nơi các giá trị của một xã hội dân sự được đề cao. Nói đơn giản hơn, ở những nước như Liên Xô, tính tập thể (collectivism) và sự tồn tại của một tầng lớp quý tộc (aristocrat) chưa bị phá bỏ, nên sự chuyển giao giữa tính tập thể và giai cấp quý tộc với tính tập thể và tầng lớp quản lí (cho dù đó là tầng lớp quản lí của vô sản – hay Dictatorship of the proletariat – chuyên chính vô sản) trở nên dễ dàng và khả thi hơn. Chính vì thế, đối với những người Mác-xít như Gramsci – sự gắn kết của tầng lớp vô sản với xã hội dân sự cùng với những yếu tố khác của hệ thống bá chủ văn hóa – là những thứ cần được loại bỏ nhằm tạo ra khả năng phát triển cách mạng và nhằm đánh thức ý thức giai cấp (class consciousness).
Antonio Gramsci - triết gia Mác-xít người Ý
Antonio Gramsci - triết gia Mác-xít người Ý
Từ những hiểu biết trên về những triết gia như Gramsci, nhiều người cánh hữu (bảo thủ hay phản động) cho rằng những thay đổi văn hóa hiện nay trên thế giới: phong trào chuyển giới, LGBT, sự phá hoại cấu trúc gia đình, sự “đầu độc” của trẻ con trong trường học, đều xuất phát từ các phần tử Mác-xít nhằm phá hoại cấu trúc chủ nghĩa tư bản. Và cách nghĩ này là có cơ sở, nhưng không hoàn toàn đúng.
Các cấu trúc xã hội cũ đang dần bị phá vỡ 
từ sự khác biệt về giới, gia đình, cho đến tôn giáo, truyền thống
Các cấu trúc xã hội cũ đang dần bị phá vỡ từ sự khác biệt về giới, gia đình, cho đến tôn giáo, truyền thống
Quay lại với Gramsci, Adorno, hay Marcuse, thứ bá chủ văn hóa này chính là sự áp đặt của lối suy nghĩ tư sản lên những người nằm ngoài tầng lớp tư sản. Là sự áp đặt của chủ nghĩa cá nhân mang đặc thù của chủ nghĩa tư bản lên những người vô sản và tương phản, đè nát trải nghiệm sống (lived experience) của họ. Những người cánh hữu lại đúng một lần nữa, khi nhận ra điểm tương đồng giữa cách nhìn nhận văn hóa của Gramsci, và cách nhìn nhận văn hóa của những người mà họ gọi là “Mác-xít văn hóa”. Cả hai, cả những người Mác-xít chính thống và những người Mác-xít văn hóa đều nhìn nhận văn hóa là hậu quả của một hệ thống trong đó tồn tại kẻ áp bức và người bị bị áp bức (một dialectic), và một lần nữa, nền tảng của những thứ như chủ nghĩa nữ quyền, CRT, SJ, hay intersectionalism đều là lý thuyết về thượng tầng văn hóa và bá chủ văn hóa của Mác, Ăng-ghen và Gramsci. Đây là một thứ dễ nhận ra, khi nhiều học giả của CRT, SJ như Mari Matsuda (Looking to the Bottom: Critical Legal Studies and Reparations, 1987) thường xuyên sử dụng các lý luận của Gramsci để cấu thành CRT hay SJ. Nhưng một điểm khác biệt rõ ràng ở đây là: trong khi đối với Mác-xít như Mác, như Ăng-ghen và như Gramsci, hệ thống dialectic này được cấu thành bởi tầng lớp tư sản và vô sản, tức một cấu trúc dựa vào hiện thực kinh tế, nó được xây dựng hoàn toàn trên hệ thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng (Dialectical Materialism hay DiaMat), thì hệ thống “dialectic” của những người theo SJ, CRT, Intersectionalism được dựa vào những mâu thuẫn giữa người da trắng – da đen, người dị tính – đồng tính, người lành lặn – người khuyết tật,…
Horkheimer và Adorno, hai đại diện của trường phái Frankfurt
Horkheimer và Adorno, hai đại diện của trường phái Frankfurt
Tức nếu khẳng định rằng CRT, SJ hay Intersectionality là đứa con đẻ kế tục của chủ nghĩa Mác, thì phải khẳng định rằng CRT, SJ và Intersectionality đã phá bỏ hoàn toàn cái nền tảng duy vật biện chứng vốn đã là bản chất của chủ nghĩa Mác. Khác với chủ nghĩa Mác, sự đàn áp hệ thống đối với SJ, CRT và Intersectionality không bắt nguồn từ nhà tư bản, mà từ “lũ người đàn ông da trắng dị tính”. Tức, SJ, CRT từ bỏ lý thuyết cho rằng sự áp bức là một sự áp bức vật chất kinh tế, mà là sự áp bức bắt nguồn từ “thuyết da trắng thượng đẳng”, “thuyết phân biệt giới tính”, hay “ableism”. Đây đơn giản là sự quay đầu hoàn toàn vơi chủ nghĩa duy vật, và quay về với chủ nghĩa duy tâm thuần túy. Đáng báo động hơn, có thể thấy về mặt lý thuyết lẫn thực tế, sự tồn tại của mối căng thẳng tư sản và vô sản bị đánh mất hoàn toàn, các tiền giả định về giới, về sắc tộc của chủ nghĩa Mác bị tráo ngược hoàn toàn, và bản chất của sự đấu tranh giai cấp, cũng như đoàn kết (liên minh) giai cấp bị xáo trộn hoàn toàn. Đối với Mác, ý thức sai lầm (Falsches Bewusstsein) trong tầng lớp tư sản được bắt nguồn từ hoàn cảnh kinh tế, sự no đủ và sung túc của tầng lớp này khiến họ không thể nhận ra hoàn cảnh thực tế về căng thẳng giai cấp hiện ra trước mắt họ, còn đối với CRT hay SJ, ý thức sai lầm được sinh ra từ chính chủng tộc, từ giới tính, từ xu hướng tình dục. Đây là một lý luận khá phổ biến trong các trường học phương Tây. Khi được hỏi về chế độ nô lệ, sự thống trị của Châu Âu trong thời kỳ thuộc địa, câu trả lời của CRT và SJ sẽ không phải là “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại cho xã hội có nhà tư bản công nghiệp”, mà nó sẽ là chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Đối với Mác, sự phân biệt chủng tộc là một hệ quả của chủ nghĩa tư bản (xem các bài viết về căng thẳng giữa giai cấp công nhân Anh và Ai-len của Mác). Còn đối với CRT hay SJ, cấu trúc tư bản là hệ quả của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hay của chủ nghĩa phân biệt giới tính, hay trong đa số trường hợp thậm chí sự đấu tranh giai cấp bị bỏ hẳn ra khỏi tổng thể. Điều này có thể thấy rõ trong các phong trào của CRT hay SJ, và trong sự ủng hộ hạng nặng từ tầng lớp tư bản, các tập đoàn truyền thông - tầng lớp "bà-la-môn văn hóa" đối với các phong trào CRT, SJ,...
Như vậy, phần nào nói rằng CRT, SJ, Intersectionality, Transgenderism là những chủ nghĩa tân Mác hay Mác-xít văn hóa là sai, vì về mặt cơ sở những thứ này không bao giờ có chung một điểm nào có thể tìm thấy được trong chủ nghĩa Mác thuần túy. Sự đàn áp trong Mác khác sự đàn áp trong CRT, SJ, Intersectionality, LGBTism, và sự liên minh giai cấp của Mác là khác hoàn toàn với Intersectionalism, mà chính vì thế, mục tiêu của những nhóm này là khác hoàn toàn mục tiêu của những nhà Mác-xít, không phải là sự lật đổ của giai cấp tư sản, mà là sự lật đổ của nhóm người đàn ông da trắng dị tính. Những chủ nghĩa này vì thế không thể mang tính giai cấp, không đại diện cho tầng lớp vô sản. Điều duy nhất có thể khiến những chủ nghĩa này trở thành Mác-xít văn hóa, là khi ta nhìn chính bản chất của chủ nghĩa Mác qua một định nghĩa khác, hay đúng hơn là ta sẽ phải có một cái nhìn khác về việc cái gì được và không được gọi là Mác-xít. Nhưng hiện tại, câu trả lời vẫn là không.