Người hướng nội thường xem là người nhút nhát, ít nói, không thích hoà nhập, thậm chí có khi bị xem là khó gần. Không ít người ra lời khuyên “Hãy hòa đồng với mọi người hơn”  khi người hướng nội thích không gian một mình. Đồng thời khiến người hướng nội hoang mang “Trầm cảm toàn người hướng nội không à.”, “Làm sao để hướng ngoại?” “Chừng nào mới hướng ngoại?” Theo cá nhân mình nghĩ người hướng nội thường nhạy cảm thường rất mặc cảm tự ti vì tự nghĩ tích cách chính mình không đủ tốt. Trong khi đó, mình cũng hướng nội nhưng thấy tính cách sống nội tâm không có vấn đề gì cả.
Cũng là do ít nói, nén cảm xúc trong lòng, nên vô tình tạo vỏ bọc khó hiểu và khiến người xung quanh, ngay cả người trong gia đình, thường hiểu lầm. Dựa trên một bài viết của Vietcetera từng khẳng định có một nghiên cứu cho thấy hướng nội bị hiểu lầm rất nhiều. Có người khuyên họ: “Có điều gì phải nói ra chứ?” nghe có vẻ dễ nhưng đối với người thiên về nội tâm thì rất khó nói. Nó thích nén trong lòng và tự mình giải quyết với cảm xúc đó. Không chỉ đơn giản không muốn nói, mà là khó bày tỏ hết cảm xúc để cho đối phương hiểu.
Vậy người hướng nội rốt cuộc là người như thế nào?

Người thích tĩnh lặng trong tâm hồn
Họ thường tự tìm một không gian riêng, ít người hay không có người, có thể kiếm bàn không có người để ngồi. Nhưng không có nghĩ họ là người muốn xa lánh xã hội hay cộng đồng. Chỉ đơn giản họ muốn tìm sự tĩnh lặng. Là một người hướng nội, mỗi khi đến giờ nghỉ trưa, mình thường thích ngồi một mình để cho bản thân thư giãn. Người ngoài cuộc có thể nghĩ mình không thích chơi với ai. Tuy nhiên, trong cộng đồng hay một nhóm thì mình vẫn hoà đồng bình thường.

Tự tạo niềm vui trong thế giới riêng họ
Với thói quen thích ở một mình, ngồi một mình mà khiến người xung quanh nghĩ họ tự cô lập, hay có vấn đề tâm lý. Thực tế, họ thích tự tạo niềm vui như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, viết lách, vẽ hay những sở thích dành cho một người. Bản thân họ cũng thích sáng tạo hay tìm hiểu kỹ càng về một chủ đề. Họ xem mấy điều đó là niềm vui chính của họ. Vì đây là sở thích thường ngày của bản thân họ nên tốt nhất nên hiểu và tôn trọng.

Nhìn tưởng không quan tâm, nhưng rất để tâm
Người hướng nội thường giỏi trong việc lắng nghe. Dù là không hứng thú trong việc bàn luận hay góp ý kiến nhiều, nhưng rất để tâm lời nói của người xung quanh. Họ thường xem im lặng là một giải pháp. Trừ khi là truyện vô nghĩa, họ mới bỏ ngoài tai. Nên khi nhắc đến tâm sự, họ sẽ rất lắng nghe cảm xúc của người khác và thông cảm nỗi lòng của đối phương. Vì vậy họ thường suy nghĩ kỹ trước khi lên tiếng một đề tài.

Không hứng với những chuyện vô nghĩa
Thường thì thỉnh thoảng người hướng nội như mình không thích tụ tập bàn tán tám chuyện xóm chợ như chuyện bà năm, bà sáu, bà bảy, bà tám, bà chín, v.v., dù điều đó là vui đối với một số người. Mình rất tôn trọng niềm vui của họ nhưng mình thiên về sở thích đọc sách self-help và phát triển bản thân và nghe nhạc thiền mang lại tĩnh lặng trong lòng. Người hướng nội thường thích trò chuyện về mục đích sống, và ham hiểu cảm nhận và suy nghĩ của người quanh mình.

Ít nói nhưng vẫn cần người tâm sự
Như được đề cập ở trên, người hướng nội rất không thích đám đông và đặt trọng trong việc chia sẻ hay bày tỏ cảm xúc với nhiều người. Nhưng rất thích tâm sự với người họ cảm thấy thân thiết, tin tưởng nhất. Nên họ rất quan tâm và có thể trung thành với những ai họ xem là tri kỷ. Đối với họ, người thân thiết nhất luôn khiến họ dễ dàng và thoải mái khi kể hết câu chuyện, cảm xúc và suy nghĩ của họ, bất kể chuyện buồn hay vui.
Kết luận, sống thiên về nội tâm hay sống một mình không hề có ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý hay cuộc sống của chính mình cả. Điều có thể giúp chúng ta sống tích cực hơn là yêu thương và bao dung chính mình.
Bạn nghĩ sao gì về quan điểm trong bài viết này?