(19/6/2021) Đọc cuốn sách: "Tâm lý dân tộc An Nam - Paul Giran"  (Tổng số sách đã đọc được: 22 quyển)

ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA


Cơ lực của họ không đáng kể; một vật nặng phải mất hai người An Nam, đôi khi nhiều hơn, nâng lên một cách khó khăn, trong khi chỉ cần một người Âu là đã có thể dễ dàng mang đi. Điều làm chủng tộc An Nam khác với chủng tộc Hán Hoa là sự lực lưỡng. Sự kém về mặt thể chất ở người An Nam, không nghi ngờ gì, là kết quả do tác động kéo dài của kiểu khí hậu Đông Dương. Càng xuống vùng nắng nóng, tác động này càng rõ rệt hơn.!???? 

Bên cạnh đó, tuy có dáng vẻ yếu đuối nhưng người An Nam lại có một sức đề kháng đáng kể. Dưới khí hậu nóng bức, anh ta miệt mài lao nhọc và làm bằng chứng cho phẩm chất bền bỉ tuyệt vời. Có thể ở cả ngày ngoài ruộng, cúi mặt cấy lúa, lội bùn lên đến đầu gối, tiếp xúc với nền đất ẩm nóng hừng hực bốc lên và phả khủng khiếp vào người; hay cũng tương tự vậy ở trên thuyền tam bản, đầy nắng, gập người chèo thuyền hàng giờ liền. Có bao nhiêu người Âu có thể làm công việc khó nhọc của những người culi-xe, chạy hàng giờ với tốc độ mười hai cây số một giờ không mệt mỏi, chỉ có vài phút nghỉ ngơi để uống một tách trà hoặc ăn một bát cơm//=>> Tại sao không suy nghĩ người Âu làm culi-xe giỏi hơn người An Nam?? Có thể chạy hàng giờ rồi dừng lại ăn vài cái pizza????

   Để xác định nguồn gốc của những ưu điểm thể chất này, cần phải tính một chút đến sự phát triển của hệ thần kinh ở người An Nam, về việc họ thiếu vắng cảm giác, và do đó, dửng dưng với đau đớn và lao lực.!!!???   

    Ngay như quan điểm sinh lý học, các đặc điểm của những cư dân này hòa hợp trong một kiểu duy nhất, bất chấp sự khác biệt có vẻ như tách chúng ra, do đó theo quan điểm tâm lý học cũng tương tự vậy, chúng ta thấy ở mọi người những nét tính cách đồng nhất, cách suy nghĩ và hành động tương tự, khuynh hướng văn minh hóa đồng điệu!?????????????????????????????????
cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Loại đầu ngắn và đặc biệt là đầu ngắn da sạm, về mặt tinh thần, ứng với người “hòa bình, cần cù, tiết kiệm, thông minh, cẩn thận, không bỏ qua cơ hội, giỏi bắt chước, bảo thủ, nhưng không có sáng kiến. Gắn bó với quê cha đất tổ, tầm nhìn ngắn, nhu cầu đơn điệu, đầu óc thường ngày dễ nổi loạn. Dễ bị dẫn dắt, dễ yêu thương cả người cai trị mình, thiếu ý chí nghị lực, được phú cho đầu óc dễ chăn dắt, tinh thần “bầy đàn”. ///=>> Kích thước đầu??, nước da vàng?? có liên quan gì đến cá tính của một dân tộc????!!!! 

    Trên thực tế, gần như đó là các nét tâm lý nổi trội của người da vàng. Tuy nhiên, vẫn nên chỉ ra thêm sự thiếu vắng khả năng mẫn cảm của họ khiến họ vô cảm, không cảm thông với nỗi đau, cứng rắn đến khắc nghiệt nhưng đôi khi cũng nhẫn tâm đến độc ác. Điềm tĩnh, ít bị kích động, họ có thể lạnh lùng làm những điều tàn bạo tồi tệ nhất. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh chính yếu vào sự tầm thường của lối tư duy đặc biệt thực tế nơi họ; nói trắng ra, nhạy bén chỉ với một sự phát triển gò bó. Ở họ, trí tưởng tượng hãy còn nghèo nàn, hẳn nhiên là hệ quả của tính dửng dưng, cả về thể xác và đạo đức. “Trí tưởng mộ đạo, lòng sốt sắng, nhiệt thành cháy rực ở những người Ả Rập, Iran, Slave, không bao giờ đánh thức sự vô cảm mà sưởi ấm cái lạnh nhạt của người Đột Quyết (Turc), Mông Cổ và Mãn Châu. Tôn giáo thích hợp nhất với sự tĩnh mịch của họ chắc chắn là Phật giáoHọ là Phật tử theo lẽ tự nhiên bởi chính nếp suy nghĩ của họ, không cần phải cố gắng gì.” Và thậm chí Phật giáo còn không được họ tiếp thu nếu (tôn giáo này) không chấp nhận trải qua, trong vô thức, những điều chỉnh ngầm sao cho phù hợp với thói quen tư duy, những tín ngưỡng ban sơ của họ. //=>>> Làm những điều tàn bạo và tồi tệ?? Ít ra dân tộc An Nam chúng tôi cũng không tàn ác đến nỗi mua bán nô lệ và phân biệt chủng tộc!!!! Phật Giáo đã không là tôn giáo duy 1 ở đất nước này từ hàng trăm năm về trước rồi!!!???
cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

    Tóm lại, tính dửng dưng, bình thản, vô cảm, tàn ác lạnh lùng và vô thức, thiếu trí tưởng tượng, trí tuệ trung bình là tổng hòa làm nên đặc điểm người An Nam ...

Tâm hồn của chủng người da vàng

Từ quan điểm chủ quan, Luro cho rằng người Giao (Chỉ) “nhẹ dạ, hay thay đổi và dễ nổi loạn”. Lịch sử đầy sóng gió của họ, trên thực tế, cho thấy khao khát độc lập, nhưng lại đi kèm với tính không bền chí, chỉ hành động vì bộc phát bạo lực và rồi bị đứt đoạn.

Tính ngang bướng của dân du mục Mông Cổ, tính thích gây gổ và bạo lực của người Mã Lai đáng lẽ được biểu hiện ở người An Nam do được di truyền từ hai nhóm đó, nhưng dưới tác động đáng kinh ngạc của khí hậu, lại hòa tan thành một bản chất dửng dưng, bình thản, đơn giản là thờ ơ.

Nếu cảm xúc của người An Nam, bị cùn nhụt kéo dài bởi khí hậu khắc nghiệt, làm họ quá tiết độ nên khó lòng tìm kiếm sự sung túc và khiến họ trở nên lười biếng, bỏ bẵng đi những phẩm cách ẩn giấu của họ, thì trái lại, nó tạo ra ở họ một năng lực ấn tượng: sức chịu đựng. Khả năng chịu đựng này, theo góc nhìn thể chất, có tác động tốt về mặt tinh thần: người An Nam rất can đảm, nhưng không như kiểu chúng ta [người Pháp hay người châu Âu] thường nghe nói, bởi đối với chúng ta biểu hiện đó đôi khi đồng nghĩa với sự táo bạo, mạo hiểm hoặc liều lĩnh. Những người lính An Nam thường chạy trốn trước chúng ta; tuy vậy, nếu họ được tập luyện, lãnh đạo, hỗ trợ tốt, họ sẽ thể hiện những kỹ năng chống lửa đạn đáng ngưỡng mộ, cũng như những gì họ đã thể hiện trong chiến dịch sau cùng với Trung Hoa. Thoạt đầu, dường như rất khó để dung hòa biểu hiện hèn nhát rành rành và lòng can đảm bẩm sinh này. Ở người An Nam, can đảm có tính thụ động: họ biết chịu đựng nỗi đau, chịu đựng cái chết mà không hề run sợ, nhưng chỉ khi điều đó dường như là không thể tránh khỏi đối với họ và sau khi họ đã cố hết sức để thoát khỏi nó.

cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Thực ra, người An Nam sống rất an phận, và với sức cam chịu phi thường họ chịu đựng những trận đòn tàn khốc nhất của số phận. Không gì có thể làm xáo trộn sự bình tĩnh không hề lay chuyển của họ: kể cả có trút lên họ những nhục hình. Nhưng đó lại là mặt trái của sự việc. Cũng con người đó, thản nhiên trước sự bất hạnh của chính mình, sẽ thờ ơ trước bất hạnh của người khác. Người An Nam không xót thương thấu hiểu; hơn thế nữa, anh ta tàn nhẫn.

    Phải thừa nhận rằng sâu thẳm trong tâm hồn người An Nam luôn tồn tại một ký ức xưa cũ, xa xăm và mờ mịt, nhưng đôi khi nó hiện lên những tiếng vọng dữ dội và bất chợt, về các tập quán tổ tiên. Các chiến binh Mông Cổ hung hãn và những tên cướp biển Mã Lai liều lĩnh đã để lại trong tâm tính con cháu của họ một mầm mống hung ác, được một mặt trời nhiệt đới đánh thức dưới làn hơi ẩm ướt và nóng bỏng. //=>>> Chính người An Nam đã để lại trong tâm tính chiến binh Mông Cổ và những tên cướp biển mã lai mới đúng. 
Nam Kỳ, 1872- họa sĩ Docteur Morice  Voyage en Cochinchine en 1872

    Ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt không chỉ lưu dấu vết nơi cảm xúc; nó có tác động trở lại, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đến ý chí và trí tuệ. Sự suy nhược đáng kể của cơ thể bởi tác động của sức nóng và độ ẩm hoặc do thiếu thức ăn, biểu lộ qua tình trạng đờ đẫn không cưỡng được, qua sự ngại ngần thực hiện bất kỳ nỗ lực nhọc nhằn nào, bất kể là về thể chất hay trí tuệ.

    Tuy nhiên, bất chấp những bất lực không thể chối cãi này, họ vui hưởng một đặc ân vô giá. Đó là một trong số ít những dân tộc sở hữu tính khí hài hòa, nơi tất cả mọi khả năng đều cân bằng. Thật vậy, người ta không thể nói rằng họ là một người “nhạy cảm”, một người “trí tuệ” hay một người “có ý chí”, bởi vì ở họ, cả thần kinh lẫn não bộ đều không chiếm ưu trội. Hệ thống thần kinh, hệ thống cơ bắp và hệ thống huyết dịch đều hợp nhất, nhưng ở một mức đặc biệt thấp: máu lưu thông chậm, thần kinh kiệt quệ và cơ bắp không còn chút sức bật nào.

    Vậy nên, nếu có thể nói rằng người An Nam vô cảm và lãnh đạm, không có nhiều nhu cầu to lớn và không có mong ước thực sự nào, và vì những lý do đó là một dân tộc hạnh phúc, ít nhất sẽ phải nói thêm rằng điểm chính yếu trong sự hạnh phúc của họ là tiêu cực và rất ít ham muốn.

cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Ở miền Nam, họ ngang bướng, độc lập hơn so với miền Bắc; họ có nhiều sáng kiến hơn, sẵn sàng giao dịch và dễ chấp nhận di cư. Một nghị lực nhất định, một sự năng động rất lớn, thậm chí táo bạo, đặc trưng hóa và phân biệt họ với những người Hoa miền Bắc, vốn điềm tĩnh hơn, bình thản hơn, nhưng có lẽ cũng văn minh hơn.

    Nghèo nàn về cảm xúc và ý chí, cũng nghèo về trí tưởng tượng. Năng lực trừu tượng ở họ gần như hoàn toàn không có; đó là lý do tại sao các phương pháp của họ hoàn toàn tuân theo kinh nghiệm; họ không bao giờ biết rút ra các khái niệm khoa học ẩn giấu trong kinh nghiệm để nêu ra các định luật chung.

    Không có khả năng tạo ra một lý tưởng nào khác ngoài hạnh phúc tức thời có thể đạt được, họ tự tạo nên một tôn giáo tích cực và dựng thiên đường trên mặt đất: “Họ nói, đừng mơ về một cuộc sống bên ngoài sự sống, vì bạn sẽ không tìm thấy được cuộc sống đó... Không có thế giới nào khác ngoài thế giới trong vũ trụ và không có cuộc đời nào khác cho loài người chúng ta ngoài cuộc đời trên mặt đất... Đó là trong một chuỗi những sự tái sinh mà con người thấy được, tùy theo tình trạng rèn luyện mà linh hồn của họ đã chịu vào kiếp trước, hình phạt hay phần thưởng của họ. Nếu họ đã tu tập và hoàn thiện nó, họ sẽ được tái sinh với những năng lực, thậm chí cả thể chất và thể xác, điều này sẽ khiến họ hạnh phúc dài lâu hay sẽ là một sự đảm bảo cho điều đó.”

“Họ không mong che giấu bằng sự kích động tăng tốc, bằng những cảnh sống động một viên đạn sượt qua trước mặt kèm âm thanh vút qua, rồi xương gãy, những cơn đau nhức nhối, như người Pháp” Chúng ta cũng có thể nói về sự lặng lẽ này như những gì Dugald-Stewart đã nói về sự hèn nhát: “Đó là một căn bệnh của trí tưởng tượng.”. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng là nguyên nhân góp phần gây nên sự vắng mặt gần như hoàn toàn cái cảm giác ngượng ngùng và thiếu lòng vị tha nơi người An Nam: cảnh tượng một người khỏa thân không hề khơi dậy nơi họ bất cứ ý tưởng xấu nào, họ không thể đồng cảm với nỗi đau hay sự thống khổ của người khác.

    Trong mối liên hệ này, cần lưu ý rằng, một cách tổng quát, tất cả tình cảm của người An Nam đều mang dấu ấn của sự vị kỷ thuần túy nhất??. Không có một chút nhiệt tình hào phóng hay lòng nhân từ rộng lượng nào; trái tim thì đanh cứng, cằn cỗi, khô khốc. “Trái tim của bạn ngày càng nhỏ bé”, một triết gia nào đó từng nói. Nhờ vào câu châm ngôn tương tự, tình yêu cao thượng lại trở thành nhục dục tầm thường; tình cảm con cái dành cho cha mẹ chỉ là đạo hiếu. Tóm lại, không thể khởi được những ý tưởng quá trừu tượng, trí óc của họ chỉ có thể hoạt động trước những sự vật có thực, người An Nam không có khả năng cảm nhận những tình cảm quá phức tạp. //=>> Tình cảm con người không phải là thứ để phân tích, tình cảm nên là đơn giản và trong sáng

    Khuynh hướng của họ chủ yếu vẫn hướng về gia đình, họ không thể vượt ra ngoài vòng giới hạn. Chắc hẳn tâm hồn người An Nam đã phải thụ nhận những ý niệm về tổ quốc và lòng nhân đạo để hiểu được tình huynh đệ và lòng yêu nước. Tình thương yêu đồng loại, biểu hiện ở lòng trắc ẩn và bác ái, là những đức tính ít khi thấy hành xử ở An Nam 
Loat tranh ve cuc nhon ve doi song o Viet Nam xua-Hinh-8

    Nếu nét đặc trưng của tình cảm người An Nam là sự lãnh đạm, thì sự trơ ỳ hẳn phải là đặc trưng của ý chí xứ này. Người An Nam ôn hòa và điềm tĩnh, có nghĩa là họ hiếm khi thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và cũng không để bản thân nổi giận hoặc hung dữ bất chợt.Họ không đủ mạnh mẽ để bộc lộ như vậy. Đừng tin vào vẻ điềm tĩnh của người xứ này; dưới cái vỏ bề ngoài bình tĩnh, họ có thể đang nuôi dưỡng lòng căm thù xấu xa nhất, mối thù hận sâu cay nhất, mong muốn báo thù khăng khăng nhất.

    Không thể nói thẳng thừng rằng người An Nam lười biếng; trái lại, họ siêng năng; rất ít người An Nam ăn không ngồi rồi; có điều, họ lao động một cách uể oải, đặc biệt là khi họ làm không phải do bị nhu cầu thúc bách hoặc không vì lợi riêng.

    Ở người An Nam, trái lại, biếng nhác là một tình trạng bình thường; năng động, mới là điều bất thường. Ý chí cùn nhụt của họ chỉ có thể thể hiện theo một hướng: thụ động. Từ “năng nổ” của chúng ta không có từ tương đương trong ngôn ngữ của họ. Sự kiên trì, năng động, sáng tạo, bao nhiêu là phẩm chất chưa được biết đến ở An Nam. Cha Bouillevaux nói, “người An Nam không kiên định. Họ bắt đầu vô cùng hăng hái một công việc hợp ý họ, họ khởi đầu tốt trong bất kỳ nghề nào; nhưng sau một vài tháng, nhiều nhất là vài năm, họ mệt mỏi, chán ghét, bỏ bê công việc và thường bỏ ngang nghề của mình, dù sau này vẫn phải làm tiếp khi nghèo đói. Người An Nam không có sự kiên trì, họ không thích quy tắc: họ thích hành sự tùy hứng, không nhất quán, không suy nghĩ thấu đáo.”

    Người thợ An Nam làm việc chỉ để sống, những nhu cầu của họ phải nói là rất ít. Khi họ vừa rủng rỉnh đủ để sống trong một thời gian, họ sẽ ngừng làm việc. Đừng thử trả công hậu hĩnh cho một thợ thủ công bản xứ để giữ anh ta lại; nếu anh ta dễ dàng kiếm được, trong một tuần, số tiền cần cho lượng thức ăn trong một tháng, vào ngày thứ tám, sau khi được trả tiền, người thợ của bạn sẽ không xuất hiện cho đến khi anh ta tiêu hết đồng cuối cùng.

Ta dễ dàng hiểu ra rằng không nên yêu cầu những người như vậy lúc nào cũng đưa ra nhiều sáng kiến. Thế nên, chúng ta sẽ hiếm khi thấy họ có ý định doanh thương hoặc kỹ nghệ, vì để thành công, điều này đòi hỏi chất lượng trí tuệ, tổ chức và kinh tế cao. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những lý do chính tại sao các ngành thuộc lĩnh vực nhiều tính người này, ở Đông Dương, gần như hoàn toàn nằm trong tay người ngoại quốc: người Âu, người Hoa hoặc những người Á châu khác, v.v.

Người An Nam chỉ mong làm những nghề nghiệp đã được vẽ đường sẵn, ít gây ra cho họ những sự cố bất ngờ nhất, ít đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo nhất. Đó là sự quan liêu trong tâm hồn. Tham vọng quyền lực và tình yêu đời thường khiến họ trở thành một quan chức bẩm sinh.

Ông Ch. Letourneau viết , “các nghi lễ thần thánh đã giết chết toàn bộ sự tưởng tượng...; kể từ khi mọi thứ được phân loại, sắp xếp, việc tìm kiếm cái mới trở thành bất kính, chỉ cần học hỏi từ cái cũ mà thôi.” Và điều này rất phù hợp với tính khí người Á châu, đến nỗi ta có thể thấy thuyết phục rằng nó được sinh ra chính vì cái kia.

    Người An Nam nhẫn nhục chịu đựng, không hề có bất kỳ ý định phản kháng nào. Do đó, họ vô cùng e sợ quyền lực! Thậm chí còn quá sức quỵ lụy trước người nắm quyền thấp nhất: dập đầu xuống đất liên tục, chắp tay van xin, sau đó, khoanh tay trước ngực, mọi biểu hiện nơi phong thái đó gợi lên sự tầm thường. 

    Người An Nam có tâm hồn trẻ con, nên hiếm khi trông chờ họ có sự cải thiện hợp lý. Dùng đến lý lẽ để yêu cầu họ tự sửa chữa hoàn toàn vô ích //=>> Trẻ con!!??? hay là Hồn Nhiên, một dân tộc có được sự Hồn Nhiên, Trong Sáng là một dân tộc may mắn và vô cùng mạnh mẽ. Chẳng phải chính trong Kinh Thánh đã nói nước Chúa Trời thuộc về con trẻ hay sao? Chính tâm hồn thực dân nô lệ bẩn thủi đen tối mới không hiểu nổi tâm hồn Trong Sáng Hồn Nhiên của một Dân tộc đã tồn tại hơn 4000 nghìn năm lịch sử.
Loat tranh ve cuc nhon ve doi song o Viet Nam xua-Hinh-2

Dục vọng chiếm hữu tâm hồn họ, bắt họ phải thực hiện ý tưởng điên rồ, điều khiển họ theo ý thích. Sự dâm dục, tàn bạo, kiêu ngạo, đam mê cờ bạc cùng xuất hiện trong con người họ. Cờ bạc, như chúng tôi đã nói, là cám dỗ không thể cưỡng lại đối với người An Nam!!!???//=>> Vậy thì ma túy thuốc phiện cũng là thứ không thể cưỡng lại với người Tây.....

    Đối với sự khoan dung thường được những người Viễn Đông ngưỡng mộ, đó cũng chỉ là kết quả của cùng một nguyên nhân: căm ghét nỗ lực thể chất hoặc tinh thần. Đối địch với khó khăn - điều mà họ cố gắng lấn tránh, không chinh phục - người An Nam không bao giờ truyền đạo. Chưa bao giờ có ý niệm truyền bá tín ngưỡng của chính mình, chưa bao giờ họ có cơ hội kháng cự lại đức tin của dân tộc khác  //=>>> Chẳng lẽ cái gì cũng đem đi "truyền bá"

    Người An Nam có tinh thần chiến đấu không hơn người Trung Hoa; họ yêu hòa bình một cách tự nhiên, đôi khi đến mức nhút nhát. Phải quăng họ vào các cuộc chiến triền miên để gây nên âm hưởng vào quá khứ của họ, một sự kết hợp lạ lùng và mạnh mẽ của hoàn cảnh độc lập với ý muốn của họ ///=>>> Người An Nam chiến đấu không hơn người Trung Hoa???? Chiến đấu cái gì????

    Người An Nam thường bị quy cho là vô thần, không tín ngưỡng; nhiều lần họ bị chê trách vì tính hay thay đổi tôn giáo của mìnhngười ta đã gặp những biểu hiện quá mức hình thức cho sự thành tâm với lòng nhiệt thành ngoan đạo của họ, một biểu hiện đặc biệt của sự giả hình bẩm sinh có tính chủng tộc. Đặc điểm của đức tin An Nam, trái lại, là sự bao dung rộng nhất, sự thờ ơ dễ dãi nhất. Người An Nam, như chúng tôi đã nói, chưa bao giờ nhiệt tình truyền đạo; và điều này chắc chắn phụ thuộc phần lớn vào bản chất lãnh đạm của họ. //=>>>>> Vô Thần??? Không Tín Ngưỡng?? Hay thay đổi tôn giáo????!!! Một khẳng định đầy chủ quan....

    Trái lại, không ai hơn người An Nam gắn bó với niềm tin xưa cũ của họ; không có gì trong thờ phượng trao cho các vị thần hơn là niềm tin ngây thơ và sâu đậm, niềm tin tốt lành này làm cho mọi người hạnh phúc; không có gì thấm đẫm sâu sắc tình cảm tôn giáo hơn trong các hành vi của đời sống riêng tư hoặc các thiết chế chính trị. Đó là tôn giáo mà ở An Nam, đã cấu thành gia đình, thiết lập hôn nhân và quyền lực gia trưởng, hàng ngũ thân tộc, quyền sở hữu, thừa kế; cuối cùng chính nó, khi mở rộng gia đình thành bộ tộc, đã chủ trì thiết chế hiện tại của chính quyền đế quốc. Đó là một tôn giáo rất đơn giản, rất sơ khai mà tất cả các nền văn minh đều tìm thấy ở điểm khởi đầu của họ, vẫn còn tồn tại trong các cư dân man rợ đương thời: niềm tin vào các linh hồn, nhân lên, thành một cuộc sống thứ hai ở thế giới khác hoặc ở ngay trong thế giới này. //=>> Đơn giản và sơ khai????? Vậy tôn giáo gì mới được coi là Phức tạp và Hợp thời..
Đối thoại về tranh Hàng Trống | Văn hóa | Thanh Niên

Những niềm tin còn lưu hành tương đổi phổ biến ở An Nam về động vật như rùa, hổ, voi, v.v. sẽ định hình đầy đủ cho chúng ta về mức độ tinh thần chưa cao của người An Nam, nếu chúng ta còn chưa nắm bắt được. Người An Nam tự nhân cách hóa về mặt tâm lý một số loại động vật và gán cho chúng một linh hồn. Tôn trọngở mức kinh sợ nhấthọ đặt cho chúng cái tên, như “Chúa tể”, mà họ gọi là "ông cọp” (Monsieur le tigre), đặt nó ở chùa và thắp hương tôn vinh. //=>> Đó sự Tôn trọng đối với Thiên Nhiên chứ không hề liên quan gì đến Mức Độ Tinh Thần chưa cao??!!! Vậy một dân tộc coi những loài vật như súc sinh và dùng thiên nhiên như nô lệ để thoải mãn con người thì thể hiện mức độ Tinh Thần như thế nào????...
Theo Cha Viện phụ Launay, người Giao Chỉ xưa tin vào linh hồn; đây là một khẳng định mà chúng ta có thể chấp nhận gần như không ngần ngại. Ông nói, “choáng ngợp với cảnh tượng kỳ diệu của thiên nhiên, khắp mọi nơi cho chúng ta thấy các lực lượng bí ẩn luôn hoạt động, người Giao Chỉ kết luận về sự tồn tại của những tạo vật siêu đẳng có sức mạnh tạo ra những hiện tượng không thể giải thích này. Đối với những tạo vật siêu đẳng này, họ gán cho những phẩm chất và khuyết điểm của con người, đồng thời thêm vào những sở thích liên quan đến chức năng của chúng. Linh hồn của những ngọn núi phải thật khủng khiếp và đáng sợ; của thung lũng và dòng suối, là duyên dáng và ngọt ngào... Những người dân này cũng có những ngôi đền nơi họ hiến tế cho các thần linh bất tử, đại diện hoặc hành động theo ý muốn các thế lực tự nhiên và thu nhận điều lành hoặc xoay chuyển sự tức giận.”
Chúng ta sẽ tìm thấy ở hầu hết thiết chế của dân An Nam cùng một nhu cầu liên kết, đó là tinh thần tập thể, đặc biệt với các chủng tộc da vàng đã được chỉ ra trong chương trước. Vậy, điều gì nối kết mạnh mẽ đến mức đoàn kết chặt chẽ các thành viên của cùng một nhóm?Có phải chỉ là bản năng xã hội hay cảm giác bị cô lập yếu đuối và sức mạnh tập thể?Nó vẫn là tình cảm tự nhiên, sức mạnh gia đình hay hôn nhân? Là mỗi thứ một ít, điều này không cần phải nghi ngờ gì thêm; nhưng vẫn có, và nhất là, mang đậm tính tôn giáo - cái mà chỉ mình nó kết nối con người
cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Gia đình An Nam là một bang hội tôn giáo; như vậy, nó hoàn toàn khép kín; để tham gia vào đó phải qua một lễ nhập môn thực sự. Cô dâu, một người ngoài đối với sự thờ phượng của người chồng tương lai, không phải là một phần của gia đình anh ta cho đến sau khi có sự thừa nhận của hôn nhân; tương tự, sau khi kết thúc buổi lễ, cô không còn được tính là thành viên trong gia đình cũ của mình nữa và không thể đòi hỏi thừa kế của cha mẹ cũ. Luật đặt ra theo cùng một nghĩa và vì những lý do tương tự, liên quan đến con trai riêng và con trai nuôi, theo cùng một tinh thần, nó đặt ra các mức độ khác nhau của mối quan hệ và quy tắc các quyền đối với sự thừa kế, đó là, không phải theo dòng dõi, mà theo quyền tham gia thờ cúng gia đình.

    Trong mỗi thế kỷ và ở mỗi quốc gia, các điều kiện sống này được thể hiện bằng các huấn lệnh ít nhiều truyền nối, quy định hoặc cấm các loại hành động như vậy. Khi cá nhân nghĩ về một trong những huấn lệnh này, anh ta cảm thấy bắt buộc; khi anh quên, anh hối hận; xung đột đạo đức là cuộc đấu tranh nội tâm giữa những huấn lệnh phổ quát và mong muốn cá nhân.” Ở An Nam, những điều kiện sống còn này là sự tiếp nối của thờ phượng và gia đình, việc tuân thủ các nghi lễ, duy trì quyền lực gia trưởng. Huấn lệnh chung là tôn trọng truyền thống, tôn giáo và thẩm quyền xuất phát từ đó.

Do đó, ở An Nam, đó không phải là lương tâm chỉ ra cho con người nhận biết nghĩa vụ của mình và giao quyền hạn cho họ; đó không phải là trái tim hướng dẫn hành vi của họ, để dựa vào đó mà họ hành động; nhà đạo đức An Nam không bao giờ nghĩ ra ý tưởng về sự tốt lành, công bằng, sự thật tuyệt đối. Cái chủ đạo có quyền lực tuyệt đối, chỉ một mình đã có thể chỉ huy với tư cách tối thượng mà tất cả phải luôn luôn tuân theo, đó là truyền thống, tôn giáo, thẩm quyền, luật pháp, khuôn phép.

    Đạo đức An Nam không khởi từ nội tâm, không xuất phát từ ý thức; “Nghĩ hay hành động theo bản ngã là một tội ác”; luật đạo đức, đó là nghi lễ, tập tục, tôn giáo; đức hạnh, đó là sự hoàn thành chu đáo các nghi lễ, tiêu chí tốt đẹp tuyệt đối, đó là quá khứ. Các nhiệt tình tự phát, khuynh hướng tự nhiên, các cử chỉ hào phóng bị kìm nén, biến dạng bởi khuôn mẫu cứng nhắc đóng khuôn tâm hồn An Nam. 
www.delcampe.net

Trong một môi trường đa thê, trong một cộng đồng cực kỳ rộng lớn, trẻ có thể bị tách khỏi người mẹ tự nhiên của mình nếu mẹ là người vợ thứ, hoặc là góa phụ, là người mẹ tái hôn; hơn nữa, được quen thấy ở cha mình là một người chủ đôi khi đáng sợ, có quyền áp đặt sống chết lên nó, một quan tòa khiếp đảm, một tư tế đáng kính, một tổ tiên sẽ trở thành thần, đối với cha mẹ mình đứa trẻ chỉ có thể nhận thấy một cảm giác hòa lẫn giữa sợ hãi, giữ ý, tôn trọng. Thay vì nghe theo mệnh lệnh tự nhiên của con tim, cảm xúc này sẽ bị áp đặt bởi truyền thống, bởi lý lẽ; nó sẽ không còn là một sự trìu mến tự nhiên lẽ ra phải được tự do triển nở, mà là một nghĩa vụ tôn giáo, bức thiết, tất yếu. Ở An Nam không có tình hiếu thảo, chỉ có đạo hiếu.
cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Khi mối quan hệ của đứa trẻ mở rộng, tình cảm của nó mang đến cho những người khác cũng chính là sự cẩn trọng và lạnh lùng. Cảm xúc yêu mến sẽ không nảy nở mãnh liệt như ở các dân tộc phương Tây. Ngay khi còn thiếu niên, nó không biết nụ hôn của mẹ,trưởng thành, nó sẽ bỏ qua những tình cảm cao hơn xuất phát từ tình hiếu thảo: tình yêu đồng bào, tình yêu tổ quốc, tình nhân loại. Sự cởi mở của nó bị tổn hại, sự thăng tiến của nó bị nhốt trong những giới hạn xác định là gia đình. Không có gì tồn tại, cũng không thể tồn tại ngoài vòng hạn chế này.

Cũng như nó không biết làm thế nào để nới rộng một quả cầu lớn hơn so với gia đình, tình cảm của nó, hay cái được gọi là như vậy, người An Nam bất lực trong việc tách rời khỏi tập thể gia đình cái cá tính của họ, tính cách đạo đức của họ; họ không biết cách tự tách khỏi gốc rễ, tự trổ nhánh riêng để nhận thức bản thân. Nền văn minh An Nam sẽ còn đóng băng vĩnh viễn khi không lưu hành trong đó ý tưởng chủ đạo về tôn trọng con người. “Niềm tự hào được tán dương”  Đạo đức lạnh lùng và nghiêm trang này, không sôi nổi, không có tình yêu đại lượng, không có tưởng tượng cao siêu, rất phù hợp với tính khí uể oải của chủng tộc; có lẽ sẽ tốt hơn khi nói rằng cái đó chỉ đơn giản là biểu hiện của chính họ.
cuộc sống người Việt vào thập niên 1930


https://nguyenvantuan.info/2019/09/13/doc-sach-tam-li-dan-toc-an-nam/