Tâm sự chuyện mắc bệnh trầm cảm phần 3: Ước mơ và rào cản
(Khi sự cố gắng thực hiện ước mơ của bạn bị nhận xét liệu bạn có còn muốn tiếp tục nó?) Đôi lời: Tôi phải thú thực với bạn rằng,...
Đôi lời: Tôi phải thú thực với bạn rằng, cho dù bản thân tôi có phủ nhận bao nhiêu lần, tôi sẽ vẫn còn những đêm mất ngủ, những lần hoài nghi khả năng của bản thân , đến khi nào nó sẽ kết thúc? Bản thân tôi không có câu trả lời.
Ước mơ, đó là thứ khiến tôi cố gắng sống từng ngày để thực hiện, khi mà chỉ còn gia đình và thầy cô cũng như kiến thức ủng hộ, tôi muốn bản thân bay lên và thoát khỏi đống hỗn độn gây ra từ các mối quan hệ xã hội. Nhưng tôi nhận ra vài thứ, không phải ai cũng sẽ hiểu cho tôi.
Tôi cảm tưởng bọn họ thật ồn ào, đúng họ vẫn luôn ồn ào.
-------
Thôi được, nhưng tại sao mọi người lại luôn lầm tưởng trầm cảm là một trạng thái của cảm xúc? Tại sao mọi người luôn nghĩ trầm cảm là một khuyết điểm của tích cách chứ không phải là một căn bệnh?
Tôi có một ước mơ, đó là trở thành một bác sĩ hay nói mục tiêu gần trước mắt là trở thành một sinh viên của khoa y đa khoa. Nhưng khi những người trong gia đình biết tới quyết định của tôi, họ ngần ngại, nhưng cũng thẳng thắn. Tôi biết là mọi người lo lắng cho tôi vì việc chọn cái ngành đó là thấy khó khăn lắm rồi, và có lẽ vì bị bệnh trầm cảm nên tôi sẽ luôn bị gắn cái mác là dễ bị "áp lực" và "bỏ cuộc" dễ dàng. Tại sao ngay cái lúc tôi cần lời động viên thì họ lại đi khuyên bảo?
Tôi có một bà chị họ, bà ấy cũng khá lớn tuổi và đang là bác sĩ nha khoa tại Sài Gòn. Tôi vẫn còn nhớ như in, khi tôi đi khám để tìm ra căn bệnh của mình, vào buổi sáng thứ 6 ấy, tôi có xuống dưới gần khu chung cư của chị để ăn sáng cùng chị trước khi chị đi làm. Chị có gọi hai tô bún riêu cỡ vừa, tôi và chị ăn và trò chuyện về kế hoạch buổi tối khi gặp bác sĩ. Thế rồi, chị hỏi tôi rằng tôi muốn trở thành gì, tôi đáp rất nhanh đó là trở thành một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, sau đó nếu có cơ hội tôi muốn ra nước ngoài để học tập thêm và nghiên cứu. Nhưng, giống như bị tạt một gáo nước lạnh, chị ấy cười phá lên, bảo tôi bị bệnh như này thì làm sao mà học được y, chẳng phải do áp lực học tập mà tôi trở thành thế này sao? Và đế thêm vào tôi sẽ chẳng làm được đâu, tôi nên định hướng lại tương lai.
Tuy chuyệnp xảy ra đã được 2 năm rồi, tôi vẫn nhớ lúc đó mình cũng chỉ im lặng và mỉm cười một cách ngu ngốc. Tôi đã dấu nhẻm truyện đó đi và đã luôn ghét cái việc chị đó nói về ước mơ của tôi như vậy.
Thật sư, trầm cảm không hẳn là sinh ra do áp lực, nó cũng là kết quả của việc bạn không biết chăm sóc bản thân mình. Từ cách ăn uống, nghỉ ngơi. Nói cách khác đó là một căn bệnh của những kẻ không biết yêu thương bản thân. Trầm cảm là một căn bệnh do sự rối loạn chất hoá học trong não, nó không phải là sang trấn tâm lý ( mọi người thường nhầm nó với căn bệnh "Rối loạn stress sau sang trấn" và " rối loạn lo âu cục bộ"). Đó là quan điểm của bản thân tôi, một người mắc trầm cảm và vẫn đang được điều trị.
Tôi chẳng biết, với một người khoẻ mạnh việc ước mơ của họ bị tác động cũng đủ làm họ nản rồi. Vậy với những kẻ như tôi thì sao? Đúng nó như là chọi thẳng những tảng đá vào một tấm kính. Tôi nghe tiếng nó vỡ vụn và găm vào tiềm thức của tôi. Vậy tôi phấn đấu cho điều gì? Tôi sống chỉ còn ước mơ mà.
Ngoài câu chuyện về cô chị họ dễ mến kia, tôi cũng có nói với những người khác như người thím của tôi, bà ấy nói rằng tôi chẳng cần đi theo con đường cồng kềnh đó làm gì, tôi chỉ cần thi vào khối A sau đó học một cái ngành nào đó về kinh tế rồi ra trường làm việc cho nhàn thân. Tôi chẳng phải vất vả gì với cái nghề y, bán thời gian mình cho người khác.
Tôi lại một lần nữa cũng chỉ im lặng, họ là người lớn mà tôi đâu thể nói thêm.
Khi được hỏi từ những người khác trong họ hàng, đa phần họ đều tỏ ra khá là không hài lòng, lo lắng về quyết định của tôi khi tôi trả lời về ngành nghề tương lai của bản thân cũng chỉ vì tôi bị mắc bệnh trầm cảm.
Sở dĩ tôi muốn thi về khối sức khỏe và trở thành bác sĩ, vì tôi yêu thích con người, tôi yêu cái tiềm thức, cái cảm xúc, cái tâm hồn lẫn cái thể xác thịt, từng dòng máu, từng hồi nhịp đập của trái tim và cách bộ não hoạt động. Tôi yêu nó.
Nhưng người đời bảo, yêu chưa chắc gì cưới mà nhỉ? Tôi thấy bản thân mình khá nhút nhát và tôi chẳng làm nên cái gì cả, tôi vô dụng rất nhiều. Mỗi lần thử tự tử bằng cách này hay cách khác tôi đều sẽ nghĩ đến việc rằng ai, ai sẽ là người nối tiếp ước mơ nếu tôi chết? Không ai sống thay người khác cả phải không? Tôi níu kéo cuộc sống chỉ để muốn thoả mãn niềm đam mê với con người và khoa học. Tôi muốn nghiên cứu và tìm hiểu thêm về cái thực thể phiền phức này. Mọi người nghĩ tôi điên, và sẽ chẳng học được cái gì ra trò chống.
Tôi khá cảm thấy chênh vênh với con đường bản thân chọn. Tôi ngồi xuống nghỉ một lát bên chân cầu bước qua ngưỡng cửa tương lai. Có rất nhiều hàng người, có người nhảy xuống cầu để giải thoát, có người đi từ từ qua, có người chạy thục mạng bước qua bên đầu kia. Tôi cùng với những người giống tôi nhìn nhau, mắt ai cũng rơm rớm lệ, tôi chẳng biết nếu chúng tôi đi qua ai sẽ là người nhảy xuống, ai sẽ là người vững bước bò qua? Nhưng người kiểm duyệt nói với đoàn người chúng tôi rằng chúng tôi không có thời gian ngồi đây lâu nữa, ai cũng phải đứng dậy đi, anh ta chỉ đoàn người đang di chuyển tiếp bên hàng rào. Như mọi lần tôi nhìn về phía trước nhưng không bước đi. Tôi nhìn người kiểm duyệt có đôi phần dữ tợn liên tục quan sát chiếc đồng hồ trong lòng bàn tay.
Bạn biết đấy, đến bây giờ tôi vẫn đứng chùn chân mặc cho đoàn người nãy ngồi cùng tôi đã chọn phân nửa việc nhảy xuống cầu phần còn lại tự kết liễu mình trên cầu bằng cách bắn chết họ.
Ai cũng nói hãy mặc kệ người khác khi họ phán xét ước mơ của bạn. Hãy làm lơ.
Tôi nhìn câu slogan mà lòng quặn lại. Tôi lấy làm tự ti, phải chăng tôi là một cá thể bị khuyết tật suy nghĩ hay sao mà chẳng thể ép bản thân mình làm lơ trước lời nói đó. Nghe nó cứ trông như tựa đề của một cuốn sách self help vậy. Nghe rất hợp lí nhưng lại rất phi lý trong cách con người vận hành cảm xúc.
Một giáo viên tôi từng coi trọng đã nói thẳng vào mặt tôi, " mặc cho em đủ năng lực, em chẳng thể học cái ngành đó đâu." Tôi rất muốn gào lên thật to nhưng tôi phải đáp lại bằng việc mỉm cười.
Tất cả, tất cả đều có định kiến với người tâm thần.
Đau khổ ở việc họ nói họ cảm thông, nhưng họ vẫn kì thị. Khác gì bạn nói bạn ủng hộ người đồng tính nhưng vẫn âm thầm tăng tiền nhà của cậu bạn đồng tính dãy cuối khi bạn làm chủ nhà trọ.
Tôi sợ cái định kiến.
Tôi sợ cách con người ta nói về nhau.
Rào cản lớn nhất của tôi đó là việc phân định giữa sống vì ước mơ hay sống theo cách người khác nói.
Ai cũng nói rằng ngọn núi ấy cao và nguy hiểm sao vẫn có người đặt chân lên để chinh phục? Phải chăng "họ" những người khác biệt điên rồ ư?
Tôi cảm thấy bản thân mình bị động. Không phải tôi không có định hướng trong tương lai. Mà là nếu tôi là một người trầm cảm việc tôi có mục tiêu cũng bị gán ghép.
Giống như việc tôi đang ngồi trên một tấm gỗ trôi bồng bềnh giữa đại dương. Khi thế giới bận đau khổ vì tình ái, tôi bận đau khổ vì bản thân mình chẳng có tiếng nói về thứ chính tôi hướng đến. Tôi đoái hoài một cách ngu ngốc việc bản thân tôi liệu có trở thành được người tôi mong muốn. Ngày đêm tôi luôn cố gắng rèn luyện kiến thức, lẫn tinh thần.
Tôi chỉ muốn nói với họ rằng thay vì nghĩ tôi không làm được họ nên nói rằng tôi hãy cố gắng như cách bố mẹ tôi động viên tôi khi tôi nói tôi muốn thi y vậy.
Nhưng người ngoài cuộc họ đâu biết cách tôi vượt qua cơn bão của xúc cảm như thế nào. Tôi đã khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy giận vì bản thân không phải người bình thường.
Lúc đó tôi nhớ lại bản thân tôi lúc trước, trước cái ngày giông bão nổi lên tôi từng là một con người như thế nào. Có thể đó là một phần lí do tại sao người ta thường nói người trầm cảm hay sống trong quá khứ. Có phải chăng họ nhớ con người khi xưa của chính mình?
Tôi luôn khóc khi nhớ về bản thân, cái kẻ mà mạnh mẽ tới nỗi gan lì bước qua những thử thách đáng sợ. Để rồi khi đi qua cơn bão hắn trở về với giáng vẻ xấu xí, tâm trí điên loạn vì chứng kiến tất cả sức mạnh tàn khốc của cơn bão. Phải chẳng chính bản thân tôi cũng kì thị chính mình?
Tôi thật là đang lãng phí cuộc sống chỉ để suy nghĩ về đau khổ ? Tôi biết chứ, nhưng khi tôi đứng dậy được nó vẫn nằm trong não của tôi, nó đã từ lúc nào trở thành thói quen của tôi.
Ước mơ, tôi có ước mơ. Tôi sẽ thực hiện nó.
Gửi đến tôi người luôn gục ngã trước những lời bàn tán. Biết rằng ồn ào của xã hội luôn làm tôi vấp ngã, hãy như một đứa trẻ mạnh mẽ đứng dậy dơ tay lên và nói "tôi không sao, tôi có thể, tôi làm được."
Kết
Cảm ơn mọi người đã hưởng ứng.
Thú thật mình đã khóc khi viết bài viết này, từ khi nào mà bản thân lại đi thương hại kẻ điên này chứ.
Thú thật mình đã khóc khi viết bài viết này, từ khi nào mà bản thân lại đi thương hại kẻ điên này chứ.
Cho dù sao hãy thưởng thức nó, đây là vài lời tâm sự của một thuỷ thủ trở về sau cơn bão trên vùng biển cảm xúc.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất