Trang bìa sách 'Trăm năm cô đơn'
Trang bìa sách 'Trăm năm cô đơn'
Làng Macondo – nơi bắt đầu nỗi cô đơn trăm năm của bảy thế hệ, khởi đầu là cụ Jose Acardio Buendia và cụ Ursula. Buendia và Ursula là hai người yêu nhau nhưng cùng một dòng họ, vì tình yêu và sự ám ảnh về ‘đứa con có cái đuôi lợn’  họ đã cũng nhau bỏ trốn và lập ra làng Macondo. Họ có với nhau ba mặt con, hai trai là Arcadio và Aureliano, gái là Aramanta và thêm một đứa con nuôi bất đắt dĩ là Rebecca.
Làng Macondo là một ngôi làng kỳ lạ, khép kín và dòng họ Buendia đã đóng góp phần nhiều điều kỳ lạ cho ngôi làng này. Từng thế hệ trong gia đình loạn luân với nhau, đẻ ra những đứa con có những cái tên giống hệt với thế hệ trước, và điểm chung của dòng họ này là nỗi cô đơn đặc trưng. Con cháu trong dòng họ Buendia được phân ra thành hai tuyến: Jose Acardio và Aureliano. Trong đó những người mang tên Jose Acardio thì khỏe mạnh, táo bạo, nhiều ý tưởng phong phú nhưng cuối cùng đều thất bại, cô đơn. Ngược lại những người mang tên Aureliano thì trầm tư, ủ rũ, thông minh nhưng lại biệt lập với trần thế.
Trong cái vòng lặp thế hệ của dòng họ Buendia, nhiều lúc tôi quên mất rằng tôi đang theo dõi cuộc đời của thế hệ nào, nhưng chắc đó cũng là ngụ ý của tác giả. Việc nhớ từng người trong dòng họ này là một việc không cần thiết vì họ giống nhau y đúc về nỗi cô đơn và vòng lặp cuộc đời của họ cũng tương tự nhau. Cụ Buendia thì quẩn trí và sống những năm cuối đời cô đơn bên cái chòi (vì cụ mất trí nên gia đình trói cụ vào cái cây và dựng lên cái chòi che nắng mưa cho cụ). Cụ Ursula thì bất hạnh hơn, sống lâu trăm tuổi chắc hẳn là mong ước của nhiều người nhưng nó không nằm trong mong ước của cụ, cuộc đời cho cụ tuổi thọ nhưng lại bắt cụ phải chứng kiến nỗi bất hạnh của từng thế hệ trong dòng họ mình. Để rồi kết thúc cho nỗi cô đơn trăm năm ấy là Aureliano – đứa con cuối cùng của dòng họ bị kiến cắn chết và tha đi.
Gia phả dòng họ Buendia
Gia phả dòng họ Buendia
Tác giả cũng đã lồng ghép và lên án những hiện thực xấu xa của các nước đế quốc, phê phán chiến tranh và thói bóc lột của tư bản với những người lao động ở châu Mỹ. Đồng thời ông cũng đưa vào những sự kiện kỳ ảo để thêm phần thú vị cho câu chuyện như việc Remedios người đẹp bay lên trời hay chàng trai có những con bướm vàng bay trên đầu bất kể cậu ở đâu. Trăm năm cô đơn là một tác phẩm đáng đọc, giọng điệu chậm, quá trình đọc khiến tôi rút ra nhiều suy ngẫm.