Triết học, bộ môn khó hiểu và là loại trí thông minh được tìm ra sau cùng của thế giới cho đến hiện tại,có lẽ đã mang cho mọi người cảm giác mơ hồ hơn bao giờ hết. Chúng ta đã biết nhiều những ứng dụng mang tính đột phá thay đổi nhân loại của các bộ môn tự nhiên như Toán học, Vật Lý, Hóa học… còn Triết học thì sao? Hình như nó chỉ làm cho những thứ đơn giản trở nên phức tạp và khó hiểu hơn. Ít nhất là trước đây tôi từng nghĩ thế.. Tôi sẽ không viết lại quá nhiều những định nghĩa đã nằm trong sách giáo khoa nữa, nhưng cũng nên hình dung sơ qua về nó đã, bởi tôi hy vọng rằng những người chán sự giáo điều , khô khan, và hàn lâm của nó cũng có thể dễ dàng để hiểu. Đơn giản thì trong cách cảm nhận của tôi, bộ môn này được sinh ra để giúp chúng ta hiểu sâu hơn chính bản thân và thế giới, từ đó tạo dựng một cuộc sống tốt hơn. Có thể nói triết học xuất phát từ thực tiễn, do nhu cầu của con người quy định -Triết học trong kinh tế, chính trị và ngoại giao: Triết học ra đời trong sự phát triển và phân chia giai cấp của xã hội. Theo khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx (wikipedia), phương thức sản xuất là tổ hợp hữu cơ cụ thể của Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất.Lực lượng sản xuất bao gồm con người và tư liệu sản xuất ưu tiên là công cụ lao động, còn quan hệ sản xuất thì là quan hệ giữa mọi người với nhau trong sản xuất, đơn giản như của công nhân với sếp hay của sếp với đối tác…Từ đó, Triết học Marx Lenin đã tạo ra tư duy về một nền kinh tế đúng đắn, cho thấy rằng, muốn phát triển kinh tế thì phải tập trung vào phát triển lực lượng lao động và công cụ sản xuất. Cùng quay lại thời kì tư bản thì sự độc quyền lẫn phát triển mạnh về công nghệ sản xuất làm khan hiếm tài nguyên lẫn lực lượng lao động, từ đó tiến hành các cuộc xâm lược đến từ các đế quốc tư bản, kinh tế thì có thể phát triển nhưng cái giá phải trả là máu của dân tộc khác và cả chính dân tộc mình. Tất nhiên còn có cả tham vọng đất đai nhưng suy cho cùng cũng quay lại vấn đề kinh tế. Chỉ có điều đấy không phải hàng hóa mà là xương máu của cả dân tộc từ lâu và khi nhận ra các rằng không dễ để chiếm đất người khác, rằng những đất nước nhỏ bé nhưng khó để ngã xuống, thì các cường quốc ngậm ngùi mà rút lui. Hòa bình dần lập lại, nhưng các bên không đóng cửa mà tiến tới hợp tác, những nước thiếu tài nguyên, lực lượng sản xuất hay thị trường chỉ cần lập quan hệ song phương với các nước khác có nhu cầu. Ví dụ như nước ta, lao động dồi dào thì xuất khẩu lao động và nhập khẩu công nghệ sản xuất của các nước lớn. Sức khỏe lao động hay các nhu cầu thiết yêu của công nhân cũng được đáp ứng hơn so với các nô lệ ngày trước bị bóc lột nặng nề.Kết quả là, tiến bộ xã hội và kinh tế đã có bước phát triển nhảy vọt. Cứ tưởng tượng ngày xưa mẹ tôi thấy trâu đầy ruộng, còn với tôi thì nó có khác gì khủng long đâu, tưởng tuyệt chủng rồi cơ, mẹ tôi ngày đó xui lắm mới bị cái xe đạp đụng vào, còn chúng ta ra đi đường phải đợi vì kẹt ô tô thì mới thấy nền kinh tế nói chung đã đi xa như thế nào.. -Triết học trong đạo đức, pháp luật, giáo dục: Trong sách giáo dục công dân 11, có phát biểu rằng : phát triển kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Cơ cấu hợp lí, tiến bộ coi như là một phần trình bày bên trên còn công bằng xã hội thì thế nào? Bill Gates từng nói rằng :’ cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy tập làm quen với điều đó’. Nhưng phải thừa nhận rằng so với việc người làm vua ba họ với người cày cuốc ba đời như kiểu xã hội trước thì bây giờ ổn định hơn rất nhiều.Xã hội ở nhiều đất nước được vận hành theo một luật pháp chung chứ không như bọn quan lại thích gì phán đấy.Bộ môn Triết học pháp luật dần được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều nơi trên thế giới.( Theo tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học, tập 31, số 3(2015)) . Triết học được đưa vào chương trình giáo dục chính quy, những câu nói bất hủ như : không ai tắm hai lần trên một dòng sông …dần dần đi vào các tầng lớp xã hội, một số quan điểm triết học được thể hiện qua những truyện ngụ ngôn cho những đứa trẻ dễ dàng hiểu được. Tư tưởng Hồ Chí Minh hay Marx Lenin trở thành những dòng tư tưởng lớn, định hướng cho sự phát triển của Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. -Triết học trong tôn giáo : Triết gia William L. Rowe đã mô tả triết học về tôn giáo là: "sự kiểm tra quan trọng về niềm tin và khái niệm tôn giáo cơ bản". Triết học giúp tôn giáo có cái nhìn sâu sắc giải quyết các vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại, kết nối con người với những chân lí, sự tồn tại, ý thức. Phần này thực sự mang nặng về tôn giáo nên tôi cũng không đề cập nhiều. -Triết học trong thế giới quan khoa học Cơ học lượng tử được phát triển vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 đã mở ra bước nhảy vọt cho vật lí hiện đại và sự thay đổi lớn cho thế giới. Tuy nhiên trong quá trình sơ khai của nó, những lý thuyết trình bày về vấn đề này cực kì mơ hồ, gây nên các cuộc tranh luận mạnh mẽ từ các cách giải thích đối lập. Nhà vật lí Richard Feynman từng nói, "Tôi nghĩ tôi có thể tự tin khi nói rằng không ai hiểu cơ học lượng tử. Trong cuốn sách ‘vật lí và triết học’ của tác giả Werner Heisenberg phát biểu rằng : “Tuy nhiên, trong cơ học lượng tử, một vấn đề mới và khá rắc rối là việc biết một loại sự thật về thế giới lại rất hay cản trở vĩnh viễn sự hiểu biết của chúng ta về một loại sự thật khác.” Trong thời gian đó, Albert Einstein, một trong những người sáng lập thuyết lượng tử, giải thích được những hiện tượng trong thế giới vi mô (các hạt vật chất cơ bản) mà các học thuyết cổ điển không thể giải thích. Tuy nhiên, nó lại bị phản đối vì vi phạm một số nguyên lý siêu hình được ưa thích như tính tất định hay tính định xứ. Sau cùng, thuyết lượng tử của ông cũng dần được chứng minh và chấp nhận với công thức nổi tiếng : E =mc^2. Như Max Born (1882-1970) – nhà vật lý lý thuyết người Anh, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử, nhận xét: “Mỗi nhà vật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta quyện chặt với triết học, và nếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó sẽ là một việc làm hết sức vô ích. Bản thân tôi đã chịu sự chi phối của tư tưởng đó và tôi cố gắng truyền nó cho học trò của mình”. Công bằng mà nói thì khoa học tự nhiên đã cung cấp tài liệu để chứng minh cho những quy luật, phạm trù của triết học, còn triết học điều chỉnh và phát triển những phạm trù mới để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật , từ đó làm khoa học dần trở nên hoàn thiện hơn. -Triết học trong công cuộc chống covid: Chống dịch như chống giặc, ai ở đâu ở yên đó! Cái này thì hơi quá nhưng mà trong khi cả nước gồng mình dập dịch tôi cũng nghĩ mình nên góp sức vào một chút. Nếu mọi người đều đồng lòng thì những kẻ thù mạnh nhất trong lịch sử cũng chào thua, còn cứ như mấy thanh niên hay tiến sĩ nào đấy cứ đòi thông chốt thì ôi thôi, triết học trong tương lai có phát triển bằng mấy con covid hay không thì rõ là một dấu chấm hỏi lớn. Chung quy lại thì triết học vẫn luôn đồng hành cùng chúng ta trong quá trình chinh phục và khám phá những kỉ nguyên mới.