Tâm động - Tâm tĩnh - Tâm định - Tâm không
Bốn bước đi của người tu tập để tới Vô thường ....
Bốn bước đi của người tu tập để tới Vô thường .
1. Đa số con người đang giai đoạn Tâm động, cuốn theo cuộc sống vật chất với nỗi lo cơm áo gạo tiền, xa hơn là lo gia đình ,nhà xe rồi sự nghiệp công danh .... Giai đoạn này con người đang bị tâm tham dẫn dắt, dễ nhận thấy là tham danh tham lợi tham tình . Rồi đúng thời điểm , bạn muốn thoát ra vòng xoáy hỗn độn , thoát khỏi mê trận cuốn bạn đi bao lâu nay . Bạn đã chạm tới bước 2 .
2. Để tâm tĩnh, có nhiều Pháp , phổ biến là thiền, yoga, khí công, tụng kinh ,trì chú .. hay đi dạo hoặc nằm dài ra nghe nhạc cũng là 1 trong vạn cách để tâm tĩnh lại . Lúc đó tâm ma vẫn liên tục đẩy suy nghĩ, ảo cảnh hoặc tự nhiên tạo cảnh thử thách để khiến tâm ta động lại . Để tĩnh được, ta sẽ chọn nơi không xô bồ náo nhiệt để tâm tĩnh hơn như lên chùa, sống ở cốc, lên non cao , đi dạo trong rừng hoặc đơn giản là 1 góc nhỏ cho riêng mình . Lúc này tâm tĩnh hơn thật . Và tâm tĩnh thì tuệ mở pháp mở .Đây là tâm tĩnh có điều kiện , như mặt hồ không gợn sóng ta thấy rõ mọi thứ bên trong nhưng mặt hồ xao động thì bùn đất lại nổi lên và đâu vào đó . Tâm tĩnh chỉ là cái động nó tạm lắng chứ vẫn còn đó , vào cảnh lại nổi lên ngay và đôi lúc nó bộc phát mạnh mẽ hơn lúc trước.
3. Cảnh giới Tâm định này tuy khó mà dễ , nằm ở sự kiên trì ở mỗi người . Tâm chúng ta hay vạn vật đều mang tính nhị nguyên/hai nữa đối lập/hai mặt của 1 thuộc tính ...ta gọi tắt là tâm sáng - tâm tối . Khi tĩnh tâm, ta dễ dàng nhận ra nhưng khi cảnh đến người đến ta hay bỏ qua . Như các thầy tu ở chùa thì được, về lại cuộc sống là lơ ngơ ngay . Như hít thở chậm điều hoà trong thiền,yoga..vậy , vào việc ta cắm đầu làm, cảnh đến ta bận xử lý chứ thời gian đâu mà hơi thở điều hoà . Vì cuộc sống thực tế nó khác với lý thuyết , lý thuyết nó màu xám là vậy .Định tâm là ta lăn xả vào cuộc sống, cảnh đến người đi , áp lực bủa vây ta vẫn vậy . Ta xem những tâm nào đang động và ta chọn tâm nào để giải quyết . Nhớ là Định tâm Sáng để sống, để xử lý công việc hoàn cảnh . Chứ tâm tối nó sẵn đó, lúc nào cũng sẵn sàng làm chủ ý - khẩu - hành động của chúng ta . Ta nhận diện tâm sáng - tối được rồi thì ta định lại tâm sáng mà sống mà hành động .Cảnh giới này Tuệ mở và Pháp lực cao hơn .
4 . Tâm không, cảnh giới cao nhất mà người tu đạt đến khi trãi nghiệm đủ cảnh đủ bài học , nhìn thấu vạn vật , quy luật đất trời ..Tuệ và Pháp đạt mức vô hạn vô tận .
Đôi lời chia sẽ từ Trần Vỹ Thông .
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất